Đại Đường bây giờ không còn ngoại địch, Đông Đột Quyết không còn, Tây Đột Quyết cơ bản không còn, Tiết Duyên Đà không còn, Thổ Cốc Hồn còn chút hơi tàn, ba nước phía đông thì vương hai nước đang học vũ đạo âm nhạc ở Lạc Dương, một chạy đâu không rõ.
Quan viên chỉ trông đợi vào Thổ Phồn, nhưng tán phổ nhà người ta chạy tới đánh nhau với Nê Bà La, chẳng ngó tới Đại Đường.
Giờ Đại Đường chẳng còn chút nhiệt tình nào với mở mang bờ cõi nữa, đất đai rộng lắm rồi, dù ngồi thuyền hay cưỡi ngựa thì từ đông tới tây mất nửa năm, từ nam tới bắc mất một năm, thêm đất đai nữa thì có cũng như không.
Dù thế bước chân mở rộng vẫn không ngừng lại.
Hôm nay có một nhân vật râu ria xồm xoàm, mắt lóe hung quang, bộ dạng đó nhìn một cái không phải phường sơn tặc thì cũng là loại cường đạo. Hắn nói hắn mở mang bờ cõi thêm 500 dặm, quan viên mở bản đồ ra, chẳng biết 500 dặm đó ở chỗ nào.
Quan viên nổi giận tra hộ tịch tên đó, không ngờ phát hiện ra kẻ này có án, bắt tên công thần mở mang bờ cõi đó đánh cho một trận mới biết, không ngờ tên khốn kiếp này dẫn một đám du hiệp đi lên phía bắc, diệt được bộ lạc nhỏ của Khiết Đan, thế là muốn xin chút lợi lộc từ triều đình.
Ngày mai có một tên đen xì xì, da bóng nhẫy, đứng trên mặt đất ngón chân tõe rất rộng, mở mồm sặc mùi khẩu âm Mân Nam, loại này chắc chắn là hải tặc không sai được.
Gọi thông dịch tới mới biết, tên này tìm được một hòn đảo, dựng bia trên đó, tự nói là huyện gì đó của Đại Đường, hắn muốn làm huyện lệnh, nên đánh liều nguy cơ chặt đầu, tới xin phong ấm cho con cháu.
Đám tể tướng bị loại chuyện này làm tức điên, Thượng Quan Nghi dâng tấu, hi vọng triều đình không để ý tới loại chuyện này nữa, quan chức triều đình thanh quý vô cùng, không thể tùy tiện lãng phí trên những kẻ đó.
Trong tấu sớ của ông ta còn mở rộng ra, người bình thường làm vậy lờ đi là được, nhưng ông ta lo võ nhân lợi dụng điều kiện bản thân, trong đó còn lấy Từ Kính Nghiệp ra làm ví dụ. Nói triều đình không quản thúc là ẩn họa, đàn hặc Anh công Lý Tích thiếu quản giáo, đàn hặc Tiết Nhân Quý kiêm nhiệm Thanh Hải đạo tổng quản nuối giặc giữ vị trí.
Chưa hết, ông ta đàn hặc cả Vân Sơ có quan hệ mờ ám với Từ Kính Nghiệp, mua lượng lớn trâu ngựa từ Thổ Cốc Hồn là tư thông với địch.
Lý Trị chẳng biết xuất phát từ mục đích gì mà đem tấu sớ của Thượng Quan Nghi công bố thiên hạ, còn nói là hi vọng quan viên khắp Đại Đường tích cực tham gia thảo luận, tìm ra biện pháo rõ ràng lại có lợi cho con cháu đời sau.
Tin tức tới tai Vân Sơ, y chửi om xòm, chửi Thượng Quan Nghi là thứ cặn bã khốn kiếp từ đầu tới chân. Khắp thiên hạ này ai không biết y và Từ Kính Nghiệp là kẻ đích, y thiếu chút nữa là tự tay giết hắn rồi. Lý Tích vì chuyện này mà ngứa mắt với y, thế mà bị ông ta nói là y tư thông với địch.
Vả lại Thổ Cốc Hồn là vùng nghèo khó, mục dân đội gió đội tuyết dựa vào mấy con trâu gầy dê gầy mà sống, y mua về làm thức ăn cho Nhà ăn lớn, giúp giải quyết một phần nhu cầu lương thực của Trường An. Chẳng lẽ y còn cưỡi trâu cưỡi dê ra trận đánh nhau được à?
Còn ngựa tốt thì đa phần bị đám quý nhân Trường An, Lạc Dương mua hết rồi, nhưng mà mua về chỉ làm ngựa cảnh, cưỡi trên đường khoe khoang. Tới mở chuồng ngựa nhà y mà đếm xem được mấy con.
Thượng Quan Nghi nổ pháo bừa bãi, tấn công không trọng điểm, nên sức sát thương không mạnh. Lão khốn này ở Lạc Dương bị hoàng đế, hoàng hậu hành cho chết đi sống lại, muốn kéo Trường An vào làm đệm lưng cho mình, di chuyển chú ý của đế hậu.
"Trước kia Đại Đường muốn mở rộng đất đi thì phủ binh nhai rễ cây thay quân lương, liều mạng đánh đổi."
"Bây giờ người ta kiếm được mảnh đất, chủ động lấy ra xin hoàng đế phong thưởng. Triều đình chẳng qua là bỏ một bộ quan phục, một cái ấn tín, rồi cho lão nương, lão bà người ta một danh hiệu để xưng hô, con cái được chức xuông đến chó cũng không thèm. Chuyện tốt như vậy mà từ chối à?"
"Thượng Quan Nghi nghĩ cái gì thế? Loại người đó mà xứng làm tể tướng sao?"
Ôn Nhu nghe tin tức này giận tới đập vỡ chén rượu.
Hắn cho rằng đất đai có hữu dụng không thì cứ cầm trong tay đã, ai giành được thì để người ấy quản lý, nếu thu được thuế thì tốt, không cũng chẳng sao cả. Chẳng may ngày nào đó đi đái, lộ ra cục vàng phía dưới thì sao?
Nơi nào có người quản lý thì dần dần sẽ có sản xuất, dù chỉ kiếm được một đồng thôi thì cũng đủ cho tể tướng Thượng Quan Nghi mua giấy chùi đít đúng không? Triều đình bớt đi một đồng chi tiêu đúng không?
Luận điệu giấy chùi đít của Ôn Nhu truyền bá ra, thế là thanh danh của Thượng Quan Nghi ở hai vùng Lạc Dương và Trường An đều thối hoắc.
Có những kẻ ác ý suy đoán, rốt cuộc mông Thượng Quan Nghi phải lớn thế nào mới lờ đi lợi ích lớn như thế ...
Đối diện với tin đồn bốc mùi, Thượng Quan Nghi không ngờ rất bình thản trả lời:" Lão phu đại tiện thích dùng thẻ trúc, à, giống với thẻ trúc ở Nhà ăn lớn của phường Tấn Xương ấy."
Thế này là công kích đích danh một cách ác ý rồi, có điều ai ai cũng hiểu, cho tới giờ chỉ người Trường An đi đại tiện là dùng giấy, nơi khác vẫn dùng thẻ trúc.
Bởi thế luận điệu giấy vệ sinh chỉ có thể xuất phát từ Trường An chứ không thể có ở nơi khác, chắc chắn là từ miệng Vân Sơ, Ôn Nhu chứ chẳng có ai vào đây nữa, đòn công kích ghê tởm của Thượng Quan Nghi không phải phóng tên bừa bãi.
Lý Hoằng vừa về tới Lạc Dương thì nghe thấy chuyện này liền triệu tập toàn bộ công thần mở rộng bờ cõi đang đợi sắc phong ở Lạc Dương , không cần biết những người đó trước kia làm gì đều mời tới Bách Hoa Lâu của Đông cung dự tiệc.
Trong bữa tiệc còn hát vang bài Đại phong ca của Hán cao tổ, tức thì những công thần đó hướng về phía thái tử dập đầu như giã tỏi.
Triều thần nghe nói Lý Hoằng khao thưởng những người này ở Đông cung liền mắt nhắm mắt mở với hành vi của những người đó.
Cho dù Lý Trị có không đồng ý với kiến nghị của Thượng Quan Nghi thì đợi khi Lý Hoằng đăng cơ cũng sẽ kiếm lại được.
Nên mọi người chẳng làm chuyện tốn công vô ích làm gì.
Lý Trị cũng không ý kiến với chuyện mở mang bờ cõi tự phát của dân gian, song chuẩn kiến nghị khác của Thượng Quan Nghi.
Thế là một đội ngũ điều tra lớn do ngự sử, ngôn quan của đông tây các rầm rộ kéo tới Trường An, đối tượng điều tra có hai người Anh công Lý Tích, Trường An phó lưu thủ Vân Sơ.