Q5 - Chương 097: Chẳng ai ưa Lý Trị.
Q5 - Chương 097: Chẳng ai ưa Lý Trị.Q5 - Chương 097: Chẳng ai ưa Lý Trị.
Đại Đường bây giờ nhìn thì bốn bề ca vũ thanh bình, một thịnh thế chưa từng có đang tới, nhưng ẩn dưới đó cũng có vô số vấn đề, đến mức làm việc tốt không dám nhận thậm chí có nguy cơ mất đầu, thời đại như thế không ai có thể nói là bình thường.
Chẩn tai chính là một việc tốt chẳng ai muốn nhận.
Bởi vậy khi nghe tây đài thị lang khen ngợi Trường An tính toán chu đáo khi chẩn tai, quan viên Trường An không ai vui vẻ cả, vì ẩn sau lời khen đó là nguy cơ chết người.
Lý Kính Huyền mặt gầy gò, chòm râu dài mượt mà, từng sợi chải chuốt cẩn thận, trông rất có tiên khí, chỉ già trà lớn bé y phục lam lũ húp bát cháo khó ăn mà rơi lệ, miệng mỉm cười tựa hồ chẳng có chút ác ý nào:" Kia không phải là chẩn tế sao?"
Vân Sơ cũng nghiêm túc nói:" Đất kinh kỳ lấy vững vàng yên ổn làm đầu, nếu chẩn tế nạn dân phải có ý chỉ triều đình, nay phủ lưu thủ chưa nhận được ý chỉ của bệ hạ, chẩn tai đâu ra?"
Lý Kính Huyền lần nữa chắp tay với Vân Sơ, cảm động nói:" Hiểu rồi, hiểu rồi, không thể nói, không thể nói, sĩ nhân chúng ta lòng phải chứa vạn dân, việc làm của các vị, mỗ bội phục."
Vân Sơ ồ một tiếng:" Thì ra thị lang làm quan vì vạn dân, nếu thế Vân mỗ mới là người phải bội phục, tuy chúng ta làm quan cùng triều, nhưng mỗ không có tấm lòng sánh với nhật nguyệt đó. Với Vân mõ, vạn dân tuy nặng tựa Thái Sơn, nhưng trong lòng ta thì chưa bằng bệ hạ."
Lý Kính Huyền nghe những lời ấy sắc mặt vô cùng khó coi, mà Vân Sơ thì cũng thấy bụng nhộn nhạo như muốn trào ra. Nhưng còn cách nào đâu, đó là những lời thường ngày của các đồng liêu Lạc Dương hay phun ra ngoài miệng, ở đây toàn là quan viên từ Lạc Dương tới, Vân Sơ phải hòa nhập mới được.
Để che giấu cơn buồn nôn của mình, Vân Sơ giơ chân đá vào mông người bất lương trước mặt, quát mắng họ nấu cháo tử tế, đừng khó ăn như vậy.
Lý Kính Huyền cũng biết Vân Sơ vòng vo chửi bọn họ suốt cả ngày chỉ biết nịnh bợ hoàng đế, ông ta không giận, còn mời Vân Sơ tới huyện huyện nha Vạn Niên bàn việc.
Trường An lập lán nấu cháo đã sáu ngày rồi đám người Lý Kính Huyền mới lề mề tới nơi. Nói ra cực kỳ hoang đường, từ Lạc Dương tới Trường An vẻn vẹn tám trăm dặm, lần trước Vân Sơ dẫn gia quyến tới Lạc Dương dự lễ của Vân Na, thong thả vừa đi vừa chơi chỉ mất hơn năm ngày, vậy mà đám người này dùng tới 23 ngày.
Nhưng vừa tới Trường An một cái chưa tắm rửa gì đã nhất định kéo Vân Sơ, Ôn Nhu ra chỗ phát cháo.
Chỉ riêng hành vi này thôi đã biết bọn họ tới Trường An để kiếm chuyện.
Bởi vì vấn đề nạn dân, xử lý cũng có tội, không xử lý cũng có tội, ông ta cho rằng mình làm thế là thắng chắc rồi, nhưng chuyện ở Trường An không như ông ta tưởng tượng.
Nói ra khác biệt lớn nhất giữa Trường An và Lạc Dương là mặt quản lý.
Mười mấy năm qua Trường An đã hình thành phong cách làm việc đặt thực tế lên hàng đầu, Lạc Dương thì không, thói thanh đàm thịnh hành từ thời Ngụy Tấn được ưa chuộc ở đây, bọn họ thích nói chuyện, nói rất có đạo lý. Vấn đề là họ chỉ nói mà thôi, dù chốn thanh lâu hay nhà nói, thường xuyên nghe thấy giọng nói hùng hồn, không nói cho người ta kinh hãi không thôi.
Bởi thế Lạc Dương thành nơi người đọc sách nào cũng muốn tới, ai cũng hi vọng có thể dùng những lời kinh thiên động địa của mình để kiếm lấy một chỗ đứng nhỏ nhoi trên quan trường.
Thế là gần đây đám người đọc sách ra sức tuyên truyền luận điệu, Trường An là nơi thối mùi tiền, còn Lạc Dương là nơi thơm mùi mực.
Hai mươi tư con trâu đồng đã thành cái cớ người Lạc Dương cười Trường An.
Vân Sơ chẳng buồn chấp bọn quỷ nghèo Lạc Dương, ngay cả Ôn Nhu muốn y làm một bài văn chương khoáng thế khiến người Lạc Dương hổ thẹn, Vân Sơ cũng không đồng ý. Phía Lạc Dương không ngừng gây sự, phía Trường An lại im phăng phắc, không tiếp chiêu, điều này làm cho đám quan viên hệ Lạc Dương hi vọng đế hậu về Trường An tạm cư rất thất vọng.
Về tới huyện nha Vạn Niên, đoàn người vừa ngồi xuống, tạp dịch dâng trà lên thì Lý Kính Huyền nhìn trái phải.
Vân Sơ hiểu ý, chỉ giữ lại Ôn Nhu còn mời tất cả những người khác trong phòng ra.
Đợi trong phòng chỉ có ba người, Lý Kính Huyền mới hắng giọng hỏi:" Không biết Đại Minh Cung và Hưng Khánh Cung xây dựng tới đâu rồi?"
Vân Sơ không trả lời mà hỏi:" Thị lang chẳng phải thiếu phủ, cũng không phải công bộ, càng không phải quan nội sử, vì sao lại hỏi tới chuyện xây dựng cung điện?"
Lý Kính Huyền chắp tay về phía Lạc Dương:" Thiên tử ở Thần Đô lâu nên nhớ đất cũ Trường An."
Ôn Nhu tủm tỉm cười:" Không biết thiên tử nhớ quê hay là ý kiến các vị đồng liêu? Cho dù thiên tử về Trường An, bách quan vẫn phải đi theo? Bất kể là thiên tử ở Đại Minh cung hay Tử Vi cung thì cũng không thể thiếu bách quan, nếu không sao thành triều đường?
Lý Kính Huyền than:" Thiên tử ở Lạc Dương lâu ngày, ngày một nóng nảy, nếu trở về Trường An có lẽ tâm tính bình hòa, như vậy lợi cho xã tắc Đại Đường, lợi cho thiên hạ."
Vân Sơ vỗ bàn:" Thì ra các ngươi chê trách bệ hạ, Lý Kính Huyền, ngươi to gan lắm."
Lý Kính Huyền bị chụp cho cái mũ lớn không giận, buông tiếng thở dài:" Vũ Sơ chớ giận, nghe lão phu nói hết đã, chứng phong tật của bệ hạ ngày một nghiêm trọng, tính cách cũng ngày càng nóng nảy. Bọn ta nghĩ, Tôn thần tiên ở Trường An, bệ hạ nếu về Trường An, có lẽ..."
Ông ta chỉ nói một nửa, đột ngột chuyển hướng:" Bệ hạ về Trường An thì thái tử cũng đi theo..."
Hàm ý rằng đây là chuyện lợi cả đôi đường, chỗ dựa các ngươi là thái tử, thái tử về thì các ngươi mới thân cận được, Ôn Nhu thấy ông ta lấp lửng hai lần, nói thẳng luôn:" Bệ hạ có về Trường An hay không là ở bệ hạ không phải ở bọn ta, không ngờ các ngươi có cách ép bệ hạ về Trường An à?"
Trước mặt hoàng đế thì hất thảy lấy hoàng đế làm trung tâm, cho dù có nói ra lời buồn nôn, vô sỉ tới mấy, mọi người là thần tử cùng điện, chắc chắn không ai cười ngươi đó. Đó là biểu hiện rất bình thường của con người.
Khi không ở trước mặt hoàng đế thì có rất nhiều những người lấy mỉa mai, chỉ trích hoàng đế làm vinh.
Loại người đó trước kia nhiều lắm, mấy năm gần đây mới ít hơn, chủ yếu là vì trước kia hoàng đế không vì lời nói mà định tội, bây giờ bắt đầu xử lý người nói lời không cung kính với hắn.
Đó là nguyên do Lý Kính Huyền cứ nói nửa chừng, đó là để không gian biện bạch cho mình.
Lý Kính Huyền ngớ người, không nghĩ Ôn Nhu lại chọc một câu hiểm như vậy, ai dám tiếp lời, cười ha hả lảng đi, tiếp đó thảo luận hành trình tiếp theo, cũng như tỏ ý muốn xem xét sổ sách hai huyện.
Thái độ khách khí, nhưng ý đồ hiểm độc của đám ngươi tự xưng trung thần này đã lộ ra ngay từ lúc lề mề trên đường rồi.