Ước chừng tìm được mười ngày, cuối cùng không thu hoạch được gì, Phạm Ninh nhẹ nhàng thở một hơi thật dài, chứng minh sự ghi chép không có sai, phải một trăm năm sau vào cuối thế kỷ thứ X, dân bản địa trên đảo Thái Bình Dương sẽ lần lượt đến Bắc đảo, qua 200-300 năm nữa, mới có một lượng người dân bản địa di chuyển tới đây.
Bây giờ vẫn là những năm 1960, Nam đảo và Bắc đảo đều vẫn là hai hòn đảo không người ở.
Anh em Phạm Thị và anh em Chu Gia lại lần nữa bước lên lục địa, dẫn dắt binh lính bắt đầu kiểm tra kỹ càng cái đảo lớn cực kỳ đẹp và màu mỡ này.
Đầu tháng chín, trên một đồng bằng mênh mông của phía Bắc huyện Trần Lưu lại phát ra một tiếng nổ vang, tiếng vang lớn là từ trong một tòa đại viện truyền đến, bức tường cao che đi tầm mắt của mọi người, xung quanh một vài người nông dân đang làm đều rướn cổ lên tò mò, ý đồ muốn biết chuyện gì đang xảy ra?
Ở trong sân, mười mấy tên thợ vây quanh một cái máy tối đen, cái máy này cao bằng hai tầng nhà, cái máy này là chiếc máy hơi nước thứ 8 do đám thợ thủ công tạo nên.
Nó được chia làm hai bộ phận, một phần là nồi hơi sản sinh ra hơi nước, một bộ phận khác chính là khí vò và pít-tông, mặt khác còn có liên cán, cái tay quay và ổ quay, chúng là mấu chốt bảo đảm trước sau chuyển động trở thành chuyển động tròn, trên máy dệt vải của triều đại nhà Tống đã giải quyết được vấn đề này, về vấn đề này trái lại rất thuận lợi.
Mấu chốt là vấn đề động lực của hơi nước, trên thực tế, tháng 12 năm ngoái thợ thủ công đã căn cứ bản vẽ của Phạm Ninh để tạo ra máy hơi nước, nhưng xuất hiện hai vấn đề, vấn đề thứ nhất là động lực quá nhỏ để sinh ra hơi nước, 7 cái máy hơi nước phía trước có ít nhất năm cái đều là vì lượng hơi nước không đủ, động lực tạo thành không đủ mà thất bại, biện pháp giải quyết chỉ có thể không ngừng phóng đại nó lên, cái máy hơi nước lần thứ 6 đã nâng cao bằng ba tầng nhà, to lớn không có gì so sánh được, số lượng tiêu hao nước và tiêu hao than đều khiến người ta hết sức kinh ngạc, hiệu quả sử dụng hơi nước quá thấp.
Lúc này đồng thời cũng xuất hiện vấn đề thứ 2, như vậy máy hơi nước có thể sử dụng trên đất liền, nhưng ở trên biển căn bản không có nhiều nước ngọt như vậy để tiêu hao, trên bản vẽ của Phạm Ninh không giải quyết vấn đề này.
Sau đó một người thợ thủ công phát hiện, thật ra thì phần lớn hơi nước đều bị bay ra lãng phí hết, y đưa ra việc tăng thêm xilanh, khiến hơi nước có thể dùng lần thứ 2.
Một người thợ thủ công khác đưa ra việc sử dụng phương án khiến hơi nước tuần hoàn trở về nồi hơi, mà không cần phải xả trực tiếp nước đông lạnh xuống.
Thợ thủ công nhiều lần hiệp thương, đổi hướng cài đặt van, khiến hơi nước sau lần sử dụng thứ nhất có thể đi vào xilanh thứ hai và xilanh thứ ba, sau đó do hơi nước trong xilanh thứ ba tăng thêm sau đó đẩy mạnh pít-tông, đề cao hiệu suất sử dụng hơi nước, động lực tăng rất nhiều.
Cùng lúc đó, đám thợ thủ công lại tạo ra được cái máy đông lạnh kiểu hàng rào, lại phát minh ra cách quản lý máy đông lạnh, khiến hơi nước nhanh chóng làm lạnh lần nữa rồi trở lại nồi hơi, điểm này ở trên tàu biển đặc biệt quan trọng, nếu không thì không có nhiều nước ngọt như vậy để tiêu hao, nhất định phải tuần hoàn sử dụng mới được.
Nhưng cái vấn đề mới thứ 3 lại xuất hiện, làm thế nào để đảm bảo đẩy của ba cái pít-tông có thể vận dụng phối hợp, đám thợ thủ công không ngừng vận hành thử, từng bước làm ra ba cái xilanh lớn hơn, ba cái khí vại pít-tông diện tích gia tăng gấp đôi, sau đó sửa lại cán liên động, khiến nó ghép lại biến thành cán liên động, thúc đẩy lực từ một bước liên động biến thành ba bước liên động, thành công giải quyết xong vấn đề không đủ động lực.
Tám mươi tên thợ thủ công dùng đ thời gian ằng đẵng 1 năm, lần lượt tạo ra được 8 máy chạy bằng hơi nước, hao phí mấy vạn quan tiền, máy hơi nước thứ 8 cuối cùng cũng thành công mạnh mẽ thúc đẩy ổ quay chuyển động.
Máy hơi nước quay một đêm, từ đầu đến cuối duy trì động lực mạnh mẽ, trục bánh đà xoay tròn, đám thợ thủ công đều xúc động hoan hô lên, ôm nhau thật chặt.
Đương nhiên, cái thuyền dùng máy hơi nước này vẫn còn rất nguyên thủy và nặng nề cồng kềnh, nặng đến hai ngàn cân, máy hơi nước thì không lớn, nhưng nồi hơi chừng hai tầng lầu cao, còn có rất nhiều chỗ cần cải tiến thêm một bước nữa, ví dụ về sau phát minh nồi hơi cao áp, mới thật sự giải quyết xong về sự thiếu hụt của máy hơi nước cồng kềnh thời kỳ đầu.
Nhưng phát minh nồi hơi áp suất còn phải giải quyết vấn đề nổ, vậy cần dùng đến van khống chế cùng với cái chốt từ kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp, điều này cần có thời gian để từ từ tìm tòi và tích lũy.
Ngoài ra, còn có một vấn đề khá nan giải, chính là tiêu hao số lượng than quá lớn, tuy rằng triều Tống đã sử dụng than đá rộng rãi, ở trên đất liền dùng máy hơi nước không có vấn đề gì, bất cứ lúc nào cũng có thể bổ sung than đá, nhưng nếu đi thuyền lâu dài trên biển, vấn đề than đá giải quyết như thế nào?
Đám thợ thủ công cũng không có cách nào, chỉ có thể cân nhắc mang theo một con thuyền than đá tiếp tế, hoặc là tiếp tế ở cảng ven đường.
Tin tức thí nghiệm máy hơi nước thành công được đăng trên trang nhất "Tín Báo", tin tức này đối với dân chúng bình thường không có cảm nhận lớn lắm, nhưng đối với tất cả xưởng lớn đang cố gắng đề cao hiệu suất, lại không thể nghi ngờ là một chấn động lớn.
Xưởng dệt dùng nó làm động cơ, mỗi ngày sản xuất ra ba trăm cân (150kg) sợi bông, cao gấp đôi động cơ dùng sức nước.
Nhưng ý nghĩa của máy hơi nước cũng không phải đề cao sản lượng kéo, bản thân máy dệt sức nước lớn cũng đã dùng lực nước thay thế cho sức người, chỉ có điều nó đã bị hạn chế tương đối lớn, nhất định phải sử dụng ở bờ sông hoặc là dưới chân núi, nhưng máy hơi nước có thể sử dụng ở bất kỳ địa phương nào.
Tuy nhiên máy hơi nước dùng ở ngành dệt, ít nhất hiện tại mà nói chưa thích hợp với tình hình khách quan, một là lượng gang sản xuất chưa đủ lớn, gang được sử dụng nhiều trong quân sự, mặt khác nó sử dụng giá thành cũng rất cao, than đá của triều Tống cũng khá đắt, cho dù hiệu quả hơn so với máy kéo sợi bằng hơi nước một chút, nhưng tổng giá thành lại cao hơn rất nhiều, ngược lại sẽ đẩy cao giá cả của vải bông, cho nên sau khi "Tín Báo" đăng lên việc phát minh ra máy hơi nước, rất nhanh liền mai danh ẩn tích rồi.
Cái này ít nhất cần thời gian mười năm, hai mươi năm để phát triển và mở rộng.
Tác dụng chủ yếu của máy hơi nước vẫn là di chuyển ở xa khơi, giải phóng mấy trăm nhân lực, mặt khác mã lực mạnh, tốc độ con thuyền càng nhanh hơn.
Chu Nguyên Phong lợi dụng một thuyền lớn ba nghìn thạch, vận chuyển máy hơi nước đến xưởng chế tạo của Chu Thị, đám thợ thủ công bắt đầu chế tạo càng nhiều máy hơi nước với quy mô lớn ở Trần Lưu.
***
Phạm Ninh và nhóm của mình trở về Tuyền Châu vào trung tuần tháng chín, sau 10 ngày nghỉ ngơi ở Tuyền Châu, Phạm Ninh liền dẫn Minh Nhân và Minh Lễ vào kinh mua đảo, lúc này, Phạm Ninh vẫn chưa biết tin đã chế tạo ra máy hơi nước, Chu Nguyên Phong đang tạo ra con thuyền chạy bằng hơi nước đầu tiên vào thời nhà Tống.