Đại Tống Siêu Cấp Học Bá (Dịch Full )

Chương 772 - Chương 769

dai tong sieu cap hoc ba
Chương 769
 

Bà ta thấy sắc mặt chồng không chút thay đổi, dò hỏi rằng:

- Chu phu nhân hy vọng Phạm cô gia có thể đến cổng gặp lão gia, lão gia cảm thấy khi nào thì thích hợp?

Âu Dương Tu rất hiểu rõ vợ của mình, Phạm Ninh tới cổng bà ta nhiệt tình như vậy, không phải vì chỗ Phạm Ninh có thể có lợi hay sao, Âu Dương Tu thản nhiên nói:

- Bây giờ chưa phải là lúc, để sau hãy nói đi!

Tiết Thị có chút không cam lòng, lại nói:

- Nghe Chu phu nhân nói, Phạm cô gia chuẩn bị mua một trang viên ở ngoài thành tặng cho con gái, lão gia, chuyện đó chính là…

Không đợi bà ta nói xong, Âu Dương Tu liền cắt đứt lời của bà ta:

- Đứa nhỏ họ Phạm, không phải họ Âu Dương, bà đừng có nhòm ngó.

- Cái đó là một toà trang viên đó! Lão gia từ quan rồi, chúng ta nên chuyển đi đến chỗ nào?

Âu Dương Tu liếc bà ta một cái, thản nhiên rằng:

- Chỗ ở này đã không phải là chỗ ở của quan nữa, triều đình đã ban thưởng cho ta rồi.

Tiết Thị mở to mắt:

- Ông không lừa tôi chứ! Chuyện này là lúc nào vậy?

- Chiều hôm qua, lúc Quan gia triệu kiến ta, chính thức ban nó cho ta rồi, hai ngày nữa sẽ có người đưa khế ước và giấy tờ qua đây.

Tiết Thị xúc động hô to một tiếng, liền ôm chồng:

- Tôi đã nói rồi mà! Chúng ta cuối cùng cũng đến lúc chuyển vận rồi, ông thăng quan rồi, còn được nhà nữa, con gái cũng đã trở về, may mà ông có người con rể tốt đấy!

Âu Dương Tu đẩy bà ta ra, mặc dù bà ta nói không sai, nguyên nhân là nhờ Phạm Ninh mình mới được chuyển vận, nhưng chuyện này nói ra từ trong miệng của vợ đã hoàn toàn biến điệu, khiến cho ông ta cảm thấy rất chán ghét.

Ông ta bình tĩnh nói:

- Tôi biết tòa nhà này Đại Lang không lấy được, có bà ở đây, nhất định là cho Nhị Lang kế thừa, nhưng có vài lời tôi muốn nói trước mặt, nhà tổ tiên của tôi ở quê là cho Đại Lang, ngoài ra, mỗi tháng tôi còn cấp cho Đại Lang mười quan tiền phụ cấp nhà ở, bà có ý kiến không!

Tiết Thị đương nhiên là không có ý kiến, ngôi nhà nội thành năm mẫu này chí ít cũng đáng giá ba ngàn quan, phụ cấp có thể được bao nhiêu, một năm hơn trăm quan tiền, mười năm mới hơn một ngàn quan tiền, căn bản cũng không thể so bì, về phần nhà của tổ tiên, căn bản là không đáng tiền, bà ta chưa bao giờ để trong lòng.

Bà ta liền đáp:

- Được! Được! Hoàn toàn theo ông.

- Bà đi đi! Để tôi yên tĩnh một lát.

Tiết Thị rất hưng phấn, bà phải đi tìm nữ quản gia khoe khoang chuyện này, bà quay người đi ngay.

Âu Dương Tu nghe tiếng bước chân bà ta đi xa, lúc này mới lấy ra một bức thư từ ngăn kéo, bên trong là khế ước và giấy tờ nhà, đây cũng là con gái cho ông ta, một toà nhà nhỏ ba mẫu đất nằm ở ngoại thành phía đông.

Toà nhà nhỏ này chính là tòa viện mà lúc trước Phạm Ninh mua cho Âu Dương Thiến, sau này Phạm Thiết Qua lại mua lại hai mảnh đất bên trong sân, xây dựng thêm thành một ngôi nhà nhỏ ba mẫu, là tài sản riêng của Âu Dương Thiến, Âu Dương Thiến muốn lấy nó tặng cho anh ruột Âu Dương Hoa đang thuê nhà ở kinh thành, nhưng Âu Dương Hoa không chịu, Âu Dương Thiến liền dự định thông qua phụ thân đưa cho Âu Dương Hoa.

Âu Dương Tu đương nhiên là không thể để cho vợ biết toà nhà nhỏ này, nhà này của mình chỉ có thể cho con thứ, vậy con trưởng làm thế nào? Ông ta bây giờ chỉ là tiểu quan tòng bát phẩm, với bổng lộc của ông ta căn bản không mua nổi ngôi nhà ở kinh thành, Âu Dương Tu cũng không muốn con trưởng tủi thân, đúng lúc con gái đã cho ông ta ngôi nhà nhỏ này, khiến cho ông ta cuối cùng cũng có thể làm yên lòng con trưởng.

- Vẫn là con gái thân thiết!

Âu Dương Tu trước giờ chưa từng cảm thấy con gái thân thiết hiếu thảo như bây giờ.

Đêm đến, rèm hồng rủ bóng mây mưa, Âu Dương Thiến nằm ở trong lòng chồng hạ thấp giọng nói:

- Phu quân, hôm nay thiếp rất vui, trước giờ chưa từng được vui như hôm nay.

Âu Dương Thiến đã cởi bỏ được gút mắc cuối cùng ở trong lòng, khiến cho trong lòng nàng vui sướng lạ thường, chuyện này có nghĩa là phụ thân cuối cùng đã chấp nhận sự thật là mình đã gả con gái cho Phạm Ninh.

Phạm Ninh âm thầm buồn cười, hôm nay Thiên Tử tự mình làm người hòa giải, thể diện này Âu Dương Tu sao có thể không cho chứ?

- Vậy lúc nào ta có thể đến cổng bái kiến cha vợ?

- Đợi thêm một chút đi!

Âu Dương Thiến áy náy nói:

- Cho cha thêm chút thời gian, thiếp muốn sang năm mới đi chúc tết cha, chuyện này sẽ thuận theo tự nhiên.

- Ta đương nhiên không có ý kiến gì, chỉ sợ mẹ kế kia của nàng sốt ruột, buộc cha nàng gặp ta.

Âu Dương Thiến xem thường hừ một tiếng:

- Bà ấy chỉ mong sao ngày mai chàng đến cổng, bởi vì chàng đến nhà nhất định không thể tay không, nhưng ta lại không theo ý bà ấy, mấy ngày nữa ta sẽ nói với cha, năm mới cả nhà chúng ta đi chúc tết lão nhân gia người.

Nói đến chuyện tới nhà không thể tay không, Phạm Ninh ngược lại đang nghĩ đến một chuyện, cười rằng:

- Cha nàng sao lại lấy bản thảo đưa cho Chân Nhi, không sợ con bé phá hỏng sao?

Âu Dương Thiến hờn dỗi liếc nhìn chồng:

- Đưa cho Chân Nhi chỗ nào chứ, rõ ràng là đưa cho chàng mà, chàng còn không rõ sao?

Phạm Ninh ôm vợ cười rằng:

- Nếu cha vợ cố ý, những chuyện mà thế hệ sau chúng ta làm thì phải hiểu lí lẽ, hai ngày nữa có thời gian, ta đi tìm một nhà kể chuyện khắc nó in ra, tên là "Tuý Ông Thi Từ Tập", ta tin nhất định sẽ vang danh thiên hạ.

Văn Ngạn Bác sau hai ngày đã đến kinh thành, trước kia vì ông ta là người có liên quan đến chuyện đút lót Ôn Thành Hoàng Hậu nên bị giáng chức làm phủ doãn Hà Nam, cách mấy năm, lại một lần nữa được trọng dụng trở lại.

Có điều lần này không phải làm tướng quốc, mà thực sự là đảm nhiệm Thái Tử thiếu phó, tổ chức và xây dựng Đông Kinh Nghị Sự, sử dụng kinh nghiệm ngoại chính lão đạo của ông ta, mạng lưới quan hệ cùng uy vọng và sự uyên bác để trợ giúp Hoàng tự Triệu Húc kế thừa thuận lợi sự nghiệp thống nhất bảo vệ đất nước.

Văn Ngạn Bác quả nhiên danh bất hư truyền, ngày đầu tiên lên nhậm chức đã đã đạt thành nhận thức với Tri Chính Đường, đã xác lập địa vị của Đông Cung Nghị Sự.

Trong quý khách đường của Sùng Văn Quán, Hoàng tự Triệu Húc (Triệu Trọng Châm đổi tên), Đông Cung chiêm sự Phạm Ninh, Thái Tử tân khách Hàn Kỳ cùng với Thái Tử thiếu phó Văn Ngạn Bác ngồi quanh bàn, nghe báo cáo đàm phán của Văn Ngạn Bác và Tri Chính Đường.

- Điều thoả hiệp thứ nhất mà vi thần đạt thành với Tri Chính Đường đã được, Đông Cung Nghị Sự là cơ cấu tạm thời, một khi Hoàng tự đăng vị, Đông Cung Nghị Sự sẽ lập tức giải tán.

Văn Ngạn Bác nhìn ba người, thấy ba người đều không dị nghị, lại tiếp rằng:

- Điều thoả hiệp thứ hai đạt thành, Tri Chính Đường không báo cáo về Đông Cung Nghị Sự, mà là báo cáo về Hoàng tự, do Hoàng tự sử dụng bộ phận quân quyền, Đông Cung Nghị Sự không phải là cơ cấu quyền lực song hành với Tri Chính Đường, mà là tham sự đường phụ tá cho Hoàng tự, Đông Cung Nghị Sự không khắc con dấu, nhưng có thể sử dụng con dấu của Hoàng tự để phúc đáp ý kiến trên các tấu chương.

Bình Luận (0)
Comment