Trước thi Tỉnh, Phùng Kinh chỉ là giải Nguyên của một châu, nhưng kinh thành có sáu trăm giải nguyên châu phủ, đường đường quốc trượng Trương Nghiêu Tá làm sao có thể vừa ý một giải nguyên?
Lùi lại ngàn bước, coi như Trương Nghiêu Tá coi trọng giải nguyên Phùng Kinh này, lúc y ghi danh đổi tên là Mã Lương, căn bản báo không được, làm sao chứng minh được trên thi Giải Ngạc Châu (tên gọi khác của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) mở ra là Phùng Kinh, y làm sao có thể đổi tên là Mã Lương, đây chính là đại kỵ khoa cử.
Nếu như chẳng qua là trên bài thi đổi tên là Mã Lương, vậy thì khi kiểm tra tiêu chuẩn không giống, cũng sẽ không được trúng tuyển.
Nếu như là thi Đình, lần nữa đổi tên là Mã Lương, không nói Lễ bộ có cho phép hay không, trong này liên quan tới tội danh lừa gạt thiên tử, làm sao có thể tuỳ tiện đổi tên.
Trương Nghiêu Tá bản lĩnh có thông thiên hơn nữa, lão ta cũng không dám động tay động chân ở kì thi Đình.
Cho nên trong lịch sử đại đa số chuyện dân gian về quyền quý trừng phạt cũng chỉ là nghe chút mà thôi, không thể xem là thật.
Huống chi Phùng Kinh thi đỗ trạng nguyên đã hai mươi chín tuổi, rất khó tưởng tượng người Tống hai mươi chín tuổi còn chưa có gia thất, trên thực tế danh nghĩa hắn là con rể Phú Bật, trước sau cưới hai nữ nhi của Phú Bật.
Phùng Kinh cười nói:
- Hiền đệ thi như thế nào?
- Cảm thấy cũng tạm được, Phùng huynh thì sao?
Phạm Ninh cũng cười hỏi?
- Ta cũng tự thấy không tệ.
Phạm Ninh giới thiệu với Tô Lượng.
- Vị này là Phùng đại ca, giải nguyên Ngạc Châu, bạn tốt của Vương An Thạch, nữ tế của Phú tướng công.
Tô Lượng nghe nói Phùng Kinh là con rể Phú Bật, không khỏi cảm thấy kính nể, ôm quyền hành lễ.
Phạm Ninh lại giới thiệu Tô Lượng cho Phùng Kinh.
- Vị này là bạn tốt của ta, Tô Lượng, cũng thi khoa đồng tử.
Phùng Kinh cùng Tô Lượng chào hỏi nhau, Phùng Kinh cười nói:
- Giữa trưa rồi mà chưa ăn cơm, không bằng chúng ta vào thành tìm một chỗ uống một ly, thế nào?
- Được.
Phạm Ninh hớn hở nói:
- Hôm nay ta mời khách, chúng ta đi Chu lầu uống một ly thật vui vẻ.
Ba người ngồi xe ngựa đi tới Lương viện bên cạnh Chu Lầu, khu vực này tập trung rất nhiều tửu lâu, đủ loại cấp bậc quán rượu, có hơn ba mươi bốn mươi nhà.
Nhưng mỗi quán rượu cơ hồ đều bị sĩ tử chen chúc đến muốn vỡ cửa, buổi trưa ở trường thi không có cơm ăn, phần lớn thí sinh đều đói bụng tới ngực dán vào lưng, ra khỏi trường thi chuyện đầu tiên là đi uống rượu ăn cơm.
Khách nhân ở Chu Lầu cũng giống như vậy đông nghịt người, bất quá sau khi Phạm Ninh mang danh tiếng Chu Nguyên Phong ra, chưởng quỹ tửu lầu liền an bài cho bọn họ một cái bàn ở bên cửa sổ trên lầu hai.
Ba người ngồi xuống, Phạm Ninh đối với rượu và thức ăn Chu Lầu khá quen thuộc, hắn gọi bảy tám món ăn, lại thêm hai bình Thanh Tửu, chốc lát, hai món ăn cùng bầu rượu nóng được đưa lên trước.
Phạm Ninh rót đầy rượu cho ba người, ngay sau đó nâng ly cười nói: - Vì hôm nay thuận lợi thi xong trận đầu, chúng ta uống cạn ly rượu này!
- Cạn.
Ba người nâng ly một hơi uống sạch.
Tô Lượng vội vàng đoạt lấy bầu rượu rót rượu, Phạm Ninh ăn một miếng vịt muối, cười hỏi:
- Phùng huynh, hôm nay trọng điểm bài luận là gì?
Phùng Kinh nâng ly rượu cười nói:
- Ta chỉ sợ nói ra, chúng ta liền không cách nào uống rượu ngon.
- Không sao, Phùng huynh cứ việc nói!
Phùng Kinh chỉ đành phải cười khổ một tiếng nói:
- Mấu chốt bài luận của ta bất đồng với phần lớn mọi người, ta cho là 'học chi' mới là quan trọng, là trọng tâm của bài luận.
Phạm Ninh cùng Tô Lượng vỗ tay cười to.
- Ai nói chúng ta không thể uống rượu ngon.
Phùng Kinh rất kinh ngạc.
- Các đệ cũng nghĩ giống như vậy sao?
Phạm Ninh gật đầu một cái.
- Thật ra thì một tháng trước chúng ta có thảo luận qua đề này, chúng ta đều cho rằng, học chi là mấu chốt của bài văn.
- Các đệ lại thảo luận đến đề khoa cử?
Phùng Kinh càng kinh ngạc.
Phạm Ninh nhàn nhạt nói:
- Chúng ta thảo luận mấy chục đề, đây chẳng qua là một trong số đó, mười vạn sĩ tử ở đây áp đề, ta đoán người đoán trúng đề cũng không ít đâu.
- Điều này cũng đúng.
Phùng Kinh bày tỏ đồng ý, hắn ta cười nói:
- Nhắc tới xấu hổ, giải đề thi khi đó ta cũng là ôn trúng tủ.
Tô Lượng có chút không hiểu hỏi:
- Tại sao Phùng đại ca cho là 'ba tháng không biết vị thịt' là do Thánh nhân hướng đến học mà không phải là trầm mê nhạc Thiều?
Phùng Kinh khẽ mỉm cười.
- Thánh nhân là giáo dục mọi người, không giống như văn xuôi văn gia, "Luận ngữ" là dạy mọi người ví học tập như đối nhân xử thế, cũng không phải miêu tả bản thân tự trải qua, cho nên "Tử tại tề vấn văn Thiều" dĩ nhiên cũng là giáo dục mọi người học tập đến quên ăn quên ngủ, ba tháng không biết vị thịt.
- Nói có lý, ta kính Phùng đại ca một ly.
Tô Lượng nâng ly mời rượu.
Phùng Kinh nâng ly uống rượu, lại ha hả cười một tiếng.
- Nói đùa giỡn như vậy, không cần coi là thật, thật ra thì trong "Sử ký" đã có chú thích, nguyên văn 'học chi' là chân nghĩa trong văn, ta cảm thấy người ra đề đặt câu trả lời trong "Sử ký".
- Nói hay!
Phạm Ninh giơ ngón tay lên khen ngợi:
- Ta cũng bởi vì trong chú giải "Sử ký" mới biết được chân nghĩa trong phần văn chương này.
Ba người rảnh rỗi trò chuyện mấy câu, đề tài bất tri bất giác chuyển đến Vương An Thạch.
Phạm Ninh nói đến chuyện đã trải qua vào năm ngoái khi đến Ngân huyện du học, nói đến Vương An Thạch cải cách khó khăn, Phạm Ninh đổi đề tài lại cười hỏi:
- Một năm không có tin tức của y, không biết tình trạng y gần đây như thế nào?
Phùng Kinh nâng ly rượu lên cười nói:
- Năm ngoái y làm rất tốt, ở Ngân huyện thành công thực hiện Thanh Miêu pháp, giải quyết được vấn đề sinh tồn của nông dân ở thời kì giáp vụ, Văn tướng quốc ở trong triều đặc biệt khen ngợi y, ngay cả Quan gia (thời xưa xưng hô với vua) cũng bắt đầu chú ý đến y, thật ra thì vận khí Vương An Thạch cũng rất tốt.
- Lời này có ý gì?.
Phạm Ninh cảm thấy rất hứng thú cười hỏi.
Phùng Kinh khẽ mỉm cười.
- Hai năm này Quan gia để ý nhất là nông dân khó khăn, mấy lần hạ chỉ yêu cầu quan địa phương viện trợ nông dân vượt qua hoàn cảnh khốn khó, hơn nữa thiên tai hàng năm cùng thời kì giáp vụ không đến đúng lúc, cho nên biểu hiện của Vương An Thạch ở Ngân huyện vừa vặn phù hợp ý của Quan gia.
- Vậy Vương huyện lệnh chẳng phải là được lên chức?
Tô Lượng chen lời nói.
- Quả thật sẽ lên chức, nghe nói Văn tướng quốc đã đề cử y làm Thư châu thông phán, chờ thẩm quan viện qua đường, đoán chừng cũng khoảng ba tháng! Giới phủ thì phải đảm nhiệm chức mới.
Lúc này, từ cửa thang lầu một đám sĩ tử đi lên, bảy tám người, tuổi tác không lớn, chừng mười ba mười bốn tuổi, chưởng quỹ vội vàng ở phía sau đuổi theo kịp.
- Trương nha nội, tửu lầu quả thật không có chỗ trống, nếu không ta cho người ở lầu một hợp lại một bàn?
(Nha nội: Chức quan cảnh vệ đời Đường, đời Ngũ Đại và đầu đời Tống, thường lấy con em của đại thần vào chức quan này, sau này dùng để chỉ con em quan lại, thường thấy trong Bạch thoại thời kỳ đầu)