Giá quả dừa rẻ hơn một chút, phía Nam có rất nhiều, nhưng để vận chuyển đến kinh thành một quả cũng phải mất mấy trăm văn tiền.
Phạm Ninh gật gật đầu:
- Hai thứ này là đồ tốt, nhất là ngọc mễ có thể trở thành lương thực, trở về quê huyện Ngô đệ để tam thúc nhân giống.
- Đệ gọi nó là "ngọc mễ"?
- Không giống sao? Các hạt giống như các hạt ngọc.
- Cũng rất hình tượng.
Nói đến ngọc thạch, Minh Nhân chợt nhớ tới một vật, vội vàng từ trong rương lấy ra một cái hộp nhỏ cỡ bằng bàn tay đặt lên bàn cười nói:
- Cháu trai cháu gái ta còn chưa từng gặp đâu. Đây là ta ở Sư Tử quốc mua được hai viên bảo thạch, đưa cho bọn nó mỗi người một viên.
Sư Tử quốc đời này là Sri Lanka, được biết đến là nước sản xuất đá quý, đội tàu cũng nhiều lần mua hương liệu và bảo thạch ở đó, nhưng lần này Minh Nhân đã trịnh trọng chọn ra hai viên bảo thạch làm món quà cho các con của mình, Phạm Ninh có chút kỳ vọng.
Hắn chậm rãi mở hộp ra, bên trong là 1 lớp nhung tơ, trên lớp nhung tơ đặt hai viên ngọc bích, mỗi viên ước chừng cỡ bằng quả táo. Loại ngọc bích lớn này ở kinh thành cũng có bán, khoảng tầm một ngàn quan tiền.
Tuy nhiên màu xanh lam này cũng không phải màu xanh lam nhạt, mà là màu xanh lam đậm, đây là Xa Thỉ Cúc Lam Bảo Thạch! Cực phẩm trong cực phẩm.
Không sai, đây chính là Xa Thỉ Cúc Lam Bảo Thạch sản xuất tại Khắc Thập Mễ Nhĩ, sao lại xuất hiện ở Sư Tử quốc?
Đương nhiên, nhất định đây là ngọc bích sản xuất ở Sư Tử quốc, chỉ là rất quý hiếm, không nhìn thấy trên thị trường, khó trách Minh Nhân lại quý trọng như vậy.
- Đây là năm trước trong lúc vô tình ta mua được đấy, tổng cộng có năm viên, ta giữ hai viên, Minh Lễ một viên, hai viên này cho đệ, ngọc bích tốt như vậy đoán chừng chỉ trong cung mới có, bên ngoài có tiền cũng không mua được.
- Vậy ta không khách khí.
Phạm Ninh liền thu hồi bảo thạch lại cười hỏi:
- Tiếp theo huynh định đi nơi nào?
- Chuẩn bị lại đi Tô Lộc quốc một chuyến, ta định dùng năm trăm xếp tơ lụa đổi lấy một hòn đảo của quốc vương Tô Lộc, ta sớm đã nhìn trúng một hòn đảo, đẹp phi thường, phía nam nó rất gần với Bột Ni quốc có nhiều hương liệu, cách một eo biển, lần trước Quốc vương Tô Lộc đã đồng ý bán cho ta, nhưng y không cần tiền, mà cần năm trăm xếp tơ lụa.
Phạm Ninh ngẫm nghĩ một chút, Bột Ni quốc sau này chính là Malaysia và Brunei, địa hình dài và hẹp lại gần với Bột Ni quốc, không phải là đảo Palawan sao?
phòng ngự, quả thật không có thời gian, còn Minh Nhân cũng phải rời cảng Lai Châu đến Tuyền Châu. Trước khi đi, Phạm Ninh mang theo mấy giỏ dừa cùng hai nải chuối vừa chín cho thuộc hạ nếm thử.
Phạm Ninh ngay giữa đêm rời Lai Châu, lập tức về phủ Ứng Thiên.
Ba ngày sau, nhóm Phạm Ninh đã đến huyện Ngu Thành ở phía đông phủ Ứng Thiên. Lúc ấy đã vào giữa trưa, thị trấn vẫn còn cách đó hơn 30 dặm. Phạm Ninh thấy ở bên đường có quán trà bèn lệnh vài tên thuộc hạ:
- Chúng ta qua đó nghỉ ngơi ăn uống một chút.
Mọi người đều xuống ngựa, dắt ngựa đến trước quán trà, chưởng quỹ tươi cười chạy ra đón, đon đả nói:
- Hoan nghênh khách quan đến thưởng trà!
- Ở đây có rượu không, có thì mau lấy một vò rượu mang ra đây!
- Có ạ, ở đây có rượu lê do tại hạ tự tay ủ, nổi tiếng gần xa, mời khách quan nếm thử!
Mọi người buộc ngựa lại rồi ngồi xuống quán, tiểu nhị ôm một vò rượu đến rót cho họ. Theo quy định, rượu nông dân tự ủ chỉ được tự mình uống, không được phép buôn bán. Tuy nhiên chỉ có kinh thành quản lý nghiêm vấn đề này, còn các nơi khác hầu như đều thả lỏng.
Phạm Ninh cũng chẳng buồn quản chuyện này, lại hỏi:
- Có gì ăn không?
- Thưa, có mì thịt bò, mì trứng, bánh bao nhân thịt, bánh bao chay, thịt muối, đậu phụ, bánh rán nhân rau, nhân thịt dê,.... Ngoài ra còn có lê và hồng tươi.
- Vậy cho mỗi người một bát mì thịt, còn bánh bao nhân thịt, thịt muối, bánh rán nhân thịt dê có bao nhiêu thì dọn lên bấy nhiêu!
- Khách quan chờ một chút, lập tức có ngay.
Vài tên tiểu nhị vội vàng chuẩn bị đồ ăn, Phạm Ninh quan sát xung quanh, quán trà tổng cộng có tám chín chiếc bàn, bọn họ đã chiếm hết 4 cái, những bàn còn lại cơ bản đều có người ngồi hết.
Lúc này, Phạm Ninh nhìn thấy chiếc bàn phía trước có vài tên công sai mặc áo đen và một người đàn ông trung niên bị cùm ủ rũ ngồi bên cạnh.
Người đàn ông cầu xin:
- Các vị huynh đài cho ta xin ít rượu đi!
- Hừ! Đã bị kiện còn muốn kiếm chác từ bọn ta, hoặc là ngươi trả tiền rượu cho bọn ta, còn không thì câm mồm lại!
- Trên người ta lúc này không có tiền, hay là cho ta nợ, sau này ta nhất định sẽ trả.
Tên trưởng công sai nhìn gã rồi ngoắc tay nói:
- Tiểu nhị, mang bốn bát rượu lên đây!
Bàn bên cạnh có người thấp giọng nói:
- Đúng là tai bay vạ gió! La viên ngoại là người thật thà nhát gan, vậy mà lại dính vào chuyện này, thật đen đủi!
- Đúng rồi, lúc đầu khuyên ông ấy đừng làm mà ông ấy không nghe, còn tưởng mình sắp được làm quan, cuối cùng lại bị tố cáo.
Phạm Ninh cảm thấy lạ lùng, bèn hỏi vị khách bên cạnh:
- Người kia là bảo chính ư?
- Vâng, là La viên ngoại ở xã Thụ Sơn, khi trong phủ thực hiện Bảo Giáp pháp thì y làm đến chức bảo chính.
Phạm Ninh lại hỏi:
- Sao y lại bị kiện?
Vị khách cười lạnh, đáp:
- Chỗ y thiếu rất nhiều thuế, trên huyện lệnh cho y trong 1 tháng phải nộp đủ thuế lên, thanh danh y vốn không tốt. Nghe bảo rất nhiều hộ nông dân mặc kệ y không thèm nộp, cuối cùng thuế không nộp đủ, huyện liền giam y lại.
Phạm Ninh nhíu mày:
- Theo quy định của Bảo Giáp Pháp, nếu bảo chính không đóng đủ thuế, y có thể báo cáo lên huyện để huyện phái người xuống giục thuế, y có liên can gì đâu?
Một ông già lắc đầu nói:
- Ngươi không hiểu thì đừng nói bừa. La viên ngoại bị bắt không phải vì chuyện thuế, mà vì phụ thu quá nhiều. Có người tố cáo nên y mới bị bắt.
Phạm Ninh không hiểu:
- Khoản phụ thu là cái gì?
Ông già thấy Phạm Ninh không giống người bình thường, bèn lắc đầu nói:
- Việc này ta không thể nói, sẽ rước họa vào thân, quan nhân đừng làm khó ta.
Phạm Ninh thấy vậy cũng không hỏi nhiều nữa, lúc này mấy tên công sai đã uống hết rượu, áp giải La viên ngoại đi rồi. Những vị khách ngồi bên cạnh cũng thanh toán rồi bỏ đi. Không lâu sau, trong quán chỉ còn lại nhóm của Phạm Ninh.
Công Tôn Huyền Sách thấp giọng hỏi:
- Phủ quân, hay là Bảo Giáp Pháp có gì sai sót?
Năm ngoái nhờ sự ủng hộ của Triệu Trọng Châm mà Vương An Thạch thay đổi luật ở phủ Ứng Thiên, Phạm Ninh tuy ngăn được Thanh Miêu Pháp nhưng Bảo Giáp Pháp vẫn được áp dụng.
Tác dụng của Bảo Giáp Pháp là để bảo đảm cho việc thúc thuế, trước đây cấp huyện phái công sai xuống đòi thuế, áp lực lên cấp huyện rất lớn, hơn nữa công việc ở đó cũng rất bận.
Sau khi áp dụng Bảo Giáp Pháp, đổi thành bảo chính phụ trách thu thuế, nếu ở dưới cứng đầu không chịu nộp thì ở trên sẽ phái lính xuống, không liên quan gì đến bảo chính. Phạm Ninh cũng thấy rằng thực hiện chế độ Bảo Giáp Pháp có thể giúp giảm bớt gánh nặng lên cấp huyện, có ích cho việc thu thuế nên cũng đồng ý.