Q5 - Chương 207: Lý Trị không lui.
Q5 - Chương 207: Lý Trị không lui.Q5 - Chương 207: Lý Trị không lui.
Đại quân thong thả đi về phía đông, Hoàng Hà luôn ở phía đông làm bạn với họ, Vân Sơ không có hứng đọc mấy vần thơ kiêu gâm trời đất thật vô cùng, riêng lòng đau mà lệ chảy.
Ngay cả Lý Tư bị lỗ to ở Biện Châu cũng thấy nơi này vô vị, một mảnh đất nghèo đói chẳng thể khơi lên ham muốn kiếm tiền của nó, bốn đứa bé bây giờ có mối bận tâm mới, suốt ngày đi khắp nơi hỏi người ta cách nuôi chó.
Chim ưng trên bầu trời chao liệng uổng công, trên bình nguyên không tìm thấy con mồi đáng để chúng lao xuống, chỉ có những người đen xì xì lang thang trên bình nguyên giữa mùa đông, trông như cô hồn dã quỷ.
Những cây du bên đường chẳng thấy vỏ cây đâu, vỏ cây sớm bị bách tính bóc từ ba năm trước, cho vào cối xay xay ra ăn rồi, ba năm trước nơi này xảy ra nạn châu chấu.
Cho dù ba năm đã trôi qua, di chứng thiên tai vẫn dày vò người nơi này, khiến người ta chẳng thấy được hi vọng cuộc sống tốt lành.
Vì thế cây du ở đây luôn mọc rất ky quái, vài cành cây trơ trụi tựa như cánh tay vươn lên trời cầu khẩn.
Mười năm tích lũy chẳng chịu được một năm tai họa.
Bất kể Trường An phồn hoa ra sao, cũng chẳng lan tỏa được tới nơi này, nó chỉ là một giấc mộng không thể với tới mà thôi.
Ôn Nhu đi song song với Vân Sơ, thấy y im lặng thời gian dài, còn tưởng y đang ấp ủ thi hứng, nhưng mà đợi mãi không thấy y ngâm thơ, hỏi:" Vì sao không ngâm thơ?"
Vân Sơ lấy làm lạ:" Vi sao phải ngâm thơ?"
"Cảnh này không đáng ngâm thơ à?"
"Trong đầu ta toàn là xương trắng phơi ngoài đồng, ngàn dặm chẳng gà kêu, đâu còn hứng làm thơ nữa."
Địch Nhân Kiệt cảm thán:" Năm xưa Tào Mạnh Đức tới Tào Châu, e cũng là thế này."
Ôn Nhu phản bác:" Đó là năm tháng chiến tranh, nay là thời buổi thái bình."
Địch Nhân Kiệt chỉ gốc cây trơ trụi:" Khác gì nhau."
"Đó là vì bởi thiên tai."
"Đừng đổ lỗi cho thiên tai, huyện Trường An ngươi trong sáu năm qua gặp lũ, hạn, sương giá, nhưng bách tính có sống thê thảm thế này không? Đều là do con người mà thôi."
"Nói hay lắm, để ta xin bệ hạ cho ngươi tới đây nhé làm quan chăn dân nhé."
"Ái dà, nói tới bản lĩnh chăn dân, mỗ gia sao bằng Ôn huyện lệnh, để ngài tới đây phát huy tài hoa mới đúng."
"Không phải Địch lệnh thừa thường ngày hay chê bai mỗ sao, để ngài tới đây mới phải."
Vân Sơ không tham gia cuộc cãi vã của hai tên béo gày theo đuổi ý nghĩ riêng.
Hoàng đế đã vượt sông đi tới Tế Châu, nhưng an bài y ở Tào Châu ở bên này sông, hai bên cạnh nhau dòng sông, nhiệm vụ của y là trông coi cầu nổi, chẳng may Tế Châu có chuyện thì còn đường lui.
Cho dù bên sông đã có Bùi Hành Kiệm và Tiết Nhân Quý vẫn chưa khiến hoàng đế yên tâm, dù sao lần này hoàng đế vào Sơn Đông, Hà Bắc chuẩn bị làm việc khiến rất nhiều người thú hận.
Rõ ràng là sự kiện lũ mùa đông lần trước khiến hoàng đế cảm thấy uy hiếp rồi.
Nơi này cũng là trị sở, nha môn của Hà Nam truất trí đại sứ Diêm Lập Bổn ở đây, hoàng đế tới, quyền bính của Diêm Lập Bổn tất nhiên bị cách trừ, mọi việc ở Tế Châu do thứ sử Bùi Thủ Chân ra mặt.
Từ khi nơi này xuất hiện từng đoàn tặc nhân, Diêm Lập Bổn đứng ngồi không yên, dù tuổi cao sức yếu, vẫn kiên trì cầm vũ khí canh cửa cho hoàng đế.
Hết cách, Lý Trị cũng chẳng làm gì được lão già ngoan cố này, mời Diêm Lập Bổn thủ vệ bên cạnh, không muốn lão thần chịu tội giữa trời lạnh, hai là biểu thị tin tưởng. "Bệ hạ, hậu quân đã tới Tào Châu đúng hẹn, bệ hạ lúc này nếu có thể vượt sông là phúc của vạn dân." Diêm Lập Bổn hôm nay mới đứng trực đã luôn mồm khuyên gián hoàng đế vượt sông:
Lý Trị nhìn ông già râu trắng:" Chẳng lẽ trong mắt ái khanh trẫm là loại nhát gan như chuột sao, chẳng qua xuất hiện ít tặc nhân trẫm vội rút qua sông, chẳng hóa mất uy phong Đại Đường?”
Diêm Lập Bổn nuốt nước bọt:" Bệ hạ thân mang xã tắc, sao có thể dễ dàng mạo hiểm. Tuy Sơn Đông, Hà Bắc có ít tặc nhân, nhưng đại quân tới nơi, ắt tan thành. Thế nhưng Bộc Dương là chốn nghèo khó khắc nghiệt, sức khỏe bệ hạ xưa nay không tốt, nên tới Tào Châu ấm áp hơn tránh rét mới đúng."
Lý Trị lắc đầu:" Trâm không đi đâu hết, cứ ở đây xem nhi lang Đại Đường ta dẹp loạn thế nào."
Nói rồi phất tay, hoạn quan trong điện kéo tới cởi giáp cho Diêm Lập Bổn, mặc áo choàng lông cho ông ta.
"Chuyện chiến trận đã có Bùi Hành Kiệm, Tiết Nhân Quý suy nghĩ, ái khanh chẳng bằng tới đây xem Gấu lớn gặm trúc đồ của trẫm có được không?"
"Vài tên giặc nhép, sao khiến trẫm phiền lòng được?"
Tiến vào Tế Châu coi như chính thức bước vào địa giới Sơn Đông, từ xưa tới nay Sơn Đông, Hà Bắc như môi với răng, tuy thời Chiến Quốc, nước Tề thường bắt nạt nước Yên, nước Yên không việc gì cũng đánh Tề, đều từng đánh nhau tới té đái vãi phân.
Nhưng thái độ với Tần của Yên, Triệu, Tề, Lỗ thông nhất kinh người.
Lý Trị sở dĩ đặt Lạc Dương làm đông đô cũng vì tây đô Trường An mang dấu ấn người Tần quá đậm nét.
Khi hoàng đế chuyển tới Lạc Dương, Trung Nguyên lần nữa trở thành trung tâm trên bản đồ chính trị, đất Triệu cơ bản được củng cố, giờ là tới Yên Tề Lỗ.
Lần này hoàng đế lấy cớ phong thiện Thái Sơn, đường đường chính chính dẫn đại quân theo, không hề che giấu mục đích của mình, nhân lúc Đại Đường quốc lực cường thịnh chưa từng có, giải quyết dứt điểm vấn đề dai dẳng mấy trăm năm. Thông qua thí nghiệm mấy nơi ở Hà Nam, lại thêm mật điệp bách ti không ngừng lan truyền ở Sơn Đông, Hà Bắc, bách tính đã biết, mục tiêu đả kích lần này của hoàng đế là hào tộc địa chủ, đem đất đai của những kẻ giàu mà bất nhân đó chia cho bách tính bọn họ, thi hành lại tô dung điều lần nữa.
Có hào tộc, địa chủ tất nhiên sẽ có vũ trang, mà Lý Trị sở dĩ đi đường chậm chạp là muốn dụ tất cả những kẻ có thể nhảy ra đều nhảy ra, rồi diệt một mẻ.
Phương châm đã định, Lý Trị tất nhiên không nghe ý kiến phản đối của thần tử.
Dạy dỗ thần tử ra sao, Vũ Mị có kinh nghiệm phong phú, còn trấn áp vùng bất thần thế nào, Lý Trị thấy mình không thua kém ai.