Hai ngày sau, Phạm Ninh đã vào kinh bằng một con thuyền chèo cỡ vừa nặng tầm ba nghìn thạch (=180 tấn), con thuyền nặng ba nghìn thạch này có thể một mạch đi thẳng tới kinh thành mà không cần đổi thuyền nhưng ven đường đi đều là những con thuyền biển nặng hàng vạn thạch, kể từ khi từ Đại Tống mở thêm cảng tại Nam Dương, nó đã trở thành cảng khẩu lớn nhất của Đại Tống, cảng Quảng Châu của trước kia bây giờ cũng chỉ đứng thứ hai, mà đối với Nhật Bản và Triều Tiên, mậu dịch buôn bán chủ yếu tập trung tại Minh Châu, do đó Tuyền Châu và Phúc Châu thành cảng trung chuyển, phần lớn tài nguyên và của cải được chuyển tới Tuyền Châu hoặc Phúc Châu sau đó lại từ Phúc Châu và Tuyền Châu đến Dương Châu bằng đường biển.
Trên cả đường đi luôn gặp phải những đội thuyền nặng vạn thạch đi về phía nam, lúc này do gió trên mặt biển chuyển thành gió Bắc, ngoài thuyền chèo ra, những con thuyền ra biển dựa vào sức gió không thể nào đi về phía Bắc được nữa, phải đến sau khi khai xuân năm tới, tài nguyên của cải ở Tuyền Châu và Phúc Châu mới được tiếp tục chuyển về phía bắc.
Nhược điểm lớn nhất của thuyền chèo chính là vô cùng hao tốn nhân lực, như con thuyền ba nghìn thạch này của Phạm Ninh cần tới 24 mái chèo, mỗi mái chéo lại cần 3 người cùng đạp, điểm cần giải thích thêm ở đây là, những con thuyền chèo thời Tống lại không phải loại thuyền dài trăm người chèo thời trung cổ ở châu Âu, hai bên thuyền có những mái chèo như những cánh quạt gió, thủy thủ giống như vận hành những guồng nước, họ giữ và đạp một mái chèo gỗ dưới đáy thuyền, con thuyền cứ thế dựa vào sự chuyển động của mái chèo mà tiến về phía trước.
Hai mươi tư mái chèo nghĩa là hai bên trái phải mỗi bên 12 mái, khi quay đầu, mái chèo bên trái không cần đạp, mái chèo bên phải đạp mạnh, như thế là thuyền có thể quay đầu rồi.
Chỉ một con thuyền ba nghìn thạch này của Phạm Ninh cũng cần đến 72 người chèo, không chỉ chi phí nhân công cao, lượng tiêu hao về nước uống lương thực cũng tương đối lớn, nếu là con thuyền lớn nặng ba vạn thạch đi châu Úc của Phạm Ninh cũng phải 400 người chèo mái, phải dùng tới nửa thuyền để chứa nước uống và lương thực.
Khi xuất hành ra biển xa, cần phải giải quyết vấn đề nhân lực, nếu không thì mỗi con thuyền chở tới vài trăm thủy thủ là không hợp lí, Phạm Ninh nhớ ra một bộ phận trong cỗ xe quay kéo sợi mà hắn nhìn thấy khi hắn đi thăm xưởng của Minh Nhân hồi đầu năm, đó chính là cánh tay đòn, đây chính là bộ phận cơ bản mà tất cả các loại máy móc khi vận hành cần dùng tới, thì ra vào thời Tống nó đã xuất hiện rồi.
Hai mỏ quặng sắt giàu lớn nhất của khu vực Nam Dương đều nằm ở Lã Tống, một nằm ở phía đông của đảo Lã Tống, hiện đã bắt đầu khai thác, còn một mỏ nằm tại tận cùng phía Bắc của đảo cổ Miên Lan, chúng đều là những mỏ quặng sắt lộ thiên dễ khai thác.
Nếu như có đủ lượng sắt, bọn họ có thể tạo thuyền vỏ sắt rồi.
Khi tìm kiếm đất đai mới tại Nam Dương, trong đầu Phạm Ninh luôn nghĩ đến một thứ, đó là hơi nước.
Hơi nước liệu có thể thay thế sức người và trở thành nguồn lực mới của thuyền biển hay không, đây là chuyện vô cùng quan trọng đối với việc vận chuyển trên biển xa.
Buổi trưa ngày hôm đó, con thuyền đã tới Dương Châu.
Bến tàu Chu Gia ở Dương Châu náo nhiệt khác thường, một đoàn thuyền có tới hàng trăm con thuyền vào kinh đang vội vã bốc xếp trang vận nguyên liệu của cải, chúng chủ yếu là đường sương, bông và vải bông, vải bông được nhập khẩu từ Đại Thực, là loại vải dệt từ bông.
Trước kia, triều đình từng sắp xếp để quan phủ Tương Châu cho trồng loại bông Cao Xương Quốc nhưng hiệu quả không cao, chủ yếu là năng suất đã thấp, lại còn phải bóc hạt, nới bông, tốn quá nhiều thời gian và sức lực, không phù hợp với xưởng nhỏ, không thể thay thế vải lanh, hơn nữa triều đình cũng không để tâm tới vấn đề này cho lắm, sau đó liền không mở rộng ra nữa, hiện chỉ trồng số ít ở Tương Châu và Khai Phong phủ.
Nhưng nếu phát minh ra một số loại máy kéo sợi như máy đạn bông, máy kéo sợi bàn đạp đa trục, loại bông đó nhất định sẽ được mở rộng trồng nhiều hơn.
Phủ Lưu Cầu và Lã Tống chuyển đến hơn triệu gánh mộc miên, có đến vài triệu cân đường sương hay còn gọi là đường trắng, thêm các loại như lúa nước, hương liệu cũng không ngừng được chuyển vào kinh thành, lại thêm lượng lớn vàng bạc châu báu được chuyển vào, Đại Tống ngày càng giàu có.
Phạm Ninh không đi tìm Chu Hiếu Lâm, con thuyền đi thẳng về phía Bắc theo dòng vận chuyển, vài ngày sau khi hắn tới phủ Ứng Thiên, Phạm Ninh để thuyền nghỉ một ngày ở gần bờ, hắn phải đi thăm muội muội Phạm Tĩnh.
Phạm Tĩnh đã được gả cho Chu Tề hồi đầu năm, sau khi Chu Tề thi đỗ tiến sĩ thì làm trợ giáo ở Quốc Tử Giám của phủ Ứng Thiên, nghe nói tiểu muội đã mang thai, đã gần một năm không gặp, Phạm Ninh thực sự có chút nhớ tiểu muội.
Chu Long từng đến chỗ bọn họ ở, liền dẫn Phạm Ninh vào thành, phủ Ứng Thiên vẫn náo nhiệt như trước, các loại sạp quán nhỏ và người bán hàng rong nhiều vô kể.
- Bán ngô ngọt, bánh bí đỏ đây!
Tiếng rao hàng của một cô nương khiến cho Phạm Ninh chú ý, hắn gọi Chu Long đang đi phía trước lại, còn mình đi đến trước mặt cô nương đó cười hỏi:
- Ngô bao nhiêu tiền một bắp?
Tiểu cô nương khoác một giỏ trúc trên tay nói với Phạm Ninh:
- Đây là ngô trồng ở Dương Châu, ở đó nước tốt, đủ ánh sáng, ngô rất ngọt, mười văn tiền một băp.
- Thế còn ngô bản địa thì sao?
Phạm Ninh lại hỏi tiếp.
- Ngô bản địa giá rẻ, 5 văn tiền một bắp.
Phạm Ninh nghĩ đến mới năm kia khi cây ngô vừa được bán không ngờ đã được mười quan tiền một bắp, mới đó chỉ hai ba năm đã giảm còn vài văn tiền một bắp, có thể thấy tốc độ mở rộng nhanh chóng, nói cho cùng nó cũng là loại hoa màu giá rẻ mà năng suất rất cao, cam đoan giai cấp tầng thấp của Đại Tống có sinh đến ba con cũng nuôi được tốt.
- Bánh bí đỏ thì sao?
- Bí đỏ do nhà ta tự trồng, ăn rất ngon, ba văn tiền một miếng.
Phạm Ninh cười với bốn tên thuộc hạ của hắn và nói:
- Mỗi người lấy một bắp ngô, hai miếng bánh bí đỏ.
Tiểu cô nương rất vui, kéo một lớp vải lên, ở dưới là bánh bí đỏ, cắt thành hình vuông, nàng ta lấy ra 10 miếng, đặt vào miếng trúc nhỏ đưa cho Chu Long, sau lại lấy ra 5 bắp ngô ở lớp dưới cùng đưa cho Chu Hổ.
- Quan nhân, tổng 80 văn tiền.
Phạm Ninh lấy ra một giác ngân lượng đưa cho nàng ta:
- Không cần thối lại!
- Cám ơn quan nhân!
Năm người chia nhau ăn bánh bí đỏ sau đó gặm ngô, bí đỏ và ngô đều không tồi, nhưng từ việc bán hàng không mấy thuận lợi của tiểu cô nương đó có thể thấy hai loại lương thực này đã thông dụng rồi, do đó có bán rẻ mọi người cũng không hứng thú.
Nhà của muội muội Phạm Ninh ở bên cạnh Quốc Tử Giám phủ Ứng Thiên, là một ngôi nhà tầm 5 mẫu, là gia sản của Chu Gia, Phạm Ninh đương nhiên cũng trao muội muội của hồi môn hậu hĩnh, một vạn lượng vàng cộng ba nghìn mẫu đất, hai hòm trang sức châu báu, một chục hòm tơ lụa khác nhau, ngồi thuyền từ Ngô huyện gả tới Ngô Giang, từng làm chấn động bao người.