Chương 158: Quà sinh nhật là chiếc điện thoại mới?
Chương 158: Quà sinh nhật là chiếc điện thoại mới?Chương 158: Quà sinh nhật là chiếc điện thoại mới?
Trân Trứ đã gặp và nói chuyện xong với hai vị học tỷ khoa phần mềm, chỉ cần hai cô đồng ý thì hắn có thể khởi động cùng lúc hai hạng mục 'An Cư và 'Gia Sư' rồi.
Những tài liệu liên quan đến việc trường học ủng hộ sinh viên khởi nghiệp thì Trịnh Cự đã lấy tất cả đưa cho Trần Trứ.
Thật ra, không chỉ có trong trường học mà trong tỉnh cũng có chính sách tương tự. Đã thế đây là khu vực phát triển kinh tế tương đối mạnh, nên chính sách ủng hộ sẽ vô cùng ưu đãi.
Ví dụ như công trình 'Tài Tụ Quảng Đông, khi đáp ứng đủ điều kiện sinh viên đứng ra lập nghiệp, thì đoàn đội này lập tức nhất được một phần trợ cấp 6000 tệ khởi nghiệp, hàng năm còn được giảm 2000 tệ tiền thuê đất, rồi phụ cấp ngành nghề, tiền bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp nhỏ, ...
Còn vấn đề nộp thuế, nhà nước miễn tiền thuế cho doanh nghiệp trong ba năm đầu, thuế thu nhập, các loại thuế kèm theo.
Nói chung không thiếu các loại trợ giúp cực kỳ hấp dẫn, nhưng tại sao chính sách tốt như vậy lại giống như có rất ít sinh viên biết tới?
Bởi vì việc một sinh viên lập nghiệp đã cực kỳ hiếm thấy, bọn họ ở trong trường còn đang mải mê yêu đường, mải mê theo đuổi cuộc sống tự do mà mình mới đạt được. Tóm lại, bọn họ ngơ ngơ ngác ngác trải qua những năm tháng đại học, hay kể cả vừa mới tốt nghiệp thì mấy ai có tâm tư khởi nghiệp?
Thêm một nguyên nhân nữa, rất khó sinh viên nào hiểu cách nắm lấy chính sách về cho mình. Trước khi Trần Trứ trùng sinh, gân như tháng nào cũng viết ra một phần điều lệ tương quan hoặc chính sách mới.
Tóm lại, số lượng nhận được chính sách thực sự quá ít. Đến ngay cả Trần Trứ là người đặt ra những chính sách đó cũng không hiểu sau khi mình đưa ra, có đến được tới tay người cần không.
Nguyên nhân cuối cùng, tài liệu để xin chính sách này vô cùng phức tạp.
Chính sách tốt, đủ điều kiện thỏa mãn, nhưng phần lớn mọi người thà không cần chính sách ưu đãi này thì hơn. Bởi vì, quá trình chuẩn bị tài liệu, rồi trình lên qua các ban ngành thực sự quá phức tạp và rườm rà.
Sinh viên khởi nghiệp muốn nhận về số tiên 6000 tệ kia, khả năng phải đóng tận 10 con dấu. Đối với những người không quen thuộc với quá trình này mà nói, thà rằng không thèm mấy cái ưu đãi này, cũng không muốn tốn thời gian cho vấn đề xin xỏ.
May mắn thay, chuyện này với Trần Trứ chẳng khác gì ăn cơm, ngày nào chẳng phải ăn.
Hắn hiếu phải đóng những con dấu nào, cũng hiểu được cách phải viết báo cáo thế nào, chỉ duy nhất một thứ còn thiếu là chưa trưởng thành.
Những tài liệu trình lên này yêu cầu vô cùng cứng nhắc, bởi vì người đứng tên công ty nhất định phải là người thỏa mãn điều kiện chính sách. Trần Trứ chỉ có thể chuẩn bị trước tài liệu, sau đó chờ qua ngày 6 tháng 11 sẽ bắt đầu làm việc.
Hắn cũng không cần vội, trong kế hoạch của hắn học kỳ đầu chủ yếu kiếm tiền vốn từ thị trường cổ phiếu, học kỳ sau mới là thời điểm hắn bắt tay vào việc khởi nghiệp.
Đêm đến trong phòng ký túc xá, ngoại trừ Lưu Kỳ Minh thì mọi người đều đang ở trong phòng. Gần đây, học viện nào cũng tất bật chuẩn bị dạ tiệc chào đón tân sinh, mà học viện nào cũng muốn tổ chức tại hội trường trung tâm, cho nên phải dựa vào thời gian xin để xếp lịch.
Nghe nói, có học viện được xếp đến tận tháng 12. Cho nên, hội học sinh phải bận rộn cho đến thời điểm xong xuôi, đúng là còn chưa ra ngoài đi làm đã trải nghiệm hành thân xác như trâu như bò.
Không khéo chính là, dạ tiệc chào đón tân sinh của Lĩnh Viện tổ chức đúng ngày mùng 6, trùng với sinh nhật của Trần Trứ.
Chắc chắn Trần Trứ sẽ không tham gia dạ tiệc, mà lựa chọn đón sinh nhật cùng với Cá Lúc Lắc.
Nữ sinh đẹp nhất trong Lĩnh Viện không ai khác ngoài Tống Thì Vi, nhưng khoảng cách từ người dẫn đầu đến người thứ hai thật sự quá xa, cho nên tiệc tối của Lĩnh Viện chẳng có thêm cô gái xinh đẹp nào để thưởng thức.
Nhưng đã gần đến cuối tháng rồi, không biết cuộc thi Đá Chén Trắng' bên phía Quảng Mỹ thế nào rồi, suýt chút nữa hắn đã quên mất chuyện này.
Thế là, Trân Trứ nhắn tin QQ hỏi thăm Cá Lúc Lắc, nhưng không ngờ cô trả lời cũng không biết, không biết nguyên nhân gì mà kéo dài lâu như vậy.
"Không phải cậu nhận được giải đặc biệt đấy chứ?"
Tràn Trứ nói đùa: "Nhưng có một số người không đồng ý, mà giáo sư Quan đứng ra tranh cãi, cho nên mới kéo dài thời gian công bố kết quả?"
"Thật sao?"
Du Huyền nghĩ thầm, nếu là như vậy thì mình có nên cảm ơn giáo sư Quan không?
Giải đặc biệt đạt được 5000 tệ đấy, nếu được thì tiên mua điện thoại mới cho chủ nhiệm Trần đã đủ rồi.
Còn thực tế, đúng là kết quả cuộc thi đã có, nhưng khác hoàn toàn với suy đoán của Trần Trứ. Người cản trở Du Huyền nhận thưởng chính là giáo sư Quan Vịnh Nghi.
Khi cuộc thi được tổ chức lại lần nữa, do vấn đề của cuộc thi lần thứ nhất, nên các thí sinh tham gia không dám làm bừa, mỗi người đều dùng hết kiến thức của mình để thi tài.
Đồng thời, vì muốn kết quả được công bằng nhất, xóa bỏ hành động của Hạ Nguyên Sướng có thể ảnh hưởng xấu, Đồng Lan cố ý sắp đặt hai giáo sư vào hội đồng giám khảo.
Cuối cùng, Du Huyền vẫn đạt giải nhì, thậm chí có giáo sư cho rằng giải nhất cũng được.
Vốn dĩ, Đồng Lan cho rằng mấy giáo sư chấm thi nể mặt mũi bà cụ nhà mình, cho nên cố tình giúp Du Huyền nhận được giải thưởng này. Nhưng khi cô nhìn tác phẩm 'Ráng Chiều' của Du Huyền, thì bản thân cô cũng thấy tác phẩm này đủ để đạt giải nhì.
Khi kết quả đã có, lãnh đạo nhà trường muốn công bố, thì Quan Vịnh Nghi đứng ra ngăn cản. Bà yêu cầu hủy bỏ giải thưởng của Du Huyền, lý do là người còn trẻ không thích hợp nhận giải này, cần phải ép lại."
Tất nhiên Đồng Lan không đồng ý chuyện này, không phải vì bà nhất định phải ra mặt cho tiểu sư muội, mà nhiệm vụ của bà đảm bảo tính công bằng công chính của cuộc thi do trường tổ chức.
Thời điểm, Trân Trứ đang nhắn tin với Du Huyền, thì Đồng Lan cũng tìm đến chỗ Quan Vịnh Nghi: " Cô, thật sự phải công bố, nếu không công bố sẽ trễ thời gian triển lãm tranh cuối tháng này."
"Vậy em công bố đi."
Quan Vịnh Nghi nhìn đứa học sinh của mình qua lớp kính lão: "Tôi đâu nói em giữ bí mật."
"Còn Du Huyền?"
Đồng Lan hỏi: "Thật sự phải hủy giải thưởng sao?"
"Ừ,"
Quan Vịnh Nghị nhẹ nhàng trả lời.
"Cô, làm vậy không được đâu."
Đồng Lan dùng lý lẽ để khuyên bảo: "Bức tranh này của sư muội Du cực kỳ có ý cảnh. Từ màu sắc hay kết cấu chỉ tiết đều đủ để khiến người nhìn thấy được sự đau khổ khi ráng chiêu dần buông xuống, quả thật đủ sức để đạt giải nhì."
Quan Vịnh Nghi không trả lời, bà im lặng đọc quyển nhật ký có bìa làm từ da trâu.
"Gô."
Đồng Lan tỏ ra sốt ruột, nên tiếp tục nói: "Năng khiếu của sư muội Du rất tốt, cô bé đã học được cách gửi cảm xúc vào từng nét vẽ. Chúng ta nên cổ vũ con bé, chứ không phải chèn ép."
"Cạch."
Quan Vịnh Nghi tức giận, đặt kính lão xuống bàn, trừng mắt nhìn Đồng Lan nói: "Em muốn dạy tôi cách làm ban giám khảo sao? Hay muốn dạy tôi làm thế nào để giáo dục một học sinh?"
"Không, em không dám."
Đồng Lan cúi đầu xuống, nhưng trong lòng cô vẫn không phục.
Quan Vịnh Nghi nói xong, đột nhiên lấy bức tranh 'Ráng Chiều' của Du Huyền từ trong ngăn kéo ra. Hoặc là nói của 'Trần Trứ, vì phía dưới bức tranh có ghi tên của hắn.
Đồng Lan nhìn thấy các góc của bức tranh có dấu vết cầm nắm thì trong lòng sinh ra cảm giác nôn nóng. Rõ ràng, thời gian gần đây bà cụ nhà mình vẫn luôn đánh giá tác phẩm của sư muội Du, nhưng tại sao ngài lại không nhận ra Du Huyên tiến bộ chứ?
"Em còn nhìn ra được cảm giác khổ sở ở trong bức tranh, chẳng lẽ tôi không nhìn ra được?"
Quạn Vịnh Nghi đặt bức tranh 'Ráng Chiều' xuống bàn, trừng mắt nhìn Đồng Lan: "Nhưng, ai nói với em Ráng Chiều nhất định phải vắng vẻ trống trải?"
Đồng Lan ngẩn người ra. Thật ra, đầu óc của bà trên lĩnh vực hội họa cực kỳ nhạy cảm, nếu không năm đó bà cũng không được Quan Vịnh Nghi đánh giá cao như vậy.
"Em không thấy, ráng chiều là thời điểm chuẩn bị chào đón mặt trăng cùng các vì sao. Cảnh tượng này cũng rất đẹp, cũng rất đáng đề chờ mong mà."
Quan Vịnh Nghi 'hừ' một tiếng: "Một tác phẩm đẹp không phải là tác phẩm để người nhìn, cảm nhận được một góc của tình cảm."
"Có người nhìn vào bức tranh thấy được hi vọng, cũng có người cảm nhận được đau khổ trong đó. Tôi nhớ, trước đây đã từng hỏi em một câu, có phải Mona Lisa đang mỉm cười đúng không? Lúc đó tôi trả lời em thế nào?"
Quan Vịnh Nghi nhìn Đồng Lan, giống như đang nhớ lại một kỷ niệm.
"Ngài nói..."
Đồng Lan vẫn nhớ kỹ câu trả lời này: "Ngoại trừ Da Vinci, không ai biết được."
"Đúng, vậy tại sao ráng chiều nhất định phải cô đơn đau khổ?"
Mắt giáo sư Quan sáng lên, thậm chí trong suy nghĩ luôn quan tâm đến người kế nghiệp của mình: "Loại kỹ thuật gượng ép này tôi không thích. Cho nên, tôi không muốn Du Huyền nhận được giải thưởng này, nếu nhận được con bé sẽ nghĩ cách làm này là chính xác."
Bây giờ Đồng Lan mới hiểu suy nghĩ sâu xa của bà cụ nhà mình. Thật ra, đây là cảm nhận riêng biệt của giáo sư Quan và sư muội Phí đối với ráng chiều.
Một người cảm thấy ráng chiều thật đẹp, chỉ tiếc rằng nó rất gân hoàng hôn.
Một người cảm nhận, sau ánh hoàng hôn là bầu trời đêm rực rỡ, không cần thiết phải khiến bản thân phải đau khổ.
Qua phân tích này có thể thấy cô giáo của bọn họ vẫn ở trên bọn họ một bậc.
"Vậy... Giải ba chắc vẫn được chứ ạ?"
Đồng Lan muốn tranh thủ xin cho tiểu sư muội. Mặc dù bức tranh chưa hoàn hảo, nhưng Du Huyền đã biết dùng tình cảm để vẽ nên một bức tranh, quả thật đáng để động viên.
"Không được."
Quan Vịnh Nghỉ quyết đoán lắc đầu: "Loại cuộc thi nhỏ này thì tính cái gì? Một đạt giải thưởng thì phải bắt đầu từ cuộc thi do tỉnh tổ chức."
"Dạ..."
Đồng Lan tặc lưỡi, nếu đạt giải thưởng cấp tỉnh sẽ được ghi vào trong hồ sơ. Xem ra mong đợi của bà cụ với sư muội Du còn cao hơn rất nhiều so với mình và tiểu Phí năm đó.
"Dạ, vậy được rồi."
Lúc này, Đồng Lan cũng bị thuyết phục, nên hít sâu một hơi nói: "Vậy con sẽ bảo tiểu sư muội tiếp tục rèn luyện thêm”
Nhưng, giáo sư Quan đột nhiên đưa cho Đồng Lan một quyển bút ký thật dày: "Nhưng năm nay không có thời gian dạy con bé, trời sáng tôi phải đi tới Thủ Đô. Em thay tôi đưa bản bút ký này cho Du Huyền."
Đồng Lan biết bản bút ký này, đây là tất cả ghi chép của bà cụ trong hơn 10 năm gần đây. Nó bao gồm tất cả kỹ thuật và cảm nhận trong quá trình vẽ tranh của bà.
Bình thường, cô muốn mượn xem một chút, bà cụ đều nói cô đi con đường hành chính, xem làm gì cho mất thời gian. Không ngờ, bà cụ trực tiếp đưa cho Du Huyền.
Đồng Lan làm bộ ghen ty nói: "Cô, cô quá bất công rồi đấy, sao có thể đối xử với sư muội Du đến mức này chứ?"
"Năm đó, tôi đối với em cũng như vậy."
Quan Vịnh Nghi lạnh lùng nói: "Chỉ là em không coi trọng thôi. Còn cái này..."
Giáo sư Quan lấy từ trong ngăn kéo ra, một hộp đựng điện thoại mới tinh còn chưa bóc seal.
"Chẳng phải con bé nói, dùng tiền thưởng để mua điện thoại tặng cho ban trai sao? Tôi hủy giải thưởng của con bé, nên chiếc điện thoại này coi như bồi thường, miễn sau này con bé tìm tôi cãi nhau."