Đại Tống Siêu Cấp Học Bá (Dịch Full )

Chương 234 - Chương 233

dai tong sieu cap hoc ba
Chương 233
 

Cùng lúc đó, tiếng chiêng trong Thẩm Quyển Viện đang chấm bài thi Giải cũng nhanh chóng được gõ vang.

Những vị quan có thẩm quyền tham gia chấm bài thi tổng cộng hơn ba mươi người, đến từ phủ học và huyện học các huyện, đều là những giáo thụ có kinh nghiệm phong phú, ví dụ như giáo thụ Trương Nhược Anh của huyện học huyện Ngô cũng tham gia chấm bài.

Quan chủ khảo là Trưởng sử Chu Chấn đến từ Tề Châu, Phó chủ khảo kỳ thi gồm hai người, một người là giáo thụ Trương Hiến của phủ học Bình Giang, người còn lại là giáo thụ chủ tọa Tề Ung của phủ học.

Tổng cộng có hai ngàn bảy trăm tám mươi bài thi, trong đó có năm mươi cuốn là bài thi của Đồng tử.

Dựa theo quy tắc chấm bài do triều đình định ra, bất luận bài thi nào cũng đều phải có hai quan thẩm cuốn xét duyệt chéo, đồng thời cũng phải viết rõ ý kiến chấm bài của mình.

Nếu ý kiến của hai người không nhất trí thì sẽ do người thứ ba thẩm hạch lại, nhưng nếu ý kiến của hai người khác nhau quá nhiều, thì nhất định phải giao cho quan chủ khảo thẩm định.

Dựa theo quy trình bình thường, vòng thứ nhất sẽ loại ra bảy phần mười số bài, đầu tiên là về thư pháp, tiếp theo là xem có đúng sách văn hay không, tiếp nữa là đến văn nghị luận, cuối cùng mới là bình thẩm thơ và mặc kinh.

Nếu như không qua cửa thư pháp vậy sẽ trực tiếp bị đào thải, dù cho có thi tốt đến đâu cũng không được, dưới cái nhìn của văn nhân triều Tống, nếu như ngay cả viết chữ cũng không được, vậy thì còn nói gì đến làm văn nhân.

Cho nên học sinh Tống triều đã bắt đầu luyện thư pháp ngay từ lúc học vỡ lòng, dường như ai ai cũng đều khổ luyện suốt mười năm.

Vòng thứ hai lại tiếp tục loại bỏ thêm một nửa số bài thi nữa, chỉ để lại ba trăm bài giao cho hai phó chủ khảo và quan chủ khảo, cả ba vị quan cùng nhau chấm bài, rồi lại tiếp tục loại đi hai trăm bài, một trăm bài thi còn lại sẽ do đích thân quan chủ khảo chấm.

Quan chủ khảo lại loại đi một nửa số bài trong đó, năm mươi cuốn còn lại cuối cùng chính là bài thi của cử nhân năm nay, đến lúc đó có thể trải Hồ danh*, sao danh sách, rồi giao danh sách cho Tri phủ Bình Giang.

* tờ giấy dùng để viết danh sách những sĩ tử trúng cử trong cuộc thi thời xưa.

Nếu như Tri phủ không có ý kiến gì thì sẽ chính thức yết bảng.

Về phần bảng xếp hạng đồng tử thì lại tương đối đặc thù, quan thẩm bài cũng chấm bài như bình thường, nhưng không loại bỏ bài thi nào, năm mươi bài thi trước tiên sẽ được sao ra một cuốn riêng rồi sau đó mới chấm, để phòng ngừa quan chấm bài sẽ nhận ra bút tích.

Sau đó toàn bộ bài chấm lần 1 sẽ giao cho hai phó chủ khảo chấm lại, sau khi hai phó chủ khảo ký tên chính mình lên đó, cuối cùng mới giao lại năm mươi bài thi đó cho quan chủ khảo, quan chủ khảo chọn ra mười người trong số đó, các quan chấm bài sẽ bỏ phiếu chọn ra năm người trúng cử.

Sở dĩ việc chấm bài thi của đồng tử khá phức tạp chủ yếu là ở chỗ cuộc thi đồng tử có liên quan rất lớn đến ích lợi của quan phủ các huyện, không thể quá mức qua loa được, cứ chiếu đúng theo quy trình chấm bài như trên, trên cơ bản quan phủ các huyện đều có thể tâm phục khẩu phục.

- Trương giáo thụ, ông thử đọc bài thi này xem!

Quan chấm bài Nhạc Thanh đưa một bài thi cho Trương Nhược Anh xem, Nhạc Thanh là giáo thụ chủ tọa của học huyện Thường Thục, ông và Trương Nhược Anh cùng một nhóm chấm bài.

Bận rộn suốt một ngày, không biết đã phải xem tổng cộng bao nhiêu bài thi, hai người đều cảm thấy có phần mệt mỏi quá sức rồi.

Trương Nhược Anh nhấp một ngụm trà, rồi nhận lấy bài thi trong tay Nhạc Thanh, liếc mắt thấy được dòng chữ đề trên bài thi, liền cười cười:

- Là bài thi của đồng tử?

Nhạc Thanh gật đầu:

- Những đứa trẻ tham gia cuộc thi đồng tử năm nay không hề đơn giản đâu! Thực lực đều rất mạnh, bài thi này mà xếp ở nhóm bài của các sĩ tử bên kia cũng không hề kém hơn chút nào, ít nhất cũng có thể nằm trong ba người đứng đầu.

- Hả? Lợi hại vậy sao.

Trương Nhược Anh cũng cảm thấy có chút hứng thú, ông nhận lấy bài thi đọc kỹ, thứ thấy đầu tiên chính là văn nghị luận.

Việc mỗi chư hầu "Xuân Thu" chiến phạt, tất lại tăng thêm châm biếm chế giễu, lấy cái danh khởi binh vấn tội, mà không hề nghĩ đến xem có thích hợp với nghĩa lý không.

- Hay! Nhận xét rất thấu triệt.

Câu đầu tiên đã khiến Trương Nhược Anh đập bàn khen ngợi trầm trồ, mấy giáo thụ xung quanh đều bị hấp dẫn, cùng quay đầu nhìn sang, cười hỏi:

- Trương giáo thụ, đọc được bài văn nào hay rồi sao?

Nhạc Thanh cười cười, trả lời giùm Trương Nhược Anh:

- Là bài thi của đồng tử, cũng khá đặc sắc!

Mấy vị giáo thụ khác cũng đều cảm thấy vô cùng hứng thú.

- Thí sinh đồng tử quả nhiên là lợi hại, nếu như bọn chúng tham gia cuộc thi của người trưởng thành, vậy những thí sinh này ít nhất cũng phải chiếm một nửa số danh ngạch cử nhân, không hổ là thiếu niên thiên tài mà các huyện chọn ra.

Trương Nhược Anh không rảnh trả lời, ông lại lật sang một trang mới, nhanh chóng nhìn lướt qua một lượt, trái tim không ngừng nảy lên "thình thịch", trong bài thi đang nói đến ảnh hưởng của Thanh Miêu Pháp đối với nông dân tại Ngân huyện.

Trương Nhược Anh rất rõ ràng đám người Phạm Ninh chính là được đến Ngân huyện du học, bài thi này rất có khả năng chính là của một trong ba người Phạm Ninh, Tô Lượng và Đoàn Du.

Đoàn du có thể loại trừ, phong cách viết văn của Đoàn Du thường khá nhẹ, bài thi này không phải phong cách của Đoàn Du.

Văn chương của Tô Lượng thì thanh thoát đại khí, cách hành văn cũng tương xứng, nhưng tài học thì không thể viết ra được một bài văn nghị luận với trình độ cao như vậy, hơn nữa ngôn từ Tô Lượng sử dụng cũng rất sắc sảo, giống như một cây mâu vô cùng sắc bén vậy.

Phạm Ninh thì dày dạn hơn nhiều, văn chương của Phạm Ninh không chỉ có hơi thở được tinh luyện, hơn nữa còn có lối suy nghĩ chặt chẽ, cẩn thận, khiến người khác không tìm ra được kẽ hở.

Trương Nhược Anh lại mở đến phần làm thơ, lại là phong cách nhà nông tươi mát, đây gần như chính là chiêu bài của Phạm Ninh rồi.

Trên cơ bản Trương Nhược Anh có thể phán đoán ra được đây chính là quyển thi của Phạm Ninh.

Trương Nhược Anh gật gật đầu, khen ngợi:

- Nếu bài thi này có thể tham gia cuộc thi của nhóm người trưởng thành, có thể đạt được giải Nguyên.

Ông cầm bút viết lời nhận xét của mình: Bài văn có loại khí thế thâm nghiêm mạnh mẽ, như thành trì vững chắc, không gì có thể xâm phạm, có thể nói là một tác phẩm tuyệt diệu.

Ngay sau đó liền cho điểm cao nhất: Thượng thượng giáp.

Nếu như là Triệu Tu Văn chấm bài, có lẽ ông sẽ khiêm tốn hơn một chút, cho điểm Thượng thượng là được rồi, nhưng ý thức cạnh tranh của Trương Nhược Anh rất mạnh mẽ, ông biết rằng chỉ cần mình hơi khiêm tốn một chút thôi là rất có thể sẽ khiến Phạm Ninh rớt khỏi bảng.

Chấm điểm dựa theo quy tắc của mình, cho điểm cao quá cũng không có gì không ổn.

Nhạc Thanh gật gù cười nói:

- Bài thi này không sai một chữ, đáng tiếc đây chỉ là bản sao, không nhìn được thư pháp thế nào, tuy nhiên từ nội dung quả thật cũng có thể được cho mức điểm "Thượng thượng giáp".

Bình Luận (0)
Comment