Vì để thuyết phục được cha mẹ, bà ấy vẫn luôn học tập chăm chỉ để duy trì vị trí đầu tiên trong thôn. Ngoài ra, bà ấy còn phải chăm sóc gia súc trong nhà, cắt cỏ, cho gà, vịt ăn, v.v…
Nhưng khi bà ấy học đến lớp 12 thì giấc mơ này đã bị cha mẹ bà ấy phá hủy một cách tàn nhẫn.
Bà ấy bị cha mẹ bán với tiền lễ hỏi khoảng một nghìn năm trăm đồng, cộng thêm một chiếc xe đạp. Bà ấy đã được mua với “giá cao” để kết hôn với một người đàn ông giàu có trong thôn.
Cho đến tận bây giờ, bà Chu vẫn còn nhớ rõ cảnh tượng cha mẹ của bà ấy đã trói bà ấy bằng dây thừng như thế nào. Bọn họ vừa dùng gậy đánh đập vừa nói ra những lời vô cùng tàn nhẫn:
“Chỉ là một đứa con gái vô tích sự thì đọc sách có ích lợi gì chứ? Mày còn muốn trở thành sinh viên à? Mày cũng không tự nhìn xem bản thân mình có xứng đáng hay không?”
“Chúng tao sinh mày ra, nuôi mày khôn lớn cũng không phải để cho mày sinh ra tâm tư lớn, muốn chạy đi như vậy. Từ xưa đến nay, chuyện kết hôn của con cái đều là do cha mẹ xử lý. Dù mày không muốn thì mày vẫn phải chấp nhận cuộc hôn nhân này!”
Vì vậy, vào năm bà ấy mười bảy tuổi, bà Chu với tâm tình chết lặng như tro tàn đã bị cha mẹ khua chiêng gõ trống đưa vào phòng cưới.
Bà ấy nghĩ rằng cuộc sống của mình đã kết thúc như vậy. Tuy nhiên, bà ấy không ngờ được rằng, kết hôn chỉ là sự khởi đầu của cuộc đời xui xẻo và đau đớn sau này.
Giọng nói của Cố Chi Tang vẫn còn tiếp tục vang lên:
“Chồng cũ của bà là một tên côn đồ không có học vấn, không có nghề nghiệp. Ông ta đối xử với bà cực kỳ không tốt. Bà từng cho rằng khi có hai đứa con trai thì ông ta sẽ có thể quay đầu lại, yên ổn sống qua ngày. Nhưng bà hoàn toàn không thể ngờ nổi rằng, ông ta lại càng ngày càng trầm trọng hơn.”
“Cuối cùng, bà không thể nhịn nổi nữa, đã ly hôn với ông ta vào năm hai đứa trẻ khoảng năm tuổi, hoàn toàn chặt đứt đường nhân duyên với ông ta. Bà dẫn đứa con lớn nhất đi, cũng chính là chồng sắp cưới của Phùng Miểu. Còn chồng cũ của bà đã nuôi người con trai út.”
Nhắc đến người chồng cũ, trên khuôn mặt của bà Chu tràn ngập sự chán ghét và oán hận.
Bà ấy hít sâu hai hơi rồi nghiến răng nghiến lợi nói:
“Tên súc sinh kia chính là một kẻ cặn bã! Tôi chỉ hận bản thân mình không ly hôn với ông ta sớm hơn, chỉ hận… năm đó không dốc hết sức lực để dẫn cả hai đứa con rời đi.”
“Như vậy thì Tiểu Tinh cũng sẽ không… cũng sẽ không…”
Vừa dứt lời, giọng nói của bà Chu đã có chút nghẹn ngào.
Bà ấy nâng tay lên bưng kín hai mắt, cố gắng bình tĩnh lại tâm tình đang đau đớn của mình.
Hóa ra, người bà ấy lấy làm chồng là một tên côn đồ, lưu manh và vô lại thích sống phóng túng, chỉ thích ăn chơi không thích làm việc. Do đó, ông ta đã tiêu sạch sẽ một chút của cải còn sót lại trong gia đình.
Sau khi uống rượu say thì ông ta còn bạo hành vợ mình nữa!
Bà Chu thường xuyên bị đánh đập đến mức toàn thân tràn đầy thương tích, mặt mũi bầm dập.
Hơn nữa, gia đình nhà chồng cũng biết bà ấy bị ép buộc gả sang nên luôn sợ rằng bà ấy còn trẻ trung nên không muốn yên phận, sẽ chạy trốn. Do đó, nhà bọn họ đã quản lý bà ấy rất chặt chẽ và nghiêm khắc.
Sau khi bà ấy mang thai thì tình cảnh mới đỡ hơn một chút.
Lúc bà ấy sinh ra cặp sinh đôi kia, còn là một cặp bé trai thì cha mẹ chồng đã vui mừng khôn xiết. Vào thời điểm đó, bà ấy vẫn còn có một chút mong đợi rằng tình hình trong nhà sẽ tốt hơn.
Bà ấy hy vọng rằng sau khi hai đứa trẻ được sinh ra thì chồng cũ sẽ tu tâm dưỡng tính, không còn khốn kiếp như vậy nữa.
Nhưng mà, bà ấy còn chưa hết tháng ở cữ thì lại một lần nữa chìm sâu trong bạo lực.
Khi chồng cũ uống rượu hoặc là gặp phải chuyện gì không vui ở bên ngoài thì đều về nhà và trút giận lên bà ấy. Hai đứa con vẫn còn nhỏ tuổi luôn bị dọa sợ đến mức trắng bệch cả mặt.
Mỗi lần xảy ra chuyện như vậy thì con trai lớn sẽ nhào lên trên người bà ấy với thân mình mũm mĩm mềm mại của mình rồi kêu khóc “Đừng đánh mẹ”, còn con trai út sẽ ngã ngồi trên đất òa khóc.
Lúc đó, cha mẹ chồng sẽ đến bế hai đứa trẻ đi, hoàn toàn làm ngơ trước tình hình thảm thương của bà ấy.
Một ngày nọ, bà Chu cuộn tròn ở góc tường, cảm nhận sự đau đớn bỏng rát trên cơ thể, nhìn quanh căn phòng khách trống rỗng chỉ có bốn bức tường. Lúc đó, bà ấy đột nhiên cảm thấy vô cùng tuyệt vọng.
Bản thân bà ấy còn chưa đến hai mươi lăm tuổi mà đã có thể nhìn thấy điểm kết thúc của cuộc đời mình.
Tương lai của bà ấy sẽ luôn gắn bó với củi gạo dầu muối, phải chịu đựng sự bạo lực liên tục của người chồng và sư khắt khe của cha mẹ chồng. Một cuộc sống như vậy có cần thiết để tiếp tục kiên trì nữa không?