Phạm Ninh hai mắt tròn xoe:
- Minh Nhân, tiểu tử ngươi muốn nuốt trọn khối Điền Hoàng tốt nhất?
Minh Nhân đỏ bừng mặt:
- Không phải ta muốn giữ làm của riêng, chỉ có điều bán thì tiếc, chúng ta đào mấy trăm mẫu quặng mới tìm được ba khối đá Điền Hoàng tốt nhất, ta muốn tự mình giữ lại một khối, đến lúc đó khối lớn nhất nhất định là của đệ.
Phạm Ninh hứng thú:
- Đá Điền Hoàng loại tốt nhất là thế nào vậy, mau lấy ta xem với!
Phạm Minh Nhân mang ra một cái bao trong người, lấy ra một khối đá Điền Hoàng được bọc bằng nhiều tầng vải lụa, y mở từng lớp lụa một, cuối cùng một khối đá Điền Hoàng hiện ra. Phạm Ninh lập tức bị hấp dẫn bởi khối đá như hình quả trứng, màu vàng đậm, vừa nhìn là biết đó là đá Điền Hoàng loại cực phẩm nhưng nó nhẵn nhụi như son, trên mặt không một chút hoa văn hay một nét rạn, tỳ vết nào, quả thực là cực phẩm trong số cực phẩm.
- Hai cái này giá bằng nhau hả?
Phạm Ninh hỏi.
- So với khối này thì rẻ hơn chút nhưng chất lượng thì như nhau, đều từ một ổ đào được ba khối, phía trên còn có một tầng xác đá, sau khi bóc lớp đó ra thì mới phát hiện sự trân quý của nó.
Phạm Ninh trầm ngâm một chút nói:
- Vậy ba khối này để cho ta đi!
Minh Nhân lập tức kêu lên:
- Ba khối này đệ đều lấy đi, quá tham lam đó nha!
Y vừa dứt lời, Phạm Thiết Qua gõ nhẹ y một cái:
- Ngươi gấp cái gì, nghe A Ninh nói hết đã!
Minh Nhân ôm đầu lẩm bẩm:
- Ta nghĩ nên giữ lại cho con cháu làm đồ gia truyền, có gì không được chứ?
Phạm Ninh lắc đầu cười:
- Ta không phải muốn tảng đá của các huynh, bản thân ta cũng không phải loại người đó, đá Điền Hoàng loại cực phẩm này rất phù hợp để khắc ngọc tỉ. Một khi nó bị mọi người biết được thì hai khối còn lại trong tay các huynh sẽ thành vật chí bảo, trở thành tai họa cho con cháu huynh sau này, sẽ bị mọi người soi mói đó.
Phạm Thiết Qua dù gì cũng là người lớn tuổi, cũng hiểu được đạo lý thường dân cần phải thận trọng, ông vội vàng nói với đứa con:
- A Ninh nói đúng đó, loại chí bảo này chúng ta không thể giữ, giữ nó ngược lại còn gây họa, các con giao nó cho A Ninh để triều đình khắc nó thành ngọc tỉ thì nó mới phát huy tác dụng.
Minh Nhân bị Phạm Ninh và phụ thân thay nhau khuyên nên đành phải chấp nhận, trong lòng y vẫn suy nghĩ nếu sau này tìm được loại đá Điền Hoàng chí bảo này nữa y sẽ ỉm đi, không nói cho Phạm Ninh biết.
Phạm Ninh cẩn thận dùng vải bố đem đá Điền Hoàng gói kĩ vào, cũng chẳng biết lúc nào mới có cơ hội để nó thành ngọc tỉ.
Lúc này cửa mở ra, Tô Lượng từ bên ngoài mau tiến lại, áy náy chắp tay liên tục:
- Thật có lỗi! Thật có lỗi! Ta tới muộn.
Minh Nhân vừa thấy Tô Lượng liền vội vàng lao tới, lập tức kéo Tô Lượng sang một bên thủ thỉ:
- Tiểu Tô, nghe nói ngươi đã có hôn thê, sao không thấy dẫn tới đây xem thế nào?
Tô Lượng sợ nhất là anh em sinh đôi nhà này, tuy rằng Minh Lễ không ở kinh thành nhưng tên Minh Nhân này cũng đủ khiến y đau đầu.
Y trợn mắt nhìn Phạm Ninh, không cần phải nói, nhất định là do tên tiểu tử này nói ra.
- Ta mới mười hai tuổi, hôn thê cái gì, huynh đừng nghe Phạm Ninh nói hươu nói vượn.
- Sang năm là ngươi mười ba tuổi rồi, mười ba tuổi là có thể lấy vợ rồi, có thể hưởng thụ lạc thú của nam nhân rồi, ngươi không cần khiêm tốn!
- Minh Nhân, chớ nói nhảm!
Phạm Thiết Qua mặc dù như đang trách đứa con nhưng trong mắt ông hiện lên vẻ buồn cười, chẳng nhẽ tiểu Tô thật sự muốn thành hôn sao?
Tô Lượng giãy ra khỏi tay Minh Nhân, y không thèm để ý tới Minh Nhân, y ngồi xuống nói với Phạm Ninh:
- Ta vừa nghe được một tin, Phạm tướng quốc lại bắt đầu hồi triều, có thật không vậy?
Phạm Ninh gật đầu:
- Ta cũng nghe nói, được phong là Đại học sĩ, Lễ Bộ thượng thư.
Phạm Thiết Qua nghe nói tam thúc hồi triều làm quan, trong lòng mừng rỡ liền vội vàng hỏi:
- Văn điện Đại học sĩ và Lễ Bộ Thượng thư là chức quan gì?
Phạm Ninh cười nói:
- Hai chức quan này đều là quan lớn hàm nhị phẩm nhưng đều là hư danh, ta đoán thiên tử tạm thời không để ông nội quản một việc cụ thể nào, chủ yếu để bịt mồm những người phản đối thôi.
- Vậy Phạm công có được thăng quan không?
Đối với những người dân thấp cổ bé họng, việc họ quan tâm nhất là Phạm Trọng Yêm có được thăng quan hay không.
Phạm Ninh cười:
- Ông nội vốn thân phận là Tư Chính điện học sĩ, làm tri huyện Đặng Châu, Tư Chính Điện hàm tam phẩm, nay được thăng lên Văn Điện Đại học sĩ, hàm nhị phẩm, thăng lên một bậc.
Thực ra trong lòng Phạm Ninh cũng vô cùng xúc động, theo lịch sử ghi lại Phạm Trọng Yêm năm trước đảm nhiệm tri huyện Hàng Châu, sang năm điều về Thanh Châu rồi cuối cùng bị bệnh, một năm sau thì chết.
Nhưng cuối cùng Phạm Trọng Yêm không phải đi Hàng Châu mà trực tiếp quay lại kinh thành, không thể nghi ngờ, việc lịch sử thay đổi có liên quan tới vòng quay cuộc đời ông, không biết về già ông có được thành tựu nữa hay không?
…..
Sau khi Phạm Trọng Yêm nhận mệnh nhậm chức, ông bắt đầu đi Trình Đồng, đến kinh thành nhậm chức cũng mất ít nhất hai tháng nhưng khoa cử thi Tỉnh đã cận kề, cách khoa cử còn hai ngày, Lễ Bộ cho phép sĩ tử tới trường xem trước để quen thuộc vị trí trường thi.
Sáng sớm, Phạm Ninh, Tô Lượng và Lý Đại Thọ lên một xe bò đi tới quân doanh phía bắc ngoại thành, nơi này là Quân doanh phương Bắc, lúc nhiều nhất là nơi đóng quân của hai mươi vạn đại quân, quân doanh rộng gần vạn mẫu, nhìn xuống hơn vạn đỉnh lều lớn.
Năm Hoàng Hữu thứ hai, khoa cử thi Tỉnh được tổ chức trong quân doanh, gần mười vạn sĩ tử chia làm hai mươi trường thi, vì địa điểm thi quá lớn, từ đầu điểm thi đến cuối điểm thi cũng cách nhau hai mấy dặm nên để sĩ tử hiểu tình hình trường thi, căn cứ vào nơi thi để có thời gian xuất phát hợp lý.
Xe bò ra khỏi cửa Tân Phong Khâu, đi một lát đã thấy phía trước tinh kỳ phấp phới, dường như vô cùng náo nhiệt, phu xe nhìn ba người cười:
- Đây là Bắc đại doanh, khoa cử lần này tổ chức tại Bắc đại doanh, hôm trước đã mở cửa cho vào thăm, hôm nay là hạn cuối thăm, nghe nói đêm nay sẽ phân điểm thi.
- Hai ngày trước đã có nhiều người tới xem sao?
- Sao lại không nhiều, mỗi ngày đều có mấy vạn người tới, ta hôm nào cũng phải chạy bảy chuyến, các vị thi trường thi chỗ nào? Nói không chừng ta biết đó.
Phạm Ninh nói:
- Chúng ta có hai người thi ở trường thi Giáp, một người ở trường thi Đinh.
- Haha! trường thi Giáp còn có ba cái, cái thứ nhất là trường thi Giáp Đồng, thứ hai và ba là Giáp Nhị và Giáp Tam, trường thi Đinh nằm ở bên trong, nghe có vẻ gần nhưng thực ra cách nhau cũng khoảng bảy tám dặm.
- Tại sao lại có ba cái trường thi Giáp?
Tô Lượng không hiểu hỏi.
- Ai biết được! Các cậu nếu như là thi đồng tử thì chắc sẽ thi ở trường thi Giáp Đồng thứ nhất.
Tô Lượng vội vàng lấy phủ phiếu ra, lúc này y mới để ý, y thật sự thi ở trường thi Giáp Đồng, cách khá xa, y vẫn cho là mình thi ở trường thi Giáp.