Nếu không có thể bị quan giám khảo chú ý, cho một lời bình luận không tốt, sẽ ảnh hưởng đến quan thẩm bài đánh giá bài thi.
Thi Giải có rất nhiều khâu nhỏ, nếu không cẩn thận sẽ trúng chiêu, mỗi thí sinh đều cần phải thật cẩn thận từng li từng tí, từ mức độ này mà nói, thi Giải so với một trận chiến tranh còn làm cho người ta lo lắng hơn.
Lúc này, quan giám khảo bắt đầu phát bài thi, mỗi người bốn tờ giấy, trong đó hai tờ giấy thi chính thức, hai tờ khác là giấy nháp.
Hôm nay là ngày thi Giải đầu tiên, thi văn nghị luận, ngày mai thi đối sách văn, rồi ngày sau đó thi mặc kinh và thơ.
Thời gian đều như nhau, bốn canh giờ, trong đó văn nghị luận không thể ít hơn nghìn chữ, còn đối sách văn không thể ít hơn một nghìn năm trăm chữ.
Ngọn nến đã tắt rồi, bỏ vào trong giỏ, Phạm Ninh không chút lo lắng bắt đầu mài mực, kiên nhẫn chờ đợi tiếng chuông vang lên chính thức bắt đầu thi.
"Tùng tùng"
Tiếng chuông trầm thấp vang lên, thi Giải Đại Tống Hoàng Hữu năm thứ hai rốt cục đã bắt đầu.
Đám sĩ tử trước tiên cầm bút viết tên, quê quán và số trường thi của mình lên bài thi, lại viết số quyển lên góc trên cùng bên trái.
Lúc này có tiếng chuông "Leng keng! Leng keng!" truyền đến, âm thanh này làm cho từng sĩ tử đều phải ngừng thở, đây là âm thanh báo đề, đề chỉ xuất hiện một lần, thấy không rõ liền rung chuông, nhưng như vậy tất sẽ khiến cho quan giám khảo không vui.
Tiếng chuông tới trước mặt Phạm Ninh, binh lính xuất hiện, gã giơ một tấm bảng, trên tấm bảng chính là đề thi văn nghị luận hôm nay.
"Xuân Thu vô nghĩa chiến"
Quả nhiên giống với ký ức trong đầu mình, không có sai lệch, Phạm Ninh nhẹ nhàng thở ra, cầm bút viết lên trên bản nháp đề thi văn nghị luận hôm nay "Xuân Thu vô nghĩa chiến".
Đây là một câu trong "Mạnh Tử. Tận tâm"
Mạnh Tử viết: "Cuộc chiến thời Xuân Thu là chiến tranh vô nghĩa. Nước này mạnh hơn nước kia mà thôi. Chinh phạt là kẻ trên đánh kẻ dưới, các nước chống lại nhau không phải là chinh."
Sơ lược ý của đoạn văn này là nói, thời Xuân Thu không có chiến tranh hợp đạo nghĩa. Nhiều nhất cũng chỉ là một nước đấu với một nước thì tốt hơn một chút.
Về việc lý giải đoạn văn này của Mạnh Tử thế nào, vẫn có các loại chú thích.
Tôn Tử trong "Tôn Tử binh pháp" khúc đầu đã chỉ ra "Chiến tranh là vấn đề rất hệ trọng của một nước. Sống hay chết, còn hay mất nằm ở việc hiểu nguyên tắc chiến tranh, nên không thể không nghiên cứu cho tường tận."
Phạm Ninh lại nghĩ tới lời của Chu Hi trong "Tứ thư tập chú" lý giải đoạn văn này.
"Xuân Thu" chuyện mỗi chư hầu chiến phạt, tất phải mỉa mai giáng chức, là tội tự ý phát động, không có nghĩ tới việc hợp với chính nghĩa không mà làm. Nhưng trong những người giỏi thì cũng có, như sư Triệu Lăng cũng vậy.
Tuy nhiên từ góc độ cá nhân của Phạm Ninh, hắn cũng không phải quá tán thành lời nói này của Mạnh Tử.
Không có Xuân Thu hỗn chiến, làm sao lại có Chiến quốc thất hùng? Không có chiến quốc thất hùng, làm sao lại có triều Tần thống nhất? Không có nền tảng đại thống nhất, làm sao có thể có Trung Quốc lại một lần nữa quật khởi?
Lịch sử tự có quy luật của nó, nếu như mọi người đều tuân theo nghĩa mà không chiến, các nước chư hầu duy trì hòa khí hai nghìn năm, vậy Trung Quốc hậu thế chính là một mảnh chia năm xẻ bảy.
Theo lịch sử thuyết duy vật mà nói, Xuân Thu thật sự là cuộc chiến vô nghĩa, nhưng loại chiến tranh này lại nhất định phải có.
Không tán thành thì không tán thành, nhưng Phạm Ninh vẫn muốn tuân theo đại nghĩa, viết một bài thi văn nghị luận có thể làm cho hắn được điểm cao.
Tác phẩm này Phạm Ninh đã chuẩn bị lâu rồi, suy nghĩ một chút, Phạm Ninh viết văn nghị luận của hắn ở trên bản nháp.
Tuy rằng văn nghị luận triều Tống không hề câu nệ về quy cách giống như văn bát cổ thời Minh Thanh, nhưng ở trong khoa cử, bình thường đều sẽ vạch rõ tôn chỉ, trực tiếp trình bày quan điểm của mình.
Đây cũng là không có cách nào, quan thẩm bài phải đối mặt với ngàn vạn bài thi, bình thường sẽ không quá kiên nhẫn cẩn thận giúp ngươi cân nhắc, bình thường nhìn đến một nửa, thí sinh còn đang dài dòng văn tự, nói lung tung, loại bài thi này liền trực tiếp bị phán án tử hình.
Nhất định ở hai ba câu mở đầu đã phải bắt được ánh mắt của quan thẩm bài.
Trước đó Phạm Ninh chuẩn bị ít nhất ba phương án, hắn vẫn không đưa ra được chủ ý, giờ khắc quyết định cuối cùng, dùng chú giải Chu Hi để làm mở đầu của mình.
"Xuân Thu vô nghĩa chiến"
"Xuân Thu" việc mỗi chư hầu chiến phạt, tất phải mỉa mai giáng chức, tội tự ý phát động, không có nghĩ đến hợp với chính nghĩa không mà làm.
Nhưng ở trong những người giỏi này, có sư Triệu Lăng là cũng vậy.
Ông cho rằng chiến tranh chính nghĩa, nhất định là người tuân lệnh của Thiên tử. Các nước đối nghịch tranh chấp, thì không phải đúng đắn.
Người ta gọi là sư, cớ gì phải là nghĩa?
"Xuân Thu" tôn ý của vua, mà Mạnh Tử lấy chiếu đương thời mà thuật lại.
Cái viết, "Xuân Thu" người cũng vậy,"Xuân Thu" Giả Lỗ Sử lấy vương pháp, dẹp loạn thế mà chính là ngược lại, như vậy mà thôi.
***
Phạm Ninh hành văn liền mạch lưu loát, viết một mạch được hơn một nghìn năm trăm từ, dừng bút lại, hắn ước đoán thời gian đã tiêu tốn, không ngờ chỉ dùng hơn nửa canh giờ, điều này làm cho Phạm Ninh có chút đắc ý.
Nhưng hành văn liền mạch chỉ là sáng tạo, muốn viết thành một tác phẩm tốt, nhất định phải không ngừng sửa chữa, tinh luyện, qua muôn ngàn thử thách mới có thể thành công.
Phạm Ninh lại thầm quyết tâm, cân nhắc đắn đo từng chữ từng chữ một.
***
"Đang! Đang! Đang!"
Tiếng chuông vang lên, thời gian nghỉ trưa tới rồi, binh lính bắt đầu phát bữa trưa cho mỗi gian phòng.
Bữa trưa vô cùng đơn giản, mỗi người hai cái bánh bao nhân thịt củ cải, một bát canh rau.
Đây cũng là điểm Khảo Thí Viện khiến cho người khác chỉ trích nhất, bữa trưa này ở bên ngoài nhiều nhất bán tám đồng tiền, cho dù ba phần cũng mới có hai mươi mấy đồng tiền, nhưng Khảo Thí Viện không ngờ thu mỗi người tiền cơm trưa là một trăm đồng tiền.
Không tránh được làm cho khoa cử thiêng liêng bị dính một chút mùi tiền.
Giữa trưa cũng chính là lúc thí sinh không bị hạn chế rung chuông, không ngừng có tiếng chuông báo danh vang lên, yêu cầu đi nhà vệ sinh.
Quan giám khảo mặt không chút biểu cảm nhìn chăm chú vào từng học sinh báo danh ra vào.
Lúc này, chuông phòng số 24 vang lên, một tên binh lính chạy tới, không lâu sau, binh lính lại chạy đến trước mặt quan giám khảo nhỏ giọng nói:
- Thỉnh cầu khảo quan đến xem!
Quan giám khảo nhướn mày, lại có vấn đề gì, giấy thi không đủ, hay là bút mực không đủ?
Gã bước nhanh đi đến trước cửa phòng thi số 24, chỉ thấy thí sinh bên trong đang dùng mảnh dán tên cẩn thận dán sát lên hàng tên.
- Ngươi muốn làm gì?
Quan giám khảo có chút mất hứng hỏi.
- Khởi bẩm khảo quan, học sinh xin nộp bài thi!
- Nộp bài thi?
Quan giám khảo lập tức ngẩn người ra:
- Bây giờ nộp bài thi có phải là quá sớm không?
Phạm Ninh thản nhiên nói:
- Học sinh sớm đã làm xong rồi, vẫn đang chờ qua chính Ngọ, bây giờ chắc là có thể nộp bài thi rồi.
Tiếng chuông nghỉ trưa vang lên chính là chính Ngọ, dựa theo quy định, qua chính Ngọ học sinh có thể nộp bài thi.