Được đám cung vệ cẩn thận xử lý, hơn nữa Ôn Nhu phát hiện từ sớm, đưa ra một số an bài, chuyện thành Trường An đột nhiên chết 189 người không gây ra sóng gió nào cả.
Trường An quá lớn thiếu đi một ít người không gây trở ngại gì cho sự vận hành của nó, cùng lắm chỉ có người sống xung quanh thắc mắc vài câu thôi, rồi nhanh chóng đi vào quên lãng.
Chỉ hai ngày sau, ngoài phường thị có tin đồn, một tên hộ vệ tên là Lục Châu, vừa mới được thái tử điện hạ đề bạt lên làm đô úy, khi tới nhà Hứa Kính Tông tham gia yến tiệc, nhân lúc thay y phục, cưỡng bức một tiểu thiếp.
Hứa Kính Tông nổi giận cầm mã sóc truy sát, làm Lục Châu uống say ngã từ lầu gác cao xuống, không chữa trị được qua đời.Đọc chương dịch nhiếu truyện giá rẻ mới nhất tại: vipTruyenGG.com. Web đăng truyện theo yêu cầu giá rẻ !
Tin này cũng chỉ vô số tin người Trường An sáng thức dậy đi ăn sáng, gặp người quen thay lời chào thì nói “biết gì chưa, nghe nói …”, người nghe đáp “ồ, vậy à?”, coi như tiếp nhận một thông tin, có thêm vài câu để nói, sau đó mọi người lại bận rộn với cuộc sống riêng.
Hổ khẩu của Lý Hoằng bị rách thì không nhanh như thế, vết thương này không phải hai ba ngày mà lành được, bởi thế mấy ngày qua, ngày ngày Lý Tư đều bôi thuốc, băng bó cho Lý Hoằng.
Vân gia có kim sang dược tốt, vấn đề là tay nghề Lý Tư lại chẳng tốt, may mà Lý Hoằng chỉ để ý tới hiệu quả của thuốc, không quan tâm tới xấu đẹp.
Hứa Kính Tông khó hiểu với chuyện này, tới khi được Lý Hoằng mời ăn cơm, do dự mãi mới hỏi:" Điện hạ vì sao lại bị thương?"
Lý Hoằng giơ tay như tay gấu lên:" Sư phụ dạy bảo mà ra."
Hứa Kính Tông sầm mặt:" Vân Sơ ư?"
"Sư phụ là người dạy võ thuật cho cô, nếu muốn truyền đạt kỹ thuật võ đạo, tất nhiên phải lên diễn võ trường. Lần này sư phụ dạy cô pháp bảo giữ mạng, cho nên ra tay hơi nặng một chút, cô tuy bị thương nhưng thu hoạch không nhỏ." Lý Hoằng đã chuẩn bị sẵn lời giải thích:
Hứa Kính Tông không tin mấy lời ấy, kết hợp với sự việc của Lục Châu, ông ta không khó đoán ra nguyên cớ, sự thực phải là Vân Sơ bất mãn với việc làm của thái tử, cho nên mượn cớ dạy võ để trừng trị.
Nếu là người khác làm thế, Hứa Kính Tông chỉ mặt mắng hắn dĩ hạ phạm thượng, đồng thời không thể thiếu một bản tấu lên triều.
Với Vân Sơ, ông ta thấy không cần làm chuyện thừa thãi đó thì hơn, tên đó lần trước còn kháng chỉ kìa.
Chỉ tiếc cho Lục Châu, ông còn nhớ khi hắn về bẩm báo chiến quả, thái tử đã hết lời tán thưởng.
Vậy mà chỉ sau vài ngày đã "ngã khỏi lầu cao, không chữa được qua đời", quả nhiên ông ta e ngại không sai, ảnh hưởng của Vân Sơ lên thái tử là quá lớn.
Phiền nhất là sau khi giết Lục Châu, cơ bản ông ta đã lên cái thuyền giặc của Lý Hoằng, mà trên cái thuyền này, Vân Sơ giữ vị trí siêu nhiên.
Nghĩ tới gương mặt trẻ tới quá đáng của Vân Sơ, Hứa Kính Tông thở dài, đấu gì chứ, người ta sống thêm vài năm nữa là thắng rồi.
Có điều ông ta cũng chẳng hâm mộ Vân Sơ, ông ta biết câu chuyện của họ, năm xưa Lý Hoằng còn ngô nghê vô tri, trong đám đông lại đưa tay muốn Vân Sơ bế, đó là số mệnh của một người.
Trên đời này lại chẳng có con thuyền nào không chìm, trong cuộc đời dài dằng dặc, thay đổi vài con thuyền là chuyện đương nhiên.
Ông ta đổi thuyền được, Vân Sơ không có khả năng ấy.
Khi Lý Hoằng tới gặp Lý Tích thì vị lão soái ngày xưa tóc đã bạc trắng hết cả, ngồi đó dáng vẻ hiền từ, nhìn Lý Hoằng như con cháu trong nhà.
"Phụ hoàng nói, Anh công là trụ cột của Đại Đường, những chuyện năm xưa không dám quên, nay tuy phân tách hai vùng, vẫn luôn nhớ tới Anh công, luôn mong đợi Anh công tới Thần Đô uống rượu tâm tình."
Khi Lý Hoằng nói những lời này, mặt hướng về phía nam, chắp tay hành lễ, Lý Tích nghe mà nước mắt tuôn trào, mấy lần miễn cưỡng muốn đứng lên, nhưng hai chân yếu ớt, lại ngồi xuống.
Lý Tích lấy tay đấm chân, bùi ngùi:" Từ khi bệ hạ di giá Thần Đô, lão thần không con được diện kiến tôn nhan nữa. Thần tuy già cả vô dụng, ba hạ bốn mùa lễ tết ban thưởng chưa từng bỏ quên."
"Nhớ ân tình bệ hạ, thần đêm không ngủ được, năm xưa lập được c hút công lao, vậy mà bệ hạ nhớ tới bây giờ, thẹn vô cùng."
"Hận không thẻ tới Thần Đô, góp sức khuyển mã vì bệ hạ, đáng tiếc thần đã già, lại chẳng có cái dũng của Liêm Pha ... Vô dụng rồi."
Lý Hoằng nắm lấy bàn tay đầy vết nám của Lý Tích:" Anh công cả nghĩ rồi, lời của phụ hoàng là chỉ mong Anh công có thể thọ lâu, nhìn thấy thịnh thế Đại Đường."
"Cô vương lần này tới Trường An chủng đậu, trước khi đi phụ hoàng ban cho bốn đôi bạch ngọc, ngọc đấu, chúc thọ cho Anh công."
Lý Hoằng vừa dứt lời thì có hoạn quan và cung nga mang lễ vật tới trung đường.
Không cần phải nói, ngọc đều là ngọc tốt từ Côn Lôn, toàn thân trắng muốt không có chút tạp chất nào. Trên ngọc đấu khắc công lao Lý Tích lập cho Đại Đường, khi Lý Hoằng cao giọng đọc, khách khứa trong phòng không ai không rơi lệ.
Lý Hoằng nân chén chúc mừng Lý Tích.
Uống hết một chén, Lý Hoằng đọc thơ ngự chế của hoàng đế, uống hai chén, đọc thơ chúc thọ của hoàng hậu, tới chén thứ ba, hắn cao giọng nói:" Cô vương bất tài, vì Anh công làm một bài Trường Thọ Khúc."
Nói rồi sai người mang trống tới, đích thân đánh trống hát to rất hào sảng:" Vi hàn ứng hậu. Vọng nhật biên lục diệp, giai minh sơ tú. Ái cảnh dục quải phù tang, lậu tàn ngân tiến, tiêu hồi diêu đấu ..."
Khách khứa trong phòng hô hào hường ứng.
Hứa Kính Tông hôm nay cũng có mặt, phản ứng của ông ta vẫn như mọi khi, lờ đờ như sắp lăn ra chết đến nơi.
Có điều tai ông ta thính lắm, bài Trường Thọ Khúc này nhìn có vẻ mừng Lý Tích, nhưng ngay từ đầu đã không ổn, "vi hàn ứng hậu" là nói tới đầu xuân, "vọng nhật biên lục diệp", nói tới mùa xuân cỏ mọc lá xanh, cũng là nói tới đầu xuân. Hai câu đầu gộp lại là mùng sáu tháng ba, liên quan gì tới Lý Tích sinh vào tháng bảy.
Có điều người có tâm tư như vậy không nhiều, không phải loại biết vài chữ như Trình Giảo Kim thì là mù tịt như Lương Kiến Phương, làm sao mà nhìn ra được?
Bài Trường Thọ Khúc này ắt có dụng ý .... Tháng 7 ở Trường An tuy nóng như thiêu, nhưng tháng 7 ở Tuyết Sơn, nơi Từ Kính Nghiệp chiếm lĩnh lại se se lạnh như bài thơ ...
Ngay Anh công phủ ở Trường An chỉ là cái phủ rỗng, phàm là ngươi hữu dụng đều tới Thổ Cốc Hồn.
Ba năm trước, Từ Kính Nghiệp ý đồ vươn tay tới bình nguyên Cam Châu, bị Vân Sơ truy sát suýt chết, phải liều mình nhảy xuống vực mới thoát thân.
Mặc dù bây giờ Từ Kính Nghiệp không dám đụng vào hành lang Hà Tây nữa, nhưng hắn phát triển xuống phía nam, để hắn phát triển tiếp sẽ tới Thục.
Hứa Kính Tông nhìn đám võ tướng mất quyền lực múa may quanh cường, cảm thấy đám võ nhân thật đáng thương.
(*) Trên lịch sử thời điểm này Lý Tích đang cầm quân đánh Cao Câu Ly, lão khỏe như voi vậy.
Lý Tích không phải mãnh tướng số một thời này, nhưng mà ông ta chạy qua bốn năm phe, ở phe nào cũng là hàng top được trọng dụng, kết quả còn chết già bình yên, quá giỏi luôn.
Làm mình nhớ tới Giả Hủ thời Tam Quốc cũng tương tự, người ta qua năm bảy phe không sao, anh Bố qua ba phe chửi tới tàn đời.