Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 1177 - Q5 - Chương 194: Vẫn Có Người Lo Cho Trẫm.

Q5 - Chương 194: Vẫn có người lo cho trẫm. Q5 - Chương 194: Vẫn có người lo cho trẫm.Q5 - Chương 194: Vẫn có người lo cho trẫm.

Sau khi làm thí nghiệm xong, Vân Sơ cho đám binh sĩ giúp đổ nước lạnh tím tay nghỉ ngơi, y cùng Ôn Nhu, Địch Nhân Kiệt rút vào trong lều ấm, nước đã đun sôi, pha ít trà gừng uống cho ấm người.

Vân Sơ uống nửa cốc trà, người ấm lên rồi mới nói:" Tình hình là thế, các ngươi thấy sao?"

Ôn Nhu đã suy nghĩ nãy giờ:" Tình hình những năm trước ra sao? Nếu năm nào cũng thế ta không tin quan phủ Biện Châu không có sách lược ứng phó."

Vân Sơ đáp:" Mọi năm không có ai đập vỡ băng ở thượng du, thêm vào mùa thu Hoàng Hà vào mùa nước cạn, mặt nước không thay đổi nhiều, nước sông vẫn chảy dưới mặt băng, cho nên không xuất hiện loại chuyện này vào mùa đông."

"Có thì cũng tới mùa xuân hoa nở mới xảy ra, nên Biện Châu gọi là lũ hoa đào."

Địch Nhân Kiệt lẩm bẩm:" Một khi nước vào thành Biện Châu sẽ đóng băng cả thành, tới khi đó thì hoàng đế chưa chắc đã làm sao, nhưng bách tính thì thảm rồi. Chuyện này dù mới chỉ là khả năng thôi cũng phải dùng hết sức ngăn cản."

"Phòng thủ thượng du..." Ôn Nhu nói một nửa liền sửa lời:" Nhất định phải đập vỡ băng ở Mạnh Tân Độ sao?"

Vân Sơ lắc đầu:" Thực ra từ Củng Nghĩa đến Thằng Trì đều được, vấn đề là Tể Dương, Đại Hà tới đó hẹp đi, rất dễ tạo thành đê băng."

Địch Nhân Kiệt nhận ra vấn đề ngay:" Thế tức là phải hơn 200 dặm cần ngày đêm trông coi à? Chưa nói có làm được không, dù có người ta muốn gài ít tử sĩ trà trộn vào đó cũng rất dễ."

Ôn Nhu nhớ lại:" Bảo sao Vương Bí khi công thành không được thì phá đê cho nước vào Đại Lương, xem ra cái thành Biện Châu này, cách tấn công tốt nhất là thủy công."

"Ngươi là đại tướng không thể rời quân doanh, để ta đi một chuyến vậy, diện kiến bệ hạ, biểu diễn cái mô hình này, xem có thể thuận tiện cứu được Trương Đại Tượng ra không?" Địch Nhân Kiệt hừ mũi:" Ngu xuẩn, lúc đó ngươi chẳng cứu được Trương Đại Tượng, bản thân còn chết trước, làm không khéo bệ hạ nghĩ ngươi muốn lấy chuyện này uy hiếp bệ hạ thì sao? Người Bách ky ty quá biết quan hệ giữa ngươi và Trương Đại Tượng, ngươi không xuất hiện người ta có khi không nghĩ tới, ngươi vừa ra mặt một cái liền dán ngay chữ khả nghỉ lên trán rồi."

Vân Sơ nói:" Vậy để Anh công đi."

Lần này tới lượt Ôn Nhu phản đối:" Ông ta thất thế rồi, đừng cho ông ta cơ hội Đông Sơn tái khởi. Ta thấy ngươi nên dâng mật tấu cho bệ hạ, tiếp đó mời thái tử tới Trịnh Châu một chuyến, ngoài ra để Lý Tư lén gửi mật tấu cho hoàng hậu, như vậy mới chu toàn."

Địch Nhân Kiệt nói thêm:" Như thế không đắc tội với ai hết, song mật tấu dâng lên bệ hạ phải viết chữ to vào, nếu không để hoạn quan đọc thì chưa tới một ngày ai cũng biết hết rồi."

Vân Sơ nghe theo kiến nghị của hai người dùng chữ to viết cho hoàng đế, sau đó bảo Lý Tư sao một bản, đợi hoàng đế được tin rồi thì lén đem mật tấu cho hoàng hậu. Hoàng hậu đã đồng ý cho Lý Tư có quyền sử dụng số tiền tài của Phật môn, đó là tín hiệu thiện chí với Vân gia, Vân Sơ tất nhiên phải có qua có lại.

Còn về phần Lý Hoằng, Vân sơ chỉ viết một lá thư nói có phát hiện mới ở học vấn, bảo hắn tới một chuyến, muốn truyền thụ học vấn mới cho hắn.

Lý Trị nhận được mật tấu của Vân Sơ, vừa mở ra xem một cái liền đuổi tất cả mọi người đi, lần này với Thụy Xuân cũng không giữ lại.

Tấu chương của Vân Sơ vì dùng chữ lớn viết, nên giấy cũng lớn, khiến tấu chương của y trông như tác phẩm thư pháp.

Lý Trị chưa bao giờ đánh giá cao chữ của Vân Sơ, chữ của Vân Sơ miễn cưỡng gọi là ngay ngắn thôi, chẳng có chút tu dưỡng nghệ thuật nào.

Xưa nay Vân Sơ rất chu đáo, thông cảm hoàng đế đọc tấu chương dài dằng dặc mệt mỏi, cho nên mỗi lần viết tấu cho hoàng đế đều viết ngắn gọn, bỏ hết mấy phần câu chữ rườm rà. Lần này cũng thế, hoàng đế trải mật tấu của Vân Sơ ra mặt đất, đi chân trần dẫm lên, vừa xem vừa mắng:" Khô khốc, chẳng có chút văn vẻ nào."

Hắn xem hết mật tấu thì cũng nắm được lo lắng của Vân Sơ, đích thân mang ra ngoài bảo Thụy Xuân mang đuốc tới, cho một mồi lửa thiếu cháy.

Nhìn mật tấu biến thành tro, Lý Trị hỏi Thụy Xuân:" Hoàng Hà đã đóng băng chưa?"

Thụy Xuân vội đáp:" Mới bắt đầu ạ, đoán chừng một tháng nữa là có thể đi bộ qua."

Lý Trị lại nói:" Biện Châu có bao giờ gặp lũ vào mùa đông không?”

"Bẩm bệ hạ, mỗi năm từ hạ tuần tháng ba tới thượng tuần tháng tư, băng thượng du Hoàng Hà tan chảy tan ra tạo thành lũ xuân, vừa vặn gặp dịp hoa đào nở, nên gọi là lũ hoa đào."

"Có cách đề phòng nào không?"

Thụy Xuân nghĩ một lúc rồi nói: "Băng tan sẽ dồn lại ở hạ du, nơi băng dày chưa tan, sẽ tạo thành đê băng, kiến nước tràn lên, không có cách dự phòng nào ạ."

Lý Trị lập tức có quyết định:" Truyền chỉ, ba ngày sau di giá Bộc Dương."

Thụy Xuân không nhiều lời, lập tức đi thực thi ý chỉ của hoàng đế. Hoàng đế di giá là chuyện lớn, trong đó riêng chuyện quân đội di chuyển thôi đã không phải là đơn giản rồi. Nhất là từ Biện Châu tới Bộc Dương phải đi ba trăm dặm, trên đường hoàng đế phải ở lại ngoài trời, chuyện này cần kế hoạch bảo vệ nghiêm ngặt.

Lý Trị ngây ra nhìn tro trên mặt đất bị đám thái giám rưới nước lên thành đống đen xì mới về đại điện, một mình đứng trong đại điện thênh thang, nhéo tai gấu lớn, lẩm bẩm:" Không tệ, vẫn có người mong trẫm không chết, vì an nguy của trẫm mà lo lắng."

Con gấu lớn không biết hoàng đế nói gì, tai bị hơi thở của hoàng đế làm ngưa ngứa, tưởng rằng hoàng đế muốn chơi đùa với nó, liền giơ hai cái móng lớn, đứng lên ôm lấy cánh tay Lý Trị.

Lý Trị đưa tay ra ôm lấy cổ gấu lớn:" Được rồi, còn có cả ngươi nữa, trâm có bề gì ngươi cũng chết đói luôn đấy biết không?"

Lý Hoằng xem xong thư của Vân Sơ còn lật qua lật lại xem có ám hiệu nào trong đó không? Hắn kiểm tra thư, kiểm tra phong bì, còn hỏi cả tín sứ, kết quả toàn bộ nội dung đều ở trong thư cả rồi, không có gì khác.

Hắn thấy thư của sư phụ không thể đơn giản như thế được, nên đi tìm Hứa Kính Tông.

Hứa Kính Tông xem thư xong thì mặt biến sắc:" Từ Biện Châu tới Trịnh Châu chỉ hơn trăm dặm, thái tử thân thể cường tráng dùng khoái mã đi một ngày là tới."

"Ý thái phó là có chuyện lớn sao?"

"Tất nhiên rồi, đây là chuyện hết sức khẩn cấp, thái tử đi nhanh về nhanh.

Lý Hoằng đứng dậy ngay:" Đợi cô bẩm báo phụ hoàng rồi lập tức lên đường."

"Đúng, đúng, phải bẩm rõ với bệ hạ, Vân Sơ đã công khai viết thư yêu cầu điện hạ tới thì điện hạ tất nhiên làm cho đúng."

Ngay tức khắc Lý Hoằng vội vã cầm thư của Vân Sơ đi bái kiến hoàng đế.
Bình Luận (0)
Comment