Triệu Húc gật đầu và hiểu được sách lược của Phạm Ninh. Trước mắt cần làm cho nội bộ của Liêu quốc lục đục dẫn đến tan rã, từ trái tim của Liêu quốc khoét ra. Vừa lợi dụng lòng tham của Gia Luật Ất Tân, vừa muốn lợi dụng Trương Hiếu Kiệt muốn tìm cho mình đường lui sau này. Khi cả hai tận dụng được triệt để điều này thì sẽ giáng cho Liêu quốc một đòn chí mạng, quả thật đây sẽ là tổn thất rất lớn cho Liêu quốc. Về chuyện này, Triệu Húc không có gì phản đối.
Triệu Húc liền cười nói:
- Về chuyện của Gia Luật Ất Tân và Trương Hiếu Kiệt, trẫm sẽ giao cho tướng công toàn quyền quyết định, không cần phải bẩm báo ta nữa.
- Đa tạ bệ hạ tín nhiệm!
Triệu Húc lấy ra một phần bản dự thảo đưa cho Phạm Ninh:
- Đây là đề xuất của Vương tướng công đề ra hai cải cách. Một cái là cải cách trường học, một cái là cắt giảm quan chức dư thừa vô dụng. Phiền tướng công xem qua một chút.
Phạm Ninh cầm báo cáo và ngồi xuống xem kỹ, cải cách trường học tức là Vương An Trạch muốn thiết lập lại hệ thống trường thông qua việc tạo cơ hội phát triển trường kỹ thuật.
Về cơ bản, giống như kế hoạch trong lịch sử, coi trọng giáo dục chính thức, mở rộng số lượng học sinh, thành lập chính quyền ở hải ngoại và giảm số kỳ thi của quốc gia. Trên danh nghĩa thì đây dường như là một cải cách hệ thống giáo dục.
Kỳ thi của Đại Tống là một cơ hội cho con cháu tầng lớp bần hàn thể hiện học thức của mình. Nhưng trên thực tế, các kỳ thi tổ chức là dành cho con cháu của gia tộc. Nó không công bằng, tài nguyên trong giáo dục đều dành hết cho những đứa trẻ nhà giàu, chắc chắn chúng sẽ có ưu thế hơn những đứa trẻ nhà nghèo khi đi thi.
Vương An Trạch muốn tiến hành cải cách các nguồn lực giáo dục và tăng cường mở rộng trường chính thức. Sau khi tốt nghiệp, các học sinh nhà nghèo cũng đều được đi học ở trường chính thức, giảm dần số người học sinh nhà giàu và con cháu gia tộc.
Trong lịch sử, cải cách giáo dục của Vương An Thạch là tương đối thành công. Nhưng trong cải cách giáo dục, y gặp phải cuộc khủng hoảng danh tiếng lớn nhất. Tất cả các tác phẩm kinh điển của Khổng giáo được sử dụng đều phải thông qua các chú thích của y. Chính y đã cất nhắc bản thân ngang hàng với Đổng Trọng Thư, Chu Hi....
Chính vì chuyện này mà y bị tấn công mạnh mẽ từ nhiều phía. Thử nghĩ mà xem, văn nhân Đại Tống sao có thể cho phép độc quyền giải thích Nho giáo như vậy được. Thanh danh của Vương An Thạch vì đó mà bị bại hoại, chưa đến vài năm sau y đã buồn bực sầu não mà chết.
Ở bản dự thảo này không thấy Vương An Thạch nói đến sách giáo khoa. Phạm Ninh tỏ thái độ nóng lòng. Hắn xem tiếp đến cải cách thứ 2 về việc cắt giảm quan lại dư thừa vô dụng.
Hiện nay, Đại Tống có tam nhũng, quan lại vô dụng, nhũng binh, nhũng phí. Nhũng binh là xử lí tốt nhất, đó là dùng tài nguyên để tái định cư cho binh lính xuất ngũ, cắt giảm quân đội vùng ven, mở rộng dân binh pháp, thay đổi thành luật lao động.
Nhũng phí cũng được giải quyết tốt. Ngoại trừ sắt muối được kiểm soát chặt chẽ bởi triều đình, thì rượu, đường, trà, gia vị và khai thác dần dần được mở ra, nhưng chúng không được tự do hóa hoàn toàn, mà sẽ chuyển từ hưởng lợi theo mô hình quan phủ cũ và một số ít thương nhân thay đổi thành mô hình quan phủ và đa số các thương nhân thu lợi nhuận. Trên thực tế, lợi ích của quan phủ không giảm, mà là lợi ích của một số ít bộ phận bị chia đều.
Vấn đề lớn nhất là sự dư thừa của các quan chức. Có quá nhiều quan chức ở Đại Tống, con cái của các vị chức sắc luôn phải được chăm sóc tốt, phong tước vị, cứ ba năm một lần bảy trăm danh tiến sĩ được nêu tên.
Về tài chính của Đại Tống, ngoài một phần lớn là chi cho quân sự, phần lớn thứ hai là chi cho các lợi ích, phúc lợi của quan chức trong triều, trong nhiều năm qua, lương của các quan lại rất cao, khiến cho triều đình không chịu nổi gánh nặng. Chẳng qua do mười mấy năm trở lại đây, Đại Tống có mở rộng phát triển ở hải ngoại, cộng với việc kiên quyết cắt giảm quân đội, tài chính triều đình mới bắt đầu dư dả một chút.
Phạm Ninh cầm hai bản dự thảo trên tay, trầm ngâm một lát hỏi:
- Thưa bệ hạ, thái hậu đã xem qua dự thảo này chưa?
Phạm Ninh nhớ rất rõ ràng, Thanh Miêu Pháp và Bảo Giáp Pháp của Vương An Thạch chọc giận tới Tào Thái hậu, Tào Thái hậu đã suy nghĩ sẽ bãi chức Tể tướng của Vương An Thạch.
Triệu Húc gật đầu:
- Hôm qua Trẫm đã đưa cho Hoàng tổ mẫu xem qua, người đã tán thành phương án tăng cường quan học, Hoàng tổ mẫu muốn Trẫm nghe thêm ý kiến của các quan đại thần, đặc biệt là Phạm tướng công.
- Nghe ý kiến của thần?
Phạm Ninh cười khổ một tiếng, đây không phải là đặt mình trên đống lửa sao?
Nhưng Thiên tử đang chờ đợi mình tỏ thái độ đây! Phạm Ninh suy nghĩ một chút nói:
- Nói thật, vi thần luôn không tán thành thủ đoạn lửa nóng dầu mạnh như cải cách của Vương tướng công, một đao chặt xuống, cũng không quan tâm sẽ phát sinh ra hậu quả gì, phương án của ông ta, vi thần vẫn bảo lưu ý kiến.
- Vậy phương án của Phạm tướng công là gì?
Triệu Húc vội vàng hỏi.
- Vi thần từng suy xét qua, nhưng vẫn chưa chín muồi.
- Tướng công không ngại thì cứ thử nói ra xem, trẫm cũng muốn tham khảo chút ý kiến.
Phạm Ninh trầm tư thật lâu sau nói:
- Báo cáo của Vương tướng công chia làm ba phần, trước khi nói đến phương án của ông ta, vi thần có thể nói lên một chút suy nghĩ của mình.
- Phạm tướng công, mời nói, trẫm sẽ rửa tai lắng nghe.
- Đầu tiên, Vương tướng công đề xuất việc mở rộng quan học, mang lại hàng loạt tiến sĩ, không dùng quan đưa đi các châu huyện quan học dạy học, ta không tán thành với đề xuất này, quan học châu huyện luôn luôn là lãnh thổ của nhân tài Thái Học Viện, điều này trên thực tế là làm cho mâu thuẫn gia tăng, đám Tiến sĩ không muốn, Thái học sinh cũng không vui vẻ gì, kỳ thật theo vi thần, trong Bảo Giáp Pháp có một gợi ý, triều đình có thể từ các hương trấn mà thành lập Chủ tịch trấn hoặc là Hương trưởng, sau đó thì đưa ra các phép tắc, tất cả các quan huyện nhất định phải nghe theo sự sắp xếp của hương trấn, nếu không qua hương trấn, thì không thể vào huyện nha.
Triệu Húc khó hiểu:
- Trước kia Phạm tướng công vạch ra khiếm khuyết của sự kiện Bảo Nha, hiện tại sao lại ủng hộ hương trấn quan?
- Bệ hạ, hai cái này tính chất hoàn toàn không giống nhau, Bảo Nha đúng tự mình phong thụ chức quan, còn hương trấn lại là quan viên của triều đình hoặc là châu nha bổ nhiệm, như vậy, lợi ích lớn nhất chính là sự quản lý của triều đình mở rộng ra các hương trấn, hiện tại tất cả các hương trấn đều có kỳ trường, mà tranh chấp lớn nhỏ đều từ các thân hào nông thôn, thoát khỏi sự khống chế triều đình, thêm một tầng Chủ tịch trấn và Hương trưởng thì do Chủ Tịch hương trấn đến quản lí, thân hào nông thôn sẽ hiệp trợ.
Ý tưởng này của Phạm Ninh quả thực làm mở mang tầm mắt, khiến Triệu Húc nhất thời không thích ứng được, y nhanh chóng ghi nhớ ý kiến của Phạm Ninh, lại cười nói:
- Trẫm cần phải suy nghĩ một chút, Phạm tướng công mời nói tiếp.