Triệu Húc giận dữ:
- Cao Ly bọn chúng muốn làm gì đây, nhân cơ hội đến cướp địa bàn của chúng ta sao?
Phạm Ninh trầm giọng nói:
- Mâu thuẫn giữa Cao Ly và nước Liêu cũng đã lâu, hai bên đã nhiều lần xảy ra chiến tranh, nguyên nhân gây ra chính là lúc người Khiết Đan tiêu diệt Bột Hải, lượng lớn quý tộc Bột Hải chạy trốn sang Cao Ly, họ một lòng muốn phục quốc, Cao Ly liền muốn lợi dụng sự mong muốn phục quốc của bọn họ, để mở rộng địa bàn về phía đông bắc, nước Liêu cũng đối chọi gay gắt, không cho bọn họ cơ hội, lần này nước Liêu diệt vong, Cao Ly chắc là muốn nhân lúc chúng ta không hiểu rõ tình hình về địa bàn cũ của nước Bột Hải, hòng chiếm lĩnh mảnh đất này.
- Cái cớ của bọn họ chính là khôi phục lại nước Bột Hải?
- Có lẽ là vậy!
Triệu Húc hít một hơi thật sâu, ánh mắt sắc bén:
- Quân Tống đã phải hi sinh bao nhiêu tướng sĩ mới đoạt được Liêu Đông, bọn họ tưởng rằng nói vài câu là có thể chiếm được một nửa mảnh đất đó ư?
- Bệ hạ, người nước Bột Hải chúng ta hãy đặt xuống trước, nếu thực sự không được thì dời bọn họ ra ngoài biển cũng được, nhưng đối với loại vô lại như Cao Ly, cần phải đánh cho một trận tơi bời, giống như Đam Châu vậy, phải đánh cho bọn chúng thật đau, bọn chúng mới không dám nảy sinh ý nghĩ xằng bậy nữa.
Triệu Húc gật đầu:
- Vậy thì theo ý của ái khanh, chúng ta nên ứng phó thế nào?
- Nếu như vi thần đoán không sai, Cao Ly sẽ phái sứ giả tới, bệ hạ hãy giữ chân sứ giả, tranh thủ thời gian, vi thần sẽ dùng kế sách vây Ngụy cứu Triệu, dẫn mười vạn đại quân từ đường biển đánh vào Khai Kinh của Cao Ly, ép bọn họ phải quay lại cứu kinh thành.
Triệu Húc trầm ngâm một lát nói:
- Mười vạn đại quân có ít quá không?
- Bệ hạ, đội đầu tiên là mười vạn quân, một khi đại quân đứng vững ở Cao Ly, thì mười vạn đại quân của đội thứ hai sẽ chạy tới.
- Vậy việc viện trợ phải làm sao?
- Bệ hạ đã quên đảo Thân Di rồi sao? chúng ta có lương thực vật tư ở đảo Thân Di, đủ để cung cấp cho lần phát động chiến tranh lần này của chúng ta.
Triệu Húc gật đầu, y còn phải tiếp nhận triều bái của các bộ lạc trên thảo nguyên ở Thượng Kinh, không thể phân thân, chỉ có thể ủy thác Phạm Ninh thay y đi dạy cho Cao Ly một bài học.
Phạm Ninh lập tức dẫn mười vạn kỵ binh và mười vạn bộ binh vội đến vùng giáp biển của Bột Hải, chuẩn bị phát động trận chiến đột kích vào Cao Ly.
Hành động lần này của Cao Ly rất đường đột, nhưng cũng là tất yếu, người Cao Ly thèm muốn đất đai cũ của nước Bột Hải đã lâu, vì lí do đó mà đã có ba lần chiến tranh với nước Liêu.
Mà lần này nước Liêu bị diệt, Cao Ly thấy cơ hội đã đến, nhân lúc triều Tống còn chưa hiểu rõ tình hình của Liêu Đông, liền đem mấy chục vạn người nước Bột Hải đang ở trong nước dời qua đó, khôi phục lại đất nước, làm thành chuyện đã rồi.
Mà những quý tộc muốn khôi phục lại nước Bột Hải này hầu như đều là con rối của Cao Ly, vậy thì nước Bột Hải mới được khôi phục tất nhiên cũng sẽ là một nước phụ thuộc vào Cao Ly, vài năm sau sẽ sáp nhập vào Cao Ly.
Thiên tử của Cao Ly hiện giờ là Vương Huy, ông ta từng phái sứ giả tới triều Tống, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với Tống Thần Tông.
Ông ta đã gần sáu mươi tuổi, từ trước giờ luôn cẩn thận, việc phái binh sĩ hộ tống mấy chục vạn người Bột Hải về địa bàn cũ của nước Bột Hải lần này, thực ra không phải ý của ông ta, ông ta vốn dĩ muốn thương lượng với triều Tống trước, sau khi được triều Tống đồng ý, mới đưa người Bột Hải trở về.
Nhưng thái tử Vương Huân và quyền thần Lý Tử Uyên đều phản đối, lí do của bọn họ rất đầy đủ, quân đội Bột Hải trước giờ vẫn luôn đi theo Khiết Đan chiến đấu với quân Tống, hiện giờ nước Liêu bị tiêu diệt, triều Tống sao có thể cho phép khôi phục lại nước Bột Hải, huống hồ mấy chục vạn người nước Bột Hải muốn gây dựng đất nước này lại có mối quan hệ vô cùng mật thiết với Cao Ly, triều Tống sẽ càng không đồng ý.
Nếu như sau khi bị cự tuyệt mà tiếp tục dựng nước, ngược lại càng không tốt, không bằng để gạo nấu thành cơm trước, trừ phi triều Tống đuổi cùng giết tận mấy chục vạn người nước Bột Hải, nếu không bọn họ cũng chỉ có thể chấp nhận sự thật.
Vương Huy cuối cùng cũng chấp thuận phương án của Lý Tử Uyên, phái quân đội hộ tống mấy chục vạn người nước Bột Hải về cố quốc, để bọn họ gây dựng lại đất nước ở nơi đó, đồng thời, Vương Huy cũng phái sứ giả đến Thượng Kinh, dùng thái độ cực kì cúi mình nói rõ nguyên nhânvà hậu quả với Đại Tống.
Chẳng qua là nước Bột Hải đã bị quân Liêu bạo ngược tiêu diệt, mười vạn người vượt qua sông Áp Lục, sinh sản duy trì nòi giống, đã qua năm đời, nhân số đã lên đến năm mươi vạn, nhưng bọn họ trăm năm nay ngày ngày nhìn về quê hương than khóc, hiện giờ nước Liêu đã bị diệt, mấy chục vạn người vẫn ngày đêm nhớ đến quê hương, đã nhiều lần khóc ra máu để bày tỏ nỗi lòng, thần không nhẫn tâm đi ngược luân lí đạo trời, liền cho phép bọn họ rời khỏi nước Liêu, mong bệ hạ rộng lòng nhân hậu đối đãi bọn họ, vân vân…
Ý đồ của ông ta là dùng thủ đoạn làm xáo trộn sự thật, lợi dụng trái tim nhân ái của thiên tử triều Tống, để thực hiện ý đồ thâu tóm nước Bột Hải của Liêu quốc.
Rời khỏi Đam Châu, đội thuyền tiếp tục di chuyển về phía Đông, xuyên qua đảo Đối Mã, men theo bờ biển phía bắc nước Nhật Bản di chuyển, sau nửa tháng thì tới Côn Châu, có điều Phạm Ninh không dừng lại ở Côn Châu, mà tiếp tục đi về phía Bắc, hắn phải đến Kình Châu, hắn đại diện cho thiên tử, tham gia nghi lễ mở thành của huyện đầu tiên ở Kình Châu.
Kình Châu chính là đảo Sakhalin ngày nay, có số ít người Côn tộc sống ở đây, chủ yếu có ba bộ lạc, tất cả có hơn hai nghìn người, người Côn tộc ở trên Côn Châu rất giản dị chất phác, có mối quan hệ vô cùng mật thiết với trú quân ở Kình Châu, hay dùng thú săn, ngọc trai, san hô để đổi lấy lương thực và vật dụng hàng ngày, thậm chí còn có mấy tên binh sĩ cưới người Côn tộc làm vợ.
Kình Châu chủ yếu là sản xuất đồ gỗ và vàng cát, đặc biệt có nhiều tùng đỏ và gỗ hổ phách quý giá hiếm có, việc xây dựng huyện ở Kình Châu trước giờ vẫn là ý nguyện của Phạm Ninh, nhưng quyết định cuối cùng của triều đình vẫn là đem Kình Châu sáp nhập vào Côn Châu, đổi thành phủ Côn Châu, đổi tên Kình Châu thành đảo Kình, tạm thời không có kế hoạch thành lập huyện, chỉ thành lập một thị trấn có hai trăm hộ gia đình ở phía đối diện eo biển Côn Châu, trở thành nơi quân dân đóng trú lâu dài ở đảo Kình.
Nhưng triều đình lại thành lập một thành Bình Di ở phía đối diện cửa biển Hắc Thủy ở Kình Châu.
Thành Bình Di là một toà quân thành, nhưng mà diện tích của nó chỉ tương đương với một tòa thành bậc trung, sau khi quân Tống thu phục Liêu Đông, một vạn quân đội đóng ở thành Bình Di sẽ rút khỏi Kình Châu, chỉ giữ lại một nghìn quân cùng với người nhà của bọn họ trú ngụ lâu dài ở Kình Châu, thời cơ thành lập huyện đã chín muồi.