Chu Ưng ngẩng đầu nhìn khói mù mịt bay ra từ cửa thông gió, gật gật đầu nói:
- Đốt từ long cốt, rồi dầu thông cũng sẽ bị đốt cháy.
Lúc này, bên ngoài chuông báo kêu to, chỉ thấy trên sân chứa khói bay cuồn cuộn, ánh lửa ngút trời, binh lính đóng quân ở xưởng đóng thuyền bị kinh động rồi.
Chu Hổ và Chu Báo chạy như bay đến, Chu Long vung tay nói:
- Đi!
Bốn người nhanh chóng chạy nhanh vào bóng tối, trong xưởng đóng tàu loạn thành một đống, khu vực kho ánh lửa ngút trời, khói bay cuồn cuộn, cùng lúc đó, bên bến tàu cũng có ánh lửa sáng lên, thuyền tuần gác đều chạy về hướng bến tàu, vô hình tạo cơ hội cho bốn người Chu Long chạy thoát.
Chu Long rút ra bốn cây hỏa chiết tử cuối cùng, ném vào trong ba chiếc tàu lớn chưa hoàn công, đợi ánh lửa vụt lên, bốn người liền nhảy vào trong biển, biến mất trên mặt nước tối đen.
Hai dặm ngoài xa, thuyền ba bản đã đợi bốn người trên mặt biển, rất nhanh, bốn cái bóng đen lần lượt bơi đến, lên trên thuyền, sau đó thuyền lập tức chạy đi ra biển ngoài cảng khẩu.
Bốn người Chu Long nhìn thế lửa ngút trời, đều đồng thanh thở dài, trận lửa lớn này đã đặt một dấu chấm hết huy hoàng cho cuộc đời của họ ở Đại Tống, bước tiếp theo bọn họ sẽ rời khỏi Đại Tống, đến với đảo Can Tướng bắt đầu cuộc sống mới.
Ngoài cảng, một con tàu vạn thạch đang yên lặng chờ đợi thuyền nhỏ trở về.
Quân viễn chinh trên biển bị tiêu diệt toàn bộ cùng với xưởng đóng tàu bị tiêu diệt, khiến kế hoạch của thủy quân nước Liêu bị chịu một đả kích khá mạnh, có thể nói là một cú đả kích mang tính hủy diệt, khiến nước Liêu vừa mới có giấc mộng về thủy quân hàng đầu đã tiêu tan, sự việc lần này sinh ra ảnh hưởng sâu sắc với nước Liêu.
Lúc này hoàng đế nước Liêu là Gia Luật Hồng Cơ đã tại vị mười bốn năm, mấy năm trước vừa trải qua loạn lạc Trọng Nguyên, tru diệt hoàng thúc đang chuẩn bị tạo phản là Gia Luật Trọng Nguyên cùng với con gã là Gia Luật Niết Lỗ Cổ, phò mã Tiêu Hồ Đổ cùng mười mấy tên trọng thần.
Cũng lúc đó gian tướng được Gia Luật Hồng Cơ trọng dụng là Gia Luật Ất Tân lấy danh nghĩa tru sát dư đảng Trọng Nguyên, nhân cơ hội tru sát những người khác phái, số lượng lên đến hàng trăm người, dẫn đến nội bộ nước Liêu đại loạn, cục diện chính trị không ổn định.
Nhưng lý do dẫn đến nước Liêu suy bại là do Gia Luật Hồng Cơ lãng phí vô độ, cả nước lễ Phật, đại tu chùa chiền, trọng thưởng tăng nhân, dẫn đến quốc khố hư không, triều đình thu không đủ bù chi, triều đình bắt đầu tăng thuế, khiến dân ý sôi trào, mâu thuẫn xã hội nước Liêu vô cùng gay gắt.
Cũng chính bởi vì tài chính cực độ khó khăn, cục diện chính trị không ổn định, để cướp lấy của cải nhà Tống, đồng thời chuyển dịch mâu thuẫn trong nước, Gia Luật Hồng Cơ dần để ý về Đại Tống, một mặt là xé bỏ hiệp ước Đàn Uyên, bắt buộc Đại Tống gia tăng tiền cống hằng năm thêm mười lần, mặt khác, gã tập trung lực lượng tiền tài, kiến tạo thủy quân, với ý đồ muốn cướp lấy vùng tài nguyên trọng địa của Đại Tống ở hải ngoại – Côn Châu.
Nhưng tại thời điểm cuối cùng, quân Tống phá hủy đội thuyền và xưởng đóng tàu, gần mười vạn lượng bạc đầu tư vào đóng thuyền nay đã trở thành bong bóng tiêu tan.
Dưới lúc hổ thẹn thành giận, Gia Luật Hồng Cơ lợi dụng sự kiện xưởng tàu làm khó, mệnh lệnh cho đại tướng Gia Luật Thân Xích dẫn ba vạn quân đội tấn công Định Châu. Hà Bắc tuyên phủ ti Hàn Kỳ đang tuần sát phòng thủ thành trì ở Định Châu đem một vạn quân đội tiến gấp tới huyện Đường trợ giúp, nghiêm giữ huyện thành Đường huyện, vì tranh giành Đường huyện mà hai bên đã bùng phát chiến đấu công thành kịch liệt.
Mâu thuẫn Tống Liêu bắt đầu leo thang.
Sau khi phá hủy xưởng đóng tàu của nước Liêu, Phạm Ninh đưa thủy quân trở về với Lai Châu, đồng thời mệnh lệnh thủy quân Tuyền Châu đang hỗ trợ Côn Châu cũng trở về Lai Châu.
Phạm Ninh cũng không gấp trở về kinh thành, hắn dùng thời gian mấy ngày an bài một vài sự việc tiếp sau.
Nhất thời luận công ban thưởng, nhóm Chu Long đã nhiều lần tác chiến hải ngoại lập công, lần này thiêu rụi xưởng đóng tàu công lao cực lớn, Chu Long được phong là Đô Chỉ Huy Sứ, ba người Chu Hổ là Chỉ Huy Sứ, ngoài ra bao gồm cả hai tên thuyền thủ, trọng thưởng sáu người vạn lượng bạc trắng.
Tiếp theo là tại Lai Châu chiêu mộ thủy quân giải ngũ nguyện đi hải ngoại định cư. Trước đó hắn đã ủy thác Miêu Thuận Lợi thay hắn chiêu mộ, tổng cộng chiêu mộ được năm trăm ba mươi người. Những binh sĩ này cùng với cả gia quyến đều đồng ý đi hải ngoại định cư.
Phạm Ninh lập tức mênh lệnh bốn người Chu Long đem theo mười chiếc thuyền máy hơi nước cùng với gần năm trăm binh lính thủy quân giải ngũ và gia quyến ra đi hải ngoại. Bọn họ sau khi tiếp ứng một nghìn thiếu nữ được Chu Lâm chiêu mộ ở Nhật Bản tại Tuyền Châu, cùng nhau đi tới đảo Can Tướng.
Tiễn xong đoàn tàu, Phạm Ninh lập tức đi thuyền từ Tế Thủy tới kinh thành.
Buổi trưa hôm nay, thuyền khách mà Phạm Ninh đi đã tới kinh thành, lần này hắn không có hộ vệ cận thân, mà là hai tên lính đi theo hắn vào kinh.
Ở bến tàu cửa Kim Thủy đón hắn trở về là Xu Mật Sứ Văn Ngạn Bác, còn một người còn lại là cấp dưới cũ ở Gián Viện và Ứng Thiên Phủ tên là Lưu Sở. Lưu Sở hiện là Xu Mật Thừa Chỉ Chính tứ phẩm, lại một lần nữa trở thành cấp dưới của Phạm Ninh.
Văn Ngạn Bác tiến lên trước khẽ cười nói:
- Chúc mừng tiểu Phạm tướng công đánh bại thủy quân nước Liêu, tiêu hủy xưởng đóng tàu nước Liêu, lập được kỳ công!
Văn Ngạn Bác là chủ quan Xu Mật Viện, còn Phạm Ninh là Đồng Tri Xu Mật Viện, là chức phó của Văn Ngạn Bác.
Chủ quan Xu Mật Viện có hai người, một là Sự phán Xu Mật Viện, một là Sự tri Xu Mật Viện. Sự tri Xu Mật Viện còn được gọi là Xu Mật Sứ, trước mắt Sự phán Xu Mật Viện đang khuyết thiếu, khiến cho Văn Ngạn Bác liền trở thành chủ quan duy nhất của Xu Mật Viện.
Mặt khác còn Tri sự Xu Mật Viện, ký thư sự Xu Mật Viện và Đồng ký thư sự Xu Mật Viện, ba chức quan này đều là chức phó của Xu Mật Viện, trước mắt Phạm Ninh đảm nhiệm Đồng tri sự Xu Mật Viện, Địch Thanh đảm nhiệm Ký thư sự Xu Mật Viện, nhưng Phạm Ninh lại treo hàm Tham Tri Chính Sự, trên thực tế lấy danh chức Đồng tri sự Xu Mật Viện, thi hành quyền của chủ quan. Nên bên chỉ có chủ quan Xu Mật Viện mới có thể vào chính đường.
Hơi phức tạp chút, đơn giản mà nói quan hệ giữa Phạm Ninh và Văn Ngạn Bác là Phó thị trưởng thường vụ với thị trưởng. Thị trưởng là nhân vật số hai, dù gì Văn Ngạn Bác là tả tướng mà!
- Văn các lão, chiến sự Hà Bắc thế nào rồi?
- Liêu binh công không được huyện Đường, đã bắt đầu rút về phương Bắc, phần lớn bách tính Định Châu đều di dân hải ngoại, vườn không nhà trống, cũng không có gì tổn thất, nhưng phỏng chừng nước Liêu không can tâm đâu. Lên xe trước, về rồi ta từ từ nói!
Phạm Ninh theo Văn Ngạn Bác lên xe ngựa, xe ngựa khởi động, chạy vào trong triều đường, Tri Chính Đường cũng gấp muốn biết tình hình chiến sự trên biển, cũng không thả Phạm Ninh ra về, lập tức đưa hắn vào đại nội.
- Văn các lão, thái hậu cho ta vào xu Mật Viện, không nhẽ là muốn ta đem quân đánh giặc ư!