Đại Tống Siêu Cấp Học Bá (Dịch Full )

Chương 879 - Chương 876

dai tong sieu cap hoc ba
Chương 876
 

- Tiểu Phạm tướng công rốt cuộc đã tới!

Phú Bật cười ha hả:

- Chúng ta cứ nghĩ ngươi được Quan gia giữ lại dùng cơm rồi.

Hàn Kỳ nghiêm nghị nói:

- Chúng ta muốn nghe ý kiến của Kinh Lược Sứ.

Phạm Ninh cũng không khách khí, đi vào đại sảnh nói:

- Sáng nay, ta với bệ hạ có nói chuyện về vấn đề này nên ta có 2 đề xuất: thứ nhất là phân loại đất ở nước ngoài, có thể chia thành 3 loại: châu phủ trực thuộc triều đình, đất triều đình quản lý và đất triều đình không quản lý.

Các vị tướng quốc đều kiềm chế lắng nghe lời hắn nói, không ngắt lời hắn.

Rồi Phạm Ninh nói tiếp:

- Thứ hai, thiết lập điều kiện mua đất. Mua đất do triều đình quản lý cần điều kiện gì, mua đất triều đình không quản lý cần điều kiện gì, làm rõ hai điểm này thì suy nghĩ sẽ rõ ràng thôi. Mặt khác, ta bổ sung một điều nữa là lấy đất Đại Tống đổi lấy đất ở nước ngoài, chẳng hạn, đổi một mẫu đất thành mười mẫu, điều này sẽ giải quyết được vấn đề thôn tính đất đai.

Các tướng quốc ngơ ngác nhìn nhau, Hàn Kỳ vội hỏi:

- Cái gì gọi là triều đình quản lý, triều đình không quản lý?

- Địa phận do triều đình quản lý chính là đại lục, sau khi mua nó sẽ tương tự điền trang, cần phải trả thuế cho triều đình, tuy nhiên, đơn giản hơn một chút so với châu phủ trực thuộc, tư cách mua được nới lỏng hơn một chút. Địa phận triều đình không quản lý chính là nói đến hải đảo nhỏ và vừa, có quyền tự trị, nguyện trung thành với Thiên tử Đại Tống, nhưng không chịu sự quản lý của triều đình, gần giống châu ràng buộc ở triều Đường, mua hải đảo sẽ cần có tư cách nghiêm ngặt.

Tất cả mọi người đều đã yên lặng, và đều đã nghe ra, Phạm Ninh rõ ràng là tùy cơ ứng biến. Những thế lực quyền quý kia đang liều mạng thúc đẩy triều đình thông qua việc tư nhân mua đất, cũng chẳng phải muốn có một vùng đất tự trị không chịu sự quản thúc của triều đình, để từ đó có thể tự mình xưng Vương.

Hàn Tử hỏi:

- Thiên tử có thái độ thế nào?

- Trên nguyên tắc, thiên tử đồng ý có thể tự trị, nhưng không được lập nước, không được có cử chỉ vượt qua triều đình. Có thể sở hữu một lượng quân tự vệ nhỏ. Ngoài ra, những ai mua đất tự trị, đều phải đưa con về triều đình làm con tin.

Phú Bật trầm tư một lúc rồi nói:

- Về việc đất tự trị, theo ta nên bẩm báo triều đường, rồi bàn bạc kỹ lưỡng với thái hậu, thiên tử để quyết định. Sự việc quan hệ trọng đại, không thể hành sự nông nổi.

Mọi người đều nhất trí đề nghị của Phú Bật.

Lúc này, Văn Ngạn Bác cười nói:

- Hôm nay ta mời Kinh Lược Sứ qua đây, chủ yếu muốn nói chuyện về sự tình Bảo Châu. Chúng ta đều đồng ý cái tên này, nhưng cụ thể vận hành ra sao, vẫn muốn nghe thêm ý kiến của ngươi.

Tuy rằng khai thác, phát triển châu huyện hải ngoại do Phủ kinh lược hải ngoại chủ quản, nhưng một khi châu phủ hoàn thành, thì sẽ chuyển giao về cấp triều đình. Giống Côn Châu, Đam Châu đều đã giao cho Tri Chính Đường. Mặt khác khai thác, phát triển hải ngoại cũng đều cần triều đình phối hợp, chủ yếu cần triều đình thu thập di dân.

Phạm Ninh đương nhiên biết mấy lão cáo già này tìm mình tới nói chuyện gì, không có lợi không làm, chắc lại muốn hỏi xem Bảo Châu có cát vàng, bạc trắng linh tinh gì không.

Phạm Ninh đi vào đại đường ngồi xuống, nói với chúng tướng quốc:

- Điều kiện tự nhiên của Bảo Châu với Lã Tống phủ không khác nhau là mấy, đảo Lã Tống chủ yếu là cây hương long não và cây bông, còn Bảo Châu thì là cây cao su. Mọi người đều nhìn thấy xe ngựa mà tôi dâng hiến cho thiên tử, bánh xe chính là được chế tác từ cao su, đồ nông sản chủ yếu là lúa nước, cũng là một nơi sản xuất nhiều lúa nước. Ngoài ra, khoáng sản của Bảo Châu chủ yếu là mỏ thiếc và quặng sắt, vàng bạc gần như không có. Nhưng Bảo Châu lại là nơi trung chuyển mậu dịch tốt nhất với phương tây, so với vị trí của Tân Cảng còn ưu việt hơn cả chục lần. Tôi quyết định xây dựng cảng Tân Tuyền ở đó.

- Xây cảng mậu dịch ở Bảo Châu, vậy Tân Cảng thì ra sao? - Phú Bật hỏi.

- Để Tân Cảng chuyển thành quan phủ địa phương.phải nằm trong phạm vi trăm dặm của đại đảo thuộc nước Bột Nê, nhưng địa bàn Bột Nê Quốc chỉ chiếm một phần rất nhỏ, lớn nhất cũng chỉ có một phần của đảo lớn, chúng ta có thể đừa hòn đảo lớn này dần dần khai khẩn thành một tòa châu phủ của Đại Tống.

- Vẫn nên đi từng bước một! Bảo Châu còn cần bao nhiêu di dân nữa? - Hàn Kỳ lại hỏi.

- Giống như đảo Lã Tống vậy, giai đoạn một cần năm nghìn hộ, ngoài ra còn cần ba vạn lao công Nhật Bản.

Lúc này Hàn Kỳ không còn giống mấy hôm trước lấy di dân nói chuyện nữa. Mấy năm qua bách tính Đại Tống bỗng nhiên như giác ngộ vậy, không còn bài trừ di dân. Bây giờ tìm di dân không còn quá khó rồi. Chỉ cần quan phủ dán thông cáo, năm nghìn hộ rất dễ có thể tập hợp được.

Điều kiện mà Phạm Ninh đưa ra Tri Chính Đường hoàn toàn có thể chấp nhận.

Thật ra Hàn Kỳ và các tướng quốc khác quan tâm là hải ngoại mở rộng càng làm càng lớn, chỉ dựa vào một mình Hải ngoại kinh lược phủ quản lý, hiển nhiên có chút không thực tế. Họ tiếp nhận Côn Châu, làm cũng tốt như nhau, khiến triều đình bắt đầu có niềm tin lớn vào việc này.

Hiện tại ánh mắt của bọn họ lại nhắm chuẩn vào hai phủ Lưu Cầu và Lã Tống. Hai phủ này càng ngày càng quan trọng, đặc biệt là phủ Lã Tống, vàng, sắt thô, đường sương, bông, hương liệu, lúa gạo, gỗ củi… nơi đây gần như là kho bảo bối vậy. Tri Chính Đường muốn mở rộng kinh doanh, di chuyển càng nhiều bách tính, nhưng tiền đề là phải lấy được phủ Lã Tống từ trong tay Hải ngoại kinh lược phủ lại đây.

Hàn Kỳ tỏ thái độ với mấy tướng quốc khác, rồi chậm rãi cười với Phạm Ninh nói:

- Ngoài an bài việc khai thác phát triển Bảo Châu, hôm nay còn muốn đàm phán với Kinh lược sứ tình hình phủ Lã Tống.

***

Cuối cùng Phạm Ninh và Tri Chính Đường cũng đạt được thỏa hiệp, Phạm Ninh đồng ý để Tri Chính Đường tiếp quản Lưu Cầu phủ và Lã Tống phủ. Điều kiện thứ nhất của hắn là những vị quan xuất nhiệm quan huyện ở hải ngoại, sau khi đủ nhiệm kì, đều có thể chuyển thành quan kinh đô. Đây thực chất là phúc lợi của Côn Châu, nhưng sau này bị bỏ đi. Phạm Ninh yêu cầu Tri Chính Đường khỏi phục lại chế độ này.

Điều kiện thứ hai là yêu câu Tri Chính Đường loại bỏ khảo sát đối với hắn. Nhiệm kỳ của hắn còn hai năm, hắn thực sự không còn sức lực để ý cả phủ Lưu Cầu và phủ Lã Tống. Nếu như không phải hắn không yên tâm năng lực khai khẩn của Tri Chính Đường, hắn thậm chí còn muốn giao cả Bảo Châu cho Tri Chính Đường.

Hai năm kế tiếp hắn không có ý định lấy việc vớt vát của cải làm mục tiêu, mà là củng cố và làm mạnh sự khống chế của Đại Tống đối với Nam Dương, cùng với việc bước đầu xây dựng nên một con đường xuất hải thực dân trong dân gian.

Hai điều kiện của Phạm Ninh, Tri Chính Đường cũng đồng ý. Họ chính thức đổi tên Tân Cảng thành Tư Châu, rồi thành lập hai châu phủ tại Bảo Châu và Tư Châu.

Buổi chiều, Hàn Giáng mời Phạm Ninh tới Chu Lầu uống trà.

Hàn Giáng rót đầy một tách trà cho Phạm Ninh rồi nói:

Bình Luận (0)
Comment