- Vậy tại sao quan phủ lại muốn bắt hắn?
- Bệ hạ đoán nguyên nhân thử xem, tất cả mọi người đều phân chia tiền lương, tại sao không bắt Đô Bảo Chính khác, lại cố tình bắt hắn?
Triệu Húc lắc đầu:
- Trẫm đoán không ra!
- Vốn dĩ vi thần cùng đoán không ra, sau này La viên ngoại được thả ra, cẩn thận vặn hỏi nguyên nhân phía sau mới biết được, bởi vì những bảo vệ nha môn khác phải nộp lên cho huyện nha năm thành tiền lương, mà La viên ngoại này đã tự mình nuốt lấy ba trăm quan tiền phải phân chia, khiến huyện nha tức giận, cho nên mới bắt gã.
Triệu Húc nghe được trợn mắt há hốc mồm:
- Làm sao có thể như vậy được?
Phạm Ninh lời nói thấm thía:
- Bệ hạ, từ khi Đại Tống lập quốc đến nay, huyện nha các huyện đều rách nát, bởi vì huyện nha không có tiền sửa chữa, khai chi bình thường của huyện nha và bổng lộc của quan huyện đều là do triều đình cấp cho, Huyện lệnh nghèo khó rất bình thường, trải qua trăm năm không ngừng hoàn thiện, chế độ của Đại Tống đã rất nghiêm ngặt, rất khó có cái khe rảnh để chui vào, triều đình cũng thương cảm huyện nha nghèo khó, cho nên các huyện có thể nhận được một ít trợ cấp từ việc thuê ruộng và thuê nhà của quan, khiến Huyện lệnh có thể nuôi được rất nhiều phụ tá tốt dưới tay, nhiều ít gì cũng có chút mỡ, chỉ khi nào cải cách chính trị, ý nghĩa chế độ trăm năm cũng bị đánh vỡ, Bảo Giáp Pháp liền biến thành một thủ đoạn mà các huyện nha thông qua các nha sai bốc lột dân chúng, vi thần nói về việc La viên ngoại là điển hình, nhưng đây chỉ là mưa bụi, so với Thanh Miêu Pháp thì không là gì cả?
Triệu Húc hỏi:
- Thanh Miêu Pháp bốc lột dân chúng thế nào?
- Bệ hạ, Bảo Giáp Pháp là bốc lột dân chúng tầng thấp, mà Thanh Miêu Pháp là bốc lột phú hộ, quan phủ lấy lãi nặng từ khoản tiền cho vay, phú hộ bảo đảm cho bần hộ, một khi bần hộ không lên, thậm chí bần hộ quỵt nợ không trả, nhất định phải do phú hộ đến trả, phú hộ liền biến thành từng con dê béo, tùy ý cho quan phủ chém giết, đối với con đường kiếm tiền của huyện nha mà nói, đây là chế độ làm cho bọn họ phát tài, bọn họ sẽ nương tay mềm lòng hay sao?
- Bệ hạ, Tri Chính Đường kiên quyết phản đối Thanh Miêu Pháp chính là vì nguyên nhân này, tất cả mọi người đều làm qua quan huyện, nhận thức rất sâu, đều có thể nhìn thấy được chỗ sơ hở này, một khi phú hộ Đại Tống bị tiêu diệt, số lượng lớn thương phẩm do các xưởng lớn làm ra, ai sẽ tới mua? Quyền quý đầu tư vào xưởng lớn cũng sẽ phá sản, bệ hạ, đây chính là đại sự làm dao động gốc nước đó!
Sắc mặt Triệu Húc nghiêm trọng, y dù sao cũng mới mười tám tuổi, ở trong sự ấm áp lớn lên, nhìn không thấu nhân tính đen tối ẩn tàng bên trong và nguy hiểm lớn, nhưng y lại thông minh tuyệt đỉnh, vừa rồi được Phạm Ninh nói rõ, y liền lập tức tỉnh ngộ lại.
Y khoanh tay đi vài bước nói:
- Nhưng Vương An Thạch thí nghiệm ở khắp nơi đều khá thành công.
- Bệ hạ, vấn đề nằm ở ngay chỗ này, lập trường của mỗi người không giống nhau, Vương An Thạch thực thi như một Huyện lệnh hoặc Tri phủ, bản thân hắn không tham lam, không nghĩ đến kiếm tiền, cũng không muốn làm tổn hại đến lợi ích của phú hộ, như vậy Thanh Miêu Pháp sẽ không xảy ra vấn đề gì, nhưng thiên hạ có hơn sáu trăm châu phủ, mấy ngàn cái huyện, mỗi quan viên đều là Vương An Thạch sao?
Triệu Húc thở dài:
- Vậy cải cách chính trị kia sẽ không có ý nghĩa gì rồi?
- Vi thần không rõ, tại sao bệ hạ lại nghĩ muốn cải cách chính trị? Tài chính triều đình liên tục được cải thiện, đã năm năm liên tục dồi dào, căn bản cũng không có thiếu tiền, lương thực giàu có, tiền lời đất đai giảm đáng kể, quyền quý vội vàng thiết lập sản nghiệp, hứng thú đến ruộng đất giảm dần, thôn tính đất đai được xoa dịu đi, cây ngô, bí đỏ được trồng rộng rãi, tầng lớp nhân dân thấp nhất đều có cơm ăn, có thể kiếm việc làm dễ dàng, vi thần cho rằng, sự phát triển ở hải ngoại đã làm giảm đáng kể mâu thuẫn của Đại Tống, thực hiện cơ sở cải cách chính trị đã không còn tồn tại nữa.
Triệu Húc yên lặng gật đầu, hắn có thể hiểu được sự phản đối của Phạm Ninh.
- Thưa Bệ hạ, thái độ của vi thần rất rõ ràng, những cải cách khác của Vương An Thạch như khởi công xây dựng công trình thủy lợi, cải cách quan chế, cải cách trong trường học, cải cách nhà binh, vân vân và vân vân, vi thần đều không có gì phản đối, thậm chí còn ủng hộ, gắng sức hỗ trợ. Nhưng, vi thần kiên quyết phản đối cải cách Bảo Giáp Pháp, bởi lẽ, nó làm gia tăng gánh nặng cho dân chúng, nó trở thành công cụ cho huyện nha bóc lột bách tính trăm họ, nó là căn nguyên sâu xa của các cuộc mâu thuẫn gay gắt nội bộ trong tầng lớp thấp nhất của xã hội, đồng thời, là căn nguyên dẫn đến các cuộc tạo phản của dân chúng. Về phần Thanh Miêu Pháp thì có thể thực thi, nhưng, không phải do quan địa phương lãnh đạo mà phải do triều đình đến trực tiếp giám sát, thi hành.
Triệu Húc sôi nổi lên tiếng:
- Lời này có ý gì?
- Thành lập cục dự trữ của Đại Tống tương đương với ngân hàng tiền của triều đình, rồi lan sang các huyện trực thuộc ở Hộ bộ, trực tiếp đến các hộ gia đình là để hỗ trợ nhân dân trong thời kỳ giáp vụ, tình trạng mất mùa, đói kém có thể xảy ra. Khi đó, dân chúng có thể vay tiền trong cục dự trữ của Đại Tống, cục dữ trữ tại huyện với lãi suất thấp để chi tiêu, ổn định cuộc sống. Giải pháp này là đảm bảo.
- Nếu dân chúng không có tiền trả thì phải làm sao?
- Những người vay tiền có thể ký một thỏa thuận rằng nếu trong ba năm liên tiếp không thể trả được số tiền đã vay thì họ sẽ chuyển thành hộ hải ngoại. Nếu họ ra nước ngoài phát triển thì họ sẽ thoát khỏi khoản nợ nần này.
Triệu Húc trầm tư một lúc lâu rồi cuối cùng lắc đầu một cái:
- Ái khanh nói như vậy tức là việc phát triển ở nước ngoài ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến việc cải cách tài chính của triều đình, xoa dịu những mâu thuẫn nội bộ trong tầng lớp thấp của xã hội, khống chế việc sáp nhập ruộng đất. Trên thực tế, nền tảng của việc thực thi Bảo Giáp Pháp và Thanh Miêu pháp đã biến mất, nhưng thật ra lại dẫn đến việc chức quan triều đình bị hỗn loạn, quân đội lớn mạnh, các quy định trong triều đòi hỏi sự cách tân. Về phương diện này, trẫm sẽ ủng hộ.
- Thưa bệ hạ, việc phát triển ở nước ngoài khiến cho lương thực được đảm bảo. Mặt khác, việc mở rộng diện tích trồng ngô sẽ đảm bảo thức ăn cho việc chăn nuôi heo, kéo theo lượng thịt lợn gia tăng đáng kể trên thị trường. Đồng thời, việc nhân rộng diện tích trồng cây bông vải cũng sẽ tạo ra các sản phẩm tơ lụa, sản phẩm dệt đa dạng, phong phú cho thị trường - những thứ này đều mang lại lợi ích cho đất nước, nhân dân. Nếu bệ hạ quan tâm đến những phương diện này, nếu như không ngại thì bệ hạ có thể vi hành thực tế để nắm bắt được tâm tình nguyện vọng của nhân dân.
Cuộc nói chuyện giữa Triệu Húc và Phạm Ninh làm cho tâm tình của Triệu Húc dễ chịu hơn. Triệu Húc cười nói:
- Mấy ngày hôm trước, các quan chức của ba bộ còn than phiền với trẫm rằng: một lượng lớn bông chuyển từ hải ngoại về rất khó bóc hạt, không thể dệt thành vải, đành phải làm đệm chăn, quần áo mùa đông, giá trị sử dụng không lớn.