Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 1159 - Q5 - Chương 176: Ta Không Phải Khốc Lại.

Q5 - Chương 176: Ta không phải khốc lại. Q5 - Chương 176: Ta không phải khốc lại.Q5 - Chương 176: Ta không phải khốc lại.

Đất trời âm u cô tịch, trước chẳng thấy thôn, sau chẳng thấy điếm, chỉ rời Lạc Dương không xa mà khung cảnh hoang vu khiến người vừa từ chốn phồn hoa đô hội phải rợn tóc gáy.

Giữa cảnh đất trời mênh mông ấy có đoàn người xe chừng năm bảy chục người đang lầm lũi bước đi, nói chính xác hơn là đang lê từng bước một trên đường, vừa đi vừa để ý tìm chỗ để tránh gió tuyết và nghĩ mệt.

Chu Hưng ở trong đoàn người đó, đang áp giải đáp phạm nhân y phục tả tới, hắn luôn cho rằng sử dụng hình phạt khiến tội phạm khai nhận là chuyện thấp kém, hắn thuyết giáo lay động tội tù, chứ không muốn dùng hình phạt thô bẹo ép người ta khai.

Hình phạt sinh ra không phải là để trừng phạt tội phạm, mà là để uốn nắn sai lầm của người trong thiên hạ.

Hình phạt là thứ giáo dục tội phạm, thay đổi tội phạm, làm xã hội trong sạch, đạo đức nân cao, là công cụ duy trì pháp kỷ quốc gia.

Hình phạt là phải quang minh chỉnh đại.

Lý Nghĩa Phù chân trần đi trên mặt đất lạnh giá, cổ đeo gông lớn, gió lạnh thổi qua bộ y phục rách bươm chẳng có tác dụng chống lạnh nào ...

Không phải Chu Hưng cố ý dày vò ông ta, Vân Sơ khi rời Lạc Dương niệm tình ông ta là lão sư, chuyên môn tăng cho áo bông, đồ ăn, thậm chí có rượu. Chính Lý Nghĩa Phù phát cuồng xé rách áo, vứt giày còn đái vào thức ăn.

Lúc này Lý Nghĩa Phù tóc tai rối bù, hai mắn hõm sâu, ông ta không biết vì sao mình còn sống, vẫn kéo lê đôi chân mất tri giác, tiếp tục đi.

Chu Hưng theo sau Lý Nghĩa Phù, ông ta đi một bước thì hắn theo một bước, chỉ có điều chân đi giày ấm, ngoài áo bông còn khoác áo choàng da sói, đội mũ có đôi tai lớn kiểu quân đội, vừa đi trên bình nguyên vừa phả hơi nóng.

Đợi khi sai dịch áp giải phạm nhân quát lớn, đội ngũ dựng lại, Lý Nghĩa Phù ngồi bệt xuống đất, giơ hai chân lên, miệng phát ra tiếng xì xì như rắn phun độc. Chu Hung cởi bình nước ra, vặn nắp rót một cốc thuốc sát trùng đưa tới bên miệng Lý Nghĩa Phù:" Sao lại từ chối ý tốt của Vân hầu, nếu không ông chẳng khổ thế này."

Lý Nghĩa Phù hưởng thụ hơi ấm do rượu mạnh đem lại, ho mấy tiếng rồi nói:" Ta cứ nghĩ mình sắp chết rồi, nên mới tỏ ra cốt khí, để không uổng công đọc sách mấy chục năm. Không ngờ chẳng chết ở Lạc Dương, để phải chịu khố thế này."

'Vân hầu cho ông thể diện cuối cùng, ngài ấy không có ác ý."

"Đời này của lão phu đúng là trò cười, khi nên ngông cuồng lại rút lui, khi phải khiêm tốn thì không biết kiêng dè gì, kết cục hôm nay là tự mình chuốc lấy."

Chu Hưng cảm thán:" Con người khi gặp nạn mới biết quý trọng lúc tốt đẹp, mới hoài niệm năm tháng bình đạm, giờ ông giác ngộ cũng không quá muộn."

Lý Nghĩa Phù như lão tăng đả tọa, hai chân gác lên đầu gối, nhưng như thế cái mông lại gặp nạn, có điều ông ta vẫn không nén được tò mò:" Nhìn cảnh sắc xung quanh thì chúng ta đã qua Hổ Lao Quan, điểm đến ở đâu, Trịnh Châu hay Biện Châu?"

"Trịnh Châu!" Chu Hưng cởi găng tay ra, phe phẩy trước mặt:" Tiên sinh có quen biết sĩ thân bản địa Trịnh Châu không?"

"Ở Lạc Dương ngươi mượn chuyện của lão phu xử lý hơn trăm quan viên, bây giờ lại muốn giết người ở Trịnh Châu à?" Lý Nghĩa Phù còn chưa lẫn, thoáng cái đã hiểu ra:" Lần này muốn giết bao nhiêu nữa?"

Chu Hưng cười rất vui vẻ đi găng tay vào cho Lý Nghĩa Phù.

Lý Nghĩa Phù cảm thụ hơi ấm của găng tay, than:" Lão phu mong có đôi giày bông hơn."

"Tới Trịnh Châu, đôi tay này của ông còn phải viết một lá thư tố cáo câu từ ưu mỹ, còn cái chân này thì có hay không cũng được. Dù sao chịu khổ cũng là một phần của trừng phạt mà pháp luật đưa ra cho ông, bản quan không thay đổi được."

"Ngươi học thuật của Hàn Phi?"

Chu Hưng lắc đầu:" Không giống Pháp gia luận của Hàn Phi, mỗ khuynh hướng thủ đoạn lập pháp phân chia rõ ràng của Thương quân hơn, còn ra còn thu thủ đoạn coi trọng sự thực dụng của Lý Tư. Nay luật pháp Đại Đường do kẻ lòng riêng rất nặng là Trường Tôn Vô Ky soạn ra, để lại quá nhiều sơ hở cho tội tụ thoát được."

"Nguyện vọng bình sinh của mỗ là có thể sửa lại luật pháp Đại Đường khi còn sống, để lại một bộ luật pháp lưu truyền ngàn đời."

Lý Nghĩa Phù không tán thành:" Tần luật nghiêm khắc nên mới hai đời là vong."

"Sai là ở người, không phải ở Tần luật." Chu Hưng nhìn đồng hoang mênh mông:" Con người phải biết sợ, làm việc mới theo quy củ, cứ để như cỏ hoang mọc tràn lan, sớm muộn cũng xâm chiếm ruộng đồng, cây cối lan tràn thành trì, người thoái hóa thành dã thứ. Khi đó nước không ra nước, người khôn ra người."

Lý Nghĩa Phù khà một tiếng:" Loại người như ngươi tương lai kết cục duy nhất là thỏ hết chó vào nồi thôi, không có loại khả năng thứ hai đâu."

Chu Hưng lấy trong lòng ra cái bánh, vỗ vai Lý Nghĩ Phù:" Nếu tân pháp thành, mỗ có bị ngũ trâu phân thây như Thương quân cũng có sao?”.......

Ý chỉ lần nữa gửi tới hậu quân, lần này yêu cầu Vân Sơ nhanh chóng tới Trịnh Châu.

Vân Sơ xem qua ý chỉ rồi cẩn thận đếm mười một quân cờ lấy ra khỏi bàn, nói chuyện không liên quan:" Lý Tư mạnh tay quá, tiến độ chỉ được ba thành mà tiêu hao quá nửa vật tư rồi, không phải chuyện tốt."

Ôn Nhu lấy một nắm quân cờ, đặt lên đống có sẵn:" Muốn hoàn mỹ nên bỏ qua chỉ phí, để lập cơ sở chắc chắn, tốn thêm chỉ phí cũng là nên mà."

Vân Sơ lấy đi số quân cờ Ôn Nhu bỏ thêm vào:" Ngay từ đầu Lý Tư phải khống chế tốt chi phí, cân do giữa lợi ích và chi phí bỏ ra, phải có lãi lớn, như thế mới có nhiều người làm theo, tạo thành làn sóng cuốn phăng cả thiên hạ."

Ôn Nhu chau mày:" Ngươi không sợ làm thế khiến dân dã xuất hiện một lực lượng cường đại à? Lực lượng này vì lợi ích trói buộc với nhau, sẽ vượt qua cả tông tộc, một khi triều đình thi hành chính sách không tốt, e là sẽ xuất hiện loạn thế giống Tùy mạt."

Vân Sơ cười khẩy: "Một triều đình chấp chính không tốt, để hai tới toàn quốc, không lật đổ nó thì đợi tới bao giờ? Đám sĩ đại phu luôn ảo tưởng dùng thần linh hư vô để hạn chế hoàng quyền, đúng là trò cười lớn. Nhìn đế hậu bây giờ đi, họ có chút tôn kính nào với thần linh không, đạo lý duy nhất họ biết là sức mạnh."

Ôn Nhu vẫn lắc đầu: "Ngươi giao sức mạnh này vào tay bách tính, giống như đặt đao vào tay đứa bé, e không bảo vệ được nó, mà lại thành chuốc họa vào thân."

Vân Sư thoải mái nói:" Có câu trên đời này vốn không có đường, người đi nhiều thành đường thôi. Tương tự, đứa bé không biết dùng dao, đúng là tự chuốc họa vào thân thật, nhưng nếu có nhiều đứa bé, chúng dần dần biết dùng thôi."

"Muốn có được phải biết trả giá, trời chỉ giúp người tự giúp mình."
Bình Luận (0)
Comment