Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 120 - Q1 - Chương 120: Lợi Ích Ẩn Của Việc Tắm Rửa.

Q1 - Chương 120: Lợi ích ẩn của việc tắm rửa. Q1 - Chương 120: Lợi ích ẩn của việc tắm rửa.

Người đưa tiền nhiều, quy cách cổng phường không ngừng tăng lên.

Mới đầu Vân Sơ định dùng gỗ xây một cái cổng thật đẹp, thêm vào trạm trổ nữa là đủ thỏa mãn nỗi nhớ mẹ của hoàng đế.

Khi nhà Trình Giảo Kim tặng tiền, Vân Sơ bắt đầu nghĩ tới việc dùng gạch, bây giờ Lý Nghĩa Phù cũng cống hiến tiền lương rồi, Vân Sơ quyết định dùng đá xây cổng phường.

Đáng tiếc ở gần Trường An không có loại đá tốt như Hán bạch ngọc, nếu không là Vân Sơ dùng ngay, vì chỉ có loại đá này mới thể hiện được sự hoàn mỹ của Trường Tôn hoàng hậu.

Phường Tấn Xương không thiếu nhất chính là công tượng, nhiều nhất là thợ mộc, thợ đá, trong đó có nhiều người từng tham dự xây dựng lăng mộ thái tông, có kinh nghiệm công tác phong phú.

Xây dựng cổng phường tốn nhất là ở vật liệu, Vân Sơ cho rằng nhân công là không đáng tiền nhất, với loại công tượng có thể điêu khắc đá thành Thạch Ông Trọng của phương, tiền công mỗi ngày chỉ cần 10 đồng thêm vào 2 cân gạo kê.

Đứng ở cổng phường Tấn Xương, thứ đầu tiên nhìn thấy luôn là cái chùa Đại Từ Ân hùng vĩ kia.

Vì thế Vân Sơ định dùng đá hoa cương màu vàng nhạt điêu khắc ra một con phượng hoàng vỗ cánh muốn bay, tiếp đó để chùa Đại Từ Ân khí thế hùng vĩ phía sau tôn lên, trở thành kiến trúc mang tính tiêu chí của Trường An.

Sau vài lần cùng Lưu Tam Tài ngẫu nhiên gặp ở nhà tắm, dưới kiến nghị của Vân Sơ, cuối cùng hắn đã tạo thành đội thầu chuyên nghiệp chuyên môn chế tác hệ thống nước cho chùa miếu, cung uyển, biệt việt cho nhà giàu.

Đơn vị đầu tiên sử dụng đội bao thầu này là chùa Đại Từ Ân, bọn họ chuẩn bị mượn ao sen vị trí cao, đem khái niệm hệ thống nước đưa vào kiến trúc chùa miếu.

Chuyện này với chùa miếu mà nói vô cùng quan trọng, toàn bộ chùa Đại Từ Ân với kết cấu gạch gỗ, có yêu cầu rất cao với việc phòng cháy.

Cái phường nhỏ xíu, chuyện chẳng mấy chốc lan truyền đi, có Lưu Tam Tài làm gương, thường ngày bọn họ muốn gặp lý trưởng không dễ, cũng không dám tới nhà tìm, nhưng ở nhà tắm thì khác, bọn họ có thể “tình cờ” gặp lý trưởng ở nơi này. Thế là người tới nhà tắm phường Tấn Xương ngày một nhiều.

Gần đây người thích sán tới bên Vân Sơ nhất là ai thợ đá, một là Bành Ngũ Lang, một là Trương Đĩnh.

Hai người này ở tượng tác thuộc cấp bậc đại tượng (thợ cả), khác biệt so với thợ đá khác là nhà bọn họ một năm bốn mùa đều có gạo kê để ăn.

Hai người đều có ý muốn kỳ lưng cho Vân Sơ, nhưng Vân Sơ vẫn thích để tên tiểu tử đen kịt tên Nhị Ngưu kỳ cọ cho mình.

"Lý trưởng, luận tới thợ đá, tài nghệ tiểu nhân không thể nói là có một không hai ở Trường An, ít nhất cũng đứng đầu phường Tấn Xương chúng ta ..."

Không đợi Bành Ngũ Lang nói hết, Trương Đĩnh ở bên kia của Vân Sơ đã cười khẩy:" Nơi thế quá mạnh miệng, cũng quá vô sỉ đấy, ngươi chẳng qua chỉ điêu khắc hai con voi lớn thô kệch trên thần đạo của lăng tẩm thái tông hoàng đế. Còn Thạch Trọng Ông đại biểu cho văn thần võ tướng, ta làm một đôi."

Vân Sơ đảo mắt nhìn hai tên thợ đá gầy quắt trông giống dân chạy nạn hơn là chuyên gia quyền uy trong nghề, thong thả nói:" Trước tiên điêu khắc phượng hoàng ra cho ta xem, nếu làm đủ tốt, tới khi đó hai người các ngươi mỗi người dẫn một đội thợ đi ôm việc khắp kinh thành."

Bành Ngũ Lang trầm ngâm:" Tiểu nhân xem như nhìn ra rồi, chỉ cần phường chúng ta xây thật to, phường khác đoán chừng không ngồi yên được. Mấy phường nghèo phía nam không nói, phường phú quý phía bắc nhất định sẽ xây dựng theo mô hình của phường chúng ta."

"Lúc đó như lý trưởng nói, công việc nhiều tới làm không hết. Tiểu nhân sở dĩ tới tìm lý trưởng chính là xin lý trưởng giúp, bố trí một đội bao thầu giống Lưu Tam Tài."

Vân Sơ rút chân đã được Nhị Ngưu cắt móng xong, tiếp tục duỗi chân còn lại để nó dùng cái kéo nhỏ sắc bén cắt móng.

Đây là vụ làm ăn mà Vân Sơ cho đứa bé này khai thác, cắt móng chân móng tay, một văn tiền.

Thằng bé này làm rất tốt, một ngày chỉ giúp người ta cắt móng chân móng tay cũng có thể kiếm dăm ba đồng.

"Các ngươi là công tượng trong hộ tịch của tượng tác, cho nên nhất định phải nghĩ, đừng để đang làm việc dang dở cho người ta thì bị tượng tác giám dắt đi, dễ hỏng chiêu bài."

"Ngoài ra ở mặt thu phí, các ngươi đừng có ngốc, đừng tranh nhau báo giá thấp, như thế vài lần, hai kẻ ngốc các ngươi kiếm chẳng đủ ăn."

"Các ngươi phải nhớ kỹ, các ngươi không phải đám thợ lang thang ở chợ Tây, các ngươi chỉ nhận công việc đám thợ kia làm không nổi."

"Chính là loại việc mà làm một lần, ăn ba năm ấy."

Bành Ngũ Lang và Trương Đĩnh thấy lý trưởng chẳng mấy để tâm chuyện của họ thì nhìn nhau trao đổi, đuổi Nhị Ngưu ra ngoài, nói nhỏ:" Hai người bọn tiểu nhân nguyện ý cho lý trưởng hai thành can cổ."

Vân Sơ chả buồn nhìn hai tên thợ đá coi mình là tên ngốc, lòng cảm khái vô cùng, Đại Đường ở chuyện gì chẳng có điểm sáng, chứ thương nhân mưu mô thì không khác gì đời sau.

Y gọi Nhị Ngưu về tiếp tục làm việc, còn hai tên ngốc kia thì coi như không tồn tại.

Mở công ty nào phải chuyện dễ thế, phải biết rằng Lưu Tam cho Vân Sơ ba thành cổ phần thực sự, mà không phải là hai thành can cổ mặc cho người ta tính kế.

( Can cổ, cổ phần danh nghĩa chỉ ăn hoa hồng.)

Có lẽ xuất phát từ kiêu ngạo của chuyên gia, Bành Ngũ Nghĩa và Trương Đĩnh không tiếp tục nâng giá nữa, hai cái mặt âm trầm chà sát thân thể dơ bẩn của mình trong ao nước trong.

Vân Na rốt cuộc cũng thích tắm rửa rồi, nhất là tắm trong nhà tắm lớn, ở phía nhà tắm nữ, Vân Sơ ngay từ đầu đã cố ý xây thành cái ao rất rộng. Thế là Vân Na có thể thoải mãi vẫy vùng trong ao nước, còn có một đám bạn nhỏ vây quanh nô đùa. Mỗi lần tắm rửa với Vân Na mà nói, đều là thời gian hạnh phúc nhất.

Hai huynh muội mặt mày hồng hào, da dẻ mịn màng, tinh thần phấn chấn từ nhà tắm đi ra, nhìn nhau cười, giờ còn chưa tới lúc ăn mộ thực, vừa vặn tới phường Quang Phúc, ăn bánh kẹp thị cừu của đôi tiểu phu thê kia.

Thời gian qua hai huynh muội bọn họ đã tới đó mấy lần rồi, lần nào cũng dùng bánh đồng đổi bánh nướng.

Vân Na là đứa trẻ ngoan, còn mang bánh về cho Thôi nương tử và Con khỉ già, bọn họ ăn đều khen ngon.

Bình Luận (0)
Comment