Phạm Ninh khẽ mỉm cười:
- Đó là sự thiếu hiểu biết của họ. Nếu cây bông không thể dệt thành vải thì các sản phẩm dệt tiến cúng từ Nam Đình kia lấy từ đâu? Ba ngày trước, vi thần đã đi vi hành thực tế tại Chu gia, huyện Trần Lưu, ở đây, họ đã nghiên cứu chế tạo ra máy dệt vải tiên tiến, bọn họ đã bóc được hạt bông vải và dệt thành vải rất nhanh chóng. Rồi dần dần loại máy móc này sẽ được nhiều nơi biết đến. Tất cả người dân sẽ biết đến cây bông vải và các sản phẩm của nó.
- Đây chính là cái trang thiết bị kỹ thuật thay đổi Đại Tống mà ái khanh nói.
Triệu Húc tỏ ý khen ngợi nói:
- Ngày hôm qua, trẫm cùng mẫu hậu đã ngồi lên xe ngựa của ái khanh cống nạp, thật sự là dễ chịu và thoải mái vô cùng. Hơn nữa, tốc độ xe được tăng gấp đôi xe cũ khiến thái hậu không ngớt lời khen ngợi. Từ trước đến giờ, bà ấy chỉ thích ngồi kiệu không thích ngồi xe ngựa vì sợ xóc. Vậy mà, bây giờ, bà ấy lại thích xe ngựa. Buổi khai triều sáng nay, bà ấy nhất định phải ngồi xe ngựa để tới đây đấy. Trẫm cũng thực sự rất thích loại xe này. Sau này, việc vi hành của trẫm sẽ thuận tiện rồi.
- Bệ hạ nói không hề sai chút nào cả ạ. Tất cả các xưởng lớn ở đây đều nghiên cứu chế tạo nhiều trang thiết bị mới. Sài gia đã phát minh ra máy dệt lớn khiến gia tăng sản lượng kéo sợi lên 50 lần. Chu gia cũng nghiên cứu chế tạo một loại máy tiên tiến hơn, thay thế sức mạnh của gia súc. Hơn nữa, một khi các phát minh tiên tiến liên quan đến giao thông trên biển được nghiên cứu ra thì sự phát triển ở nước ngoài của Đại Tống sẽ tiến thêm một bước nữa.
- Đấy chính là điều mà trẫm mong chờ.
Nói đến việc phát triển ở nước ngoài, Triệu Húc nghĩ tới việc xảy ra sáng nay và hỏi:
- Hôm nay, tất cả mọi người đều yêu cầu từ bỏ việc cho dân mua hải đảo, ngay cả mẫu hậu cũng có ý như vậy. Xem ra đó là xu hướng chung. Phạm ái khanh nghĩ sao?
Phạm Ninh khẽ cười nói:
- Thưa bệ hạ, đây chính là bổn phận của vi thần. Vi thần hoàn toàn ủng hộ và gắng sức giúp đỡ. Tuy nhiên, cũng cần có những sự cân nhắc cẩn thận về việc mua bán này. Vi thần suy tính đây là của cải đổi lấy của cải.
- Cái gì gọi là lấy của cải đối của cải?
- Thưa bệ hạ, Đại Tống bán lại các đảo nhỏ cho dân gian, dầu tiên sẽ bỏ ra một lượng lớn của cải, đất ở hải ngoại được mở mang. Một hòn đảo ít nhất có phạm vi trăm dặm, gồm vài chục vạn mẫu đất, mỗi mẫu đất một lượng bạc, nếu bạc trong nhà không đủ, vậy cũng có thể dùng đất để đổi. Ví dụ, một mẫu đất ở Đại Tống bằng 10 mẫu đất ở nước ngoài. Mua một gia tộc ít nhất phải bỏ ra mấy vạn mẫu đất Đại Tống, chỗ của cải và đất đai đó đều là của triều đình, vậy là có thể dùng nó để giải quyết vấn đề chỗ ở cho binh lính bị cắt giảm, thậm chí có thể cho người nông dân mất đất thuê với chi phí thấp. Vì vậy, sẽ giải quyết được vấn đề thôn tính đất đai.
Triệu Húc liên tục gật đầu:
- Theo cách này thì sẽ có nhiều người giàu trong nước mua được đất ở nước ngoài chứ?
- Việc mua đất phải được phân biệt. Khi mua một hòn đảo nhất thiết phải có đầy đủ chức tước, ví dụ như từ quận công trở lên. Nếu mua đất ở đại lục mới thì không cần tước vị, chỉ cần thương nhân bình thường là được.
Triệu Húc khoanh tay đi vài bước và hỏi:
- Vậy, sẽ không xuất hiện việc tự lập làm đế như Hàn tướng công nói sao?
Phạm Ninh lắc đầu:
- Bệ hạ, tự lập nhất định sẽ có, nhưng xưng vương thì không thể. Trên thực tế, ở nước ngoài, vua đảo còn được gọi là huyện công, quốc công. Sẽ chẳng có ai ngu ngốc đến mức chỉ vì một cách xưng hô mà gây hấn với Đại Tống. Nếu họ giúp Đại Tống quản lý lãnh thổ tốt, thực phẩm phong phú, nói không chừng còn có cơ hội phong vương ở nước ngoài trong tương lai. Nhưng những việc như thế đều cần dùng luật pháp để quy định, hay là giờ bắt đầu quy định, tương lai cũng có thể dần dần hoàn thiện, nhưng bất luận có chịu sự quản hạt của triều đình hay không, điều kiện tiên quyết chính là người đó nhất định phải nguyện trung thành với Bệ hạ, làm thần tử của Bệ hạ.
Triệu Húc trầm tư chốc lát nói:
- Khanh nói rất đúng, phương diện này có hai vấn đề mấu chốt, một là chịu triều đình quản lý, hai là thần phục với Đại Tống, nhưng nếu không chịu triều đình quản lý, khi đó, khanh phân chia như thế nào?
- Bệ hạ, đây là lãnh thổ nước ngoài. Một loại là Côn Châu, Lưu Cầu phủ, Lã Tống phủ, Đam Châu, Bảo Châu, … đều là châu hải ngoại của Đại Tống, không khác biệt gì so với châu ở nội địa Đại Tống. Một loại là đại lục, thuộc loại triều đình quản lý, nhưng hơi chút rời rạc, chủ yếu là chỉ điểm triều đình nộp thuế. Loại thứ ba chính là hải đảo, thuộc loại lãnh địa Đại Tống, chỉ nguyện trung thành và cống đất cho Bệ hạ, nhưng không thuộc về triều đình quản lý, có quyền tự trị, giống như châu ràng buộc ở triều Đường.
- Vậy làm sao phân chia đại lục và hải đảo?
- Rất đơn giản, trong vòng ngàn dặm trở lên là đại lục. Thần cho rằng: bây giờ đảo Nam Lã Tống, Trung đại lục, Bột Nê đảo, Đông đại lục và Nam đại lục – năm nơi này chính là đại lục. Còn lại sẽ là đảo nhỏ.
Đảo Nam Lã Tống chính là đảo Mindanao*. Đảo Bột Nê là đảo Kalimantan, Đông đại lục là đảo New Guinea, trung đại lục chính là đảo Java, Nam đại lục chính là châu Úc, đây là tên mà Đại Tống đưa ra.
* Mindanao là đảo lớn thứ hai của Philippines, nằm ở miền nam quần đảo Philippines
Hai người nói chuyện với nhau rất nhiều, thời gian cũng chầm chậm trôi qua. Khi Phạm Ninh ra khỏi điện Khuyến Học, trời đã về trưa.
May thay, ngay tại hoàng cung cũng có cơm trưa, cơm ngon, giá rẻ. Quan ngũ phẩm trở lên sẽ được ăn miễn phí. Nhưng không có rượu. Đây giống như một loại phúc lợi triều đình cung cấp cho quan viên. Phạm Ninh ăn qua loa rồi đi tới Tri Chính Đường.
Quả thật hắn cần tới Tri Chính Đường, lúc ở Tuyền Châu, hắn đã nhận được điệp văn của Tri Chính Đường, bảo hắn nhanh chóng vào kinh.
Phạm Ninh cũng mơ hồ đoán được lý do hắn được Tri Chính Đường hối thúc vào kinh. Nhất định là tướng quốc muốn hắn nói chuyện về Bảo Châu, về việc di dân. Trước kia, Hàn Kỳ đã lộ liễu ngầm ý rằng, di dân ra nước ngoài nhiều sẽ khiến lương thực Đại Tống giảm bớt, diện tích đất hoang ngày càng nhiều.
Di dân sang nước ngoài rõ ràng sẽ gây nhiều khó khăn cho đất nước, cụ thể là giá lương thực thấp, thiếu ngân sách trồng ngũ cốc. Công nghiệp phát triển sẽ tuyển dụng một lượng lớn lao động, dẫn đến suy giảm số lượng người làm nông nghiệp ở nông thôn.
Khi Phạm Ninh đến bên ngoài Tri Chính Đường đã nghe thấy tiếng nói của Phú Bật từ bên trong vọng ra:
- Đương nhiên phải xác định mục đích cho việc di dân. Chúng ta không thể để chó mèo gì cũng có thể chạy tới mua đảo, nhất định phải là người đủ tư cách.
Phạm Ninh đi vào đại sảnh, chỉ thấy bảy tướng công đang trao đổi với nhau. Vấn đề thảo luận có vẻ như là quy định về tư nhân mua đảo.
Phạm Ninh đi tới cười nói:
- Vì sao các vị tướng công không hỏi ta?