Q5 - Chương 180: Chớ vọng tưởng.
Q5 - Chương 180: Chớ vọng tưởng.Q5 - Chương 180: Chớ vọng tưởng.
"Mái tranh lè tè, bên suối cỏ xanh xanh. Men say thấp thoáng giọng Tần, chẳng biết phu thê già nhà ai đó? Con lớn cuốc đất khe đông, con nhỡ đan lồng gà. Vui vẻ thay đứa út, đầu giường nằm bóc đài sen."
Hoàng Đế còn chưa tới Biện Châu thì thơ của Vân Sơ đã đưa tới tận tay rồi.
Lý Trị đọc một lượt nói:" Tên Nhị Bách Ngũ này tinh mắt lắm, ngày hôm trước mượn Tần Hoàng khuyên trẫm đừng lệch đường, hôm sau dâng một bài cầu xin, hi vọng trãm nhìn thấy lòng trung thành của y, đừng giết y, cho y về nhà làm nông."
"Tuổi còn trẻ mà nói gì tới phu thê già, nghĩ quá xa rồi."
Vũ Mị đọc một lượt ném đi, nàng biết kiểu khuyên gián này của Vân Sơ cực kỳ hợp ý Lý Trị, làm gì có ai thích bị người ta chỉ trích trước mặt, hoàng đế càng không có lòng dạ lớn như thế, khó chịu nói:" Thứ nhát gan, dám làm không dám nhận."
"Ha ha ha, hoàng hậu nói câu này không thật lòng rồi, y còn coi là nhát gan thì thiên hạ ai dám nói là to gan." Lý Trị biết Vũ Mị không ưa Vân Sơ, thế nên hắn càng vui vẻ:" Thần tử như thế là tận chức rồi, hiếm có."
"Nói ra bài trường đoản cú này viết rất hay, tất cả đều dùng lời lẽ bình thường, vài chục chữ miêu tả sinh động cuộc sống nông gia làm người ta khao khát, hơn đứt đám đại gia thi từ bên cạnh trẫm."
"Hai bài thơ này chép lại, trẫm muốn treo ở thư phòng."
Tức thì có hoạn quan cúi đầu đi nhanh tới, nhận lấy bài thơ rồi lui nhanh ra.
Vũ Mị hời hợt nói:" Nhắc tới Vân Sơ thần thiếp mới nhớ ra, Huyền Trang đại sư đã tới chùa Thiếu Lâm, bệ hạ định xử trì ra sao?"
Sắc mặt Lý Trị tức thì thay đổi:" Chùa Thiếu Lâm chỉ giúp chút sức nhỏ khi thái tông hoàng đế phá Lạc Dương, cũng từng được thái tông hoàng đế ban thưởng, nhưng đó không phải là cái cớ cho bọn chúng muốn làm gì thì làm."
"Một cái chùa có gần hai vạn mẫu đất, đình đài lâu các hơn năm nghìn, tăng nhân gần hai nghìn, võ tăng không dưới tám trăm, trong đó 50 người có tư cách mặc giáp."
"Có ngôi chùa như vây, trong thi văn Vân Sơ còn mơ tới nông gia tiểu cảnh, đúng là vọng tưởng."
"Bọn chúng có nhìn thấy những thôn trang bên đường không? Cái nào cái nấy rách nát thành bộ dạng gì rồi? Nghĩ trâm là kẻ mù sao?"
"Bọn chúng lấy cuộc sống bách tính Trường An coi thành bách tính khắp Đại Đường để lừa trẫm đấy à?"
"Những năm qua trẫm miễn thuế má bao nhiêu nơi? Trâm trợ cấp địa phương khó khăn thế nào? Vậy mà bọn chúng kẻ nào kẻ nấy béo như lợn rồi, chúng bình yên giàu có bao năm rồi, nên bỏ chút máu."
Vũ Mị cười nói:" Bệ hạ dù sao Phật môn cũng phải khác chứ?"
Lý Trị hừ mạnh:" Chẳng có gì khác hết."
Vũ Mị thấy ý chí hoàng đế đã kiên định thì không nói nữa, chỉ chăm chú nhìn Thái Bình đang ngủ say, rơi vào trầm tư.
Sự phong tỏa giữa Yển Sư và Trịnh Châu đã bỏ, đại đội nhân mã của Lý Tư theo đuôi đại quân của Vân Sơ tiến vào Trịnh Châu.
Vì mau chóng mở ra cục diện ở Yến Sư, Lý Tư đã liên hệ với tấn cả người trung gian đi giày âm dương tìm được ở nơi đó. Những người này mỗi ngày bận rộn chạy qua chạy lại hết thuyết phục với bách tính, lại bàn bạc với thương cổ, có thể gọi là cầu nói kinh tế thực sự trong huyện.
Lý Tư và mấy đứa bé tự đi tiếp xúc với hương nông thì cả trăm năm cũng chẳng làm được, nhưng thông qua những người đi giày âm dương này có thể thâm nhập vào mọi phương diện của Yển Sư.
Có những người đó xe chỉ luôn kim, công tác của Lý Tư triển khai tưng bừng, khi Lý Kính Huyền dẫn người tới dẹp loạn thì kinh ngạc phát hiện, nơi này không còn bao việc để ông ta làm nữa.
Người của Lý Tư cơ bản đã ổn định được hương nông huyện Yển Sư, thông qua người trung gian bán lượng lớn vật tư giá gốc, hương nông thích lợi ích thực tế liền ngay lập tức có thiện cảm với cô công chúa này.
Dù sao trừ hợp tác xã ra, dưới tình huống người có tiền chết gần hết, họ chẳng có nguồn thương phẩm nào nữa.
Trái ngược với Yển Sư cái gì cũng thiếu thì Trường An bắt đầu xuất hiện hiện tượng dư thừa rồi.
Khi Vân Sơ mới tới Đại Đường thì nơi này cái gì cũng thiếu, bất kể bách tính làm ra bao nhiêu lương thực, vải vóc đều không đủ dùng.
Lúc đó người ta chỉ chú ý vài có chắc, có bền, có ấm không, còn màu sắc xấu đẹp thì chỉ là chuyện nhỏ.
Khi bách tính Trường An bắt đầu bởi múc vấn đề màu sắc chất lượng của vải vóc, nhà xưởng bắt đầu lấy chất lượng tranh đoạt thị trường chứng tỏ là nhu cầu đã ở trạng thái bão hòa.
Trường An mấy năm qua sản xuất lượng lớn vật tư, cũng bán đi rất nhiều vật tư, đáng tiếc, dù Vân Sơ đã rất cố gắng, lợi ích chung quy không tới tay bách tính, mà bị thương nhân trung gian nuốt hết.
Việc làm của Lý Tư lần này từ mức độ nào đó mà nói là thực sự mang hàng xuống quê, những thứ ở Trường An không ai cần nữa, ở Yển Sư cháy hàng, cung không đủ cầu.
Chẳng phải Vân Sơ đẩy hàng thừa đi, mà năng lực của Lý Tư còn thiếu sót nhiều lắm, bây giờ nó chỉ có thể làm được hoạt động thương nghiệp không cần động não nhiều cũng có thể hoàn thành như bán hàng ở quê thôi.
Có điều Lý Tư trong mắt người khác đã là ghê gớm lắm rồi.
Ít nhất Lý Kính Huyền nghĩ vậy, ông ta tới Yển Sư chỉnh đốn cơ cấu quan phủ, phát hiện ở nông thôn huyện Yển Sư đã bị các hợp tác xã lớn nhỏ lấp kín. Ông ta bắt đầu phái quan viên đi lựa chọn thôn trưởng, lý trưởng thi bách tính đã tự phát chọn ra người họ tín nhiệm rồi.
Yển Sư vừa trải qua hỗn loạn, uy tín quan phủ xuống rất thấp, Lý Kính Huyền không thể bác bỏ những lựa chọn này dùng người của mình, đành bóp mũi mà nhận.
Dù sao ông ta có việc quan trọng hơn phải làm, đó là dựa theo yêu cầu của hoàng đế, bố trí lại chính sách tô dung điều, đất đai ở huyện này sẽ dựa vào đầu người phân phối, giống như thời Đại Đường khai quốc, đem đất đai vô chủ phân phối mỗi tráng đỉnh.
Làm như vậy giải phóng được lượng lớn nô phó, những người không có cống hiến gì cho Đại Đường, trở thành bách tính tự canh nông, Đại Đường có nguồn thuế thu mới.
Chỉnh lý sổ sách ruộng đất xong, Lý Kính Huyền cảm giác được huyện Yển Sư đang ẩn tàng sức sống mãnh liệt, năm năm nữa thôi nơi này nhất định thành một thượng huyện.