Q5 - Chương 162: Ân điển của hoàng đế. (2)
Q5 - Chương 162: Ân điển của hoàng đế. (2)Q5 - Chương 162: Ân điển của hoàng đế. (2)
Thấy phụ hoàng uống hồ lạt thang bản cải biển khen hay, Lý Tư biết lần này thành công rồi, không uổng công nó vật vả tới tận đây tổ chức tửu yến này.
Còn người khác có thích không thì không quan trọng, chỉ cần phụ hoàng thích, người khác chỉ có thể nói lưỡi mình kém, không cảm thụ được mùi vị món quý.
Rồi sau đó khẩu vị của họ nhanh chóng điều chỉnh cho giống hoàng đế.
Vì được hoàng đế thưởng cho canh, những nhân vật nhỏ không đáng kể được thêm cái bàn thấp, một cái bồ đoàn, trên đầu cũng có một cái ô.
Uống xong hồ lạt thang làm thân thể người ta ấm áp, biểu thị hoàng đế đã cảm thụ được sự lạnh lẽo bách tính Trịnh Châu trải qua nhiều năm, muốn có thay đổi.
Trên đầu có ô che tuyết, biểu thị hoàng đế đã hiểu nỗ khổ của bách tính Trịnh Châu, triều đình có sai lầm, bây giờ hoàng đế nguyện giương ô ra che bớt nổi khổ của họ.
Một cái bàn, một cái bồ đoàn, đây là tiêu chí đại tiệc, rõ ràng hoàng đế nói với họ, họ có tư cách tham gia bàn ăn của Đại Đường, thiên hạ này có phần của họ.
Khi mỗi người được uống một chén thuốc sát trùng, ít sĩ thân tóc bạc đã nước mắt nước mùi ròng ròng.
Khi Lý Trị nghi hoặc không hiểu phản ứng của những người kia, Hứa Kính Tông thấp giọng giải thích nguyên nhân sĩ thân khóc lóc tưng bừng.
Lý Trị ngớ người, không ngờ việc làm của mình mang nhiều ý nghĩa như vậy.
Lý Kính Huyền nói :" Bệ hạ thiên uy lồng lộng, một hơi thở cũng có thể làm phong vân biến động, tuy nói chỉ là đãi ngộ rất nhỏ, nhưng với họ đã là hoàng ân cực nặng."
Lý Trị cười lớn, phất tay bảo hoạn quan đem số thức ăn chất cao như núi thưởng cho đám nhà quê.
Món ăn trên bàn hoàng đế tuy nhiều, nhưng chia cho sáu trăm người ăn thì chẳng còn là bao. Mỗi người được một chút xíu thức ăn, chẳng đủ một miếng lớn, đợi hoạn quan chia thức ăn xong, Lý Trị giơ cao chén rượu, hô lớn:” Cạn!"
Sáu trăm tên nhà quê Trịnh Châu cùng bách quan văn võ đi cùng giơ chén, không cần ai dạy, không cần ai chỉ huy tiếng hô " Bệ hạ vạn niên " vang tận trời.
Muôn người hô vang tạo ra khí thế cực lớn, Lý Trị thích cảnh tượng này, liên tục phát ra tràng cười dài sang sảng.
Lý Trị quay sang Lý Kính Huyền ngồi ở bàn thứ ba phía trái:" Tửu yến hôm nay cực kỳ hợp ý trẫm, người chuẩn bị đáng được thưởng."
Lý Kính Huyền rất tán thành, một cuộc tửu yến này ý nghĩa hơn cả ba vạn đại quân, thi lễ nói:" Bệ hạ, người đó ngay sau lưng bệ hạ."
Lý Trị vừa rồi ăn uống luôn có người ở phía sau giúp thêm thức ăn, nhìn ống tay áo hắn còn nghĩ là Lý Hoằng, quay đầu lại không ngờ lại là Lý Tư mặc trang phục hoàng tử.
"Bừa bãi, đường đường công chúa hoàng gia lại mặc y phục nam tử còn ra thể thống gì.' Lý Trị mắng:
Lý Tư không hoảng, nhún mình thi lễ:" Chỉ có thể hài nhi mới có thể tới đây chia sẻ ưu lo với phụ hoàng."
"Chỉ lần này thôi đấy."
"Hài nhi sở trường chuẩn bị tửu yến, muốn phục vụ phụ hoàng trên đường đi."
Lý Trị nhìn sĩ thân bản địa Trịnh Châu ăn uống cực kỳ nhiệt tình, lại nghĩ để Lý Tư giúp chuẩn bị tửu yến chẳng phải chuyện gì to tát, nên đồng ý.
Được hoàng đế cho phép Lý Tư hớn hở ra mặt.
Ân điển của hoàng đế chẳng có thứ gì là cho không hết, hoàng đế ban ân điển sĩ thân Trịnh Châu, vậy bọn họ phải có thứ báo đáp.
Văn võ bá quan Đại Đường là chuyên gia trong chuyện thừa cơ trục lợi, đi vào trong đám sĩ thân, dù là lão tặc Hứa Kính Tông hay được coi là trực thần Lý Kính Huyền, đều nở nụ cười đầy thâm ý. Trước kia triều đình Đại Đường đối xử với địa phương quá cứng rắn, bây giờ thông qua tửu yến để dùng thủ đoạn mềm mỏng, hẳn là thay đổi lớn.
Lý Thận cũng có mặt ở tửu yến này, tham gia xong lại vội vàng mà đi.
Ở Đại Đường này người giỏi cưỡi ngựa đi đường nhất là Kỷ vương Lý Thận.
Mới đầu một ngày hắn chạy 50 dặm, gặp hoàng đế xong, thảo luận vài chuyện không thể quyết định sau đó quay về, thế là mất một trăm dặm.
Sau đó nữa thì ngày chạy trăm dặm, lặp lại chuyện ngày đầu tiên rồi suốt đêm quay vê.
Hiện giờ hắn phải xuất phát ở Lạc Dương từ sáng sớm, nửa đêm đã chạy ba trăm dặm tới Trịnh Châu.
Vân Sơ trước kia cũng từng một ngày cưỡi chạy ba trăm dặm, nhưng khi đó y bị ky binh Đột Quyết truy đuổi, không chạy không còn mạng.
Chạy hết 300 dặm, Vân Sơ chỉ còn cách dạng chân mà đi, hơn nữa phải liên tục nửa tháng.
Sức khỏe Lý Thận kém xa Vân Sơ, nhưng có thể kiên trì chạy ba trăm dặm, đủ biết trọng trách giám quốc dày vò hắn thế nào.
Thế mà hắn còn cùng hoàng đế hội kiến quan viên, đại nho, danh sĩ, hương thân, phú hào đương địa.
Lần này Lý Thận không chạy về Lạc Dương ngay trong đêm, chuyện đó đã vượt quá sức chịu đựng của hắn.
Gặp được Vân Sơ ở Hổ Lao Quan, hắn ngã cắm đầu từ trên ngựa xuống, bất tỉnh nhân sự.
Đợi quân y dùng kéo cắt y phục dưới của Lý Thận ra, nhìn thấy thịt vế trong đùi của hắn, không có một chỗ nào lành lặn.
Vì mùa đông nên khả năng bị viêm và mưng mủ thấp hơn, Vân Sơ không cho quân y dùng thuốc sát trùng rửa vết thương, mà dùng nước liễu chi nhẹ hơn.
Dù là thế Lý Thận vẫn đau tới từ hôn mê tỉnh lại, nắm tay Vân Sơ:" Vũ Sơ, ta sống không bằng chất."
Kêu xong liền ngất xỉu.
Vân Sơ và Ôn Nhu đứng bên cạnh đều thở dài, bọn họ đều hiểu nỗi khổ của Lý Thận, giám quốc mà làm tốt thì chứng tỏ Kỷ vương Lý Thận thích hợp làm hoàng đế, nếu để xảy ra chuyện thì chứng tỏ hắn vô dụng, sẽ bị trừng phạt.
Đây là chuyện liên quan tới pháp kỷ quốc triều, tới lúc đó lão thần tiên cũng không tác động được.
Lý Thận trước kia đóng cửa trốn trong phủ còn nơm nớp lo sợ bây giờ làm cái việc đúng cũng chết mà sai cũng chết này, hắn đúng là sống không bằng chết.
Ôn Nhu đột nhiên nói:" Tối qua Tào vương Lý Minh đã dâng tấu rút phiên, nói bản thân ngu ngốc vô dụng, khiến bách tính lầm than, nói mình không có năng lực quản lý địa phương, mong hoàng đế nể tình huynh đệ, cho hắn xây một tòa vương trạch ở Trường An, hưởng phú quý cả đời."
Vân Sơ đang cảm thán nói không chừng chuyện mười sáu tòa vương trạch thời huyền tông xuất hiện trước thì Lý Thận thình lình mở mắt ra, bật dậy như xác sống, tóm lấy tay Vân Sơ:" Đỡ ta dậy, ta muốn về Trường An chuyên tâm khắc đá ..."
Lý Thận ở lại quân doanh của Vân Sơ một canh giờ là đòi đi, hắn sợ ở lại lâu hơn có người tấu hắn ý đồ câu kết với đại tướng trong quân. Vân Sơ thấy hắn không thể cưỡi ngựa nổi, bố trí một cỗ xe ngựa đi về Lạc Dương ngay trong đêm, tấu sớ hắn viết ngay trong đêm.
Trận tuyết đầu tiên mùa đông rốt cuộc đã dừng, mặt đất vốn trắng phau phau rất sạch sẽ, nhưng có thêm vết xe tới Lạc Dương, dấu ngựa đi Trịnh Châu.