Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 1205 - Q5 - Chương 222: Lý Thừa Tu Là Ai? (1)

Q5 - Chương 222: Lý Thừa Tu là ai? (1) Q5 - Chương 222: Lý Thừa Tu là ai? (1)Q5 - Chương 222: Lý Thừa Tu là ai? (1)

Ngủ trong quân doanh là cách ngủ chán nhất trên đời này, cho dù là túc vệ đại thần chăng nữa thì giường ngủ chỉ rộng hai thước đủ trở mình, vì cấm lửa, nên trong quân trướng còn lạnh cóng.

Trời mới sáng một cái là Vân Sơ đã dậy, dùng nước lạnh rửa mặt, sau đó lại một đợt tuần tra nữa.

Dưới ánh nắng rực rỡ, cảnh trí gì cũng đẹp hơn một chút.

Phủ binh trong quân doanh đã bắt đầu luyện tập buổi sáng rồi, nội dung luyện tập rất đơn giản, đó là xếp đội chạy bộ, sau đó là cầm chùy gỗ đánh cột gỗ, rèn luyện sức mạnh lẫn độ dẻo dai.

Mấy vạn người để mình trần hô khẩu hiệu chạy bộ, tất nhiên là bụi đất mù mịt, chẳng có gì oai hùng hết.

Mặt trời lên cao một trượng, nội vệ mở thành trại chính giữa quân trại, quan viên tối qua ở lại trong đó làm việc vừa ngáp vừa đi ra chỉ có một mình Vân Sơ đi vào.

Chào hỏi vài quan viên quen biết, Vân Sơ tới thiên điện nơi Lý Trị ở.

Lý Trị đã ăn sáng xong, đang dẫn gấu lớn đi dạo, gọi Vân Sơ tới, con gấu lớn không thích Vân Sơ, định bỏ đi thì Lý Trị đá một phát liên ngoan ngoãn ngồi xuống đất.

"Tối qua ngươi lại giết người à?" Lý Trị hứng thú hỏi:

"Vi phạm lệnh cấm lửa, lại không nghe khuyến ào."

"Vi sao không giết Công Tôn Trường Sóc lập uy."

"Tội hắn chưa tới mức chết."

Lý Trị lắc đầu:" Lần sau có cơ hội như thế thì giết hắn đi, sáng sớm nay tấu chương đàn hặc ngươi ngang ngược độc đoán đã đặt lên bàn của trẫm rồi."

Nếu mà Vân Sơ phải giết hết những người đàn hặc mình thì cái triều đường này chẳng còn mấy ai làm việc, nên y chỉ làm đúng phận sự, kiểm tra một vòng, thấy hoàng đế vẫn bình an thì lui ra. Vân Sơ muốn đi bái phỏng Lý Tích, kết quả Lý Tích từ chối gặp y, còn nói chức vị trưởng sử hành quân của ông ta đã bị giải trừ, ông ta chỉ là ông già bận theo An Định công chúa kiếm tiền, không tới soái trướng nghe lệnh nữa.

Nói rõ là giả dối, nhưng đó mới là phương thức qua lại chính xác của huân quý.

Nói cách khác, từ thời khắc này Lý Tích đã thực sự lui khỏi vũ đài chính trị của Đại Đường.

Lý Tích rút lui, các cựu thần Trinh Quan cũng lui theo, năm tháng phong vân của bọn họ đã kết thúc hoàn toàn, bây giờ không còn gì cản trở được Lý Trị nữa.

Phía bờ đông không còn bóng dáng của hoàng đế, đại quân của Bùi Hành Kiệm và Tiết Nhân Quý không còn cần cố ky gì. Đại quân đi tới đâu, hơn năm trăm quan viên của Lý Trị tích góp nhiều năm cũng cầm chiếu thư tới bản địa.

Lần này bọn họ rõ ràng có kinh nghiệm hơn, sau khi vào các nha môn, chuyện đầu tiên là là xác định lại ruộng vĩnh nghiệp và ruộng khẩu phần, tranh thủ lấy lòng bách tính đương địa, biến phú hào đương địa thành phe thiểu số.

Thủ đoạn của họ cũng ôn hòa hơn, nếu phù hào nguyện phối hợp, bọn họ thậm chí còn biểu dương, tặng cho biển của triều đình.

Cách làm ấy với phú hộ thông thường mà nói thì không phải là chuyện xấu, phú hộ Đại Đường chẳng qua là trong là đông người, nhiều ruộng, vì không phân gia nên ruộng và tài sản đều trong tay gia chủ. Giờ khác rồi, sách lược của Lý Trị ở mức độ nào đó biến thành Thôi Ân lệnh, phân chia phú hộ thành nhiều tiểu phú hộ.

Những phú hộ này một khi gia sản bị con cháu phân chia, cơ bản phù hợp với tiêu chuẩn nam đỉnh có tám mươi mẫu ruộng khẩu phần, hai mươi mẫu ruộng vĩnh nghiệp.

Đám quan viên tinh nhuệ đó còn thừa cơ giải tán phủ binh không còn phù hợp, bắt đầu lựa chọn phủ binh từ nhà được lợi. Một khi thay đổi với phủ binh chiết trùng phủ xong, địa phương cơ bản được ổn định.

Tài sản một khi đã bị phân chia rồi muốn thu hồi lại thì khó khăn vô kể, dù có là cha con chăng nữa, cũng chớ mong lấy về, đó là lập trường của nhân tính. Cho dù những người đó có biết, khôi phục như cũ sẽ sống thoải mái hơn, cũng sẽ vì chuyện lấy ai đứng đầu phân phối tài nguyên sau sáp nhập mà tranh chấp, mãi mãi không quay về được.

Đó chính là sách lược đám quan viên triều đường rút ra từ bài học ở Yển Sư, Biện Châu.

Chỉ có hào tộc là bị đả kích thực sự, chính là loại gia tộc nắm giữ cả huyện, hay sở hữu lượng lớn đất đai ở lý. Tài sản chủ yếu của họ là đất đai, bởi thế khác với tiểu phú hộ có thể biến thông, bọn họ chỉ có thể kháng cự tới cùng.

Từ tấm bản đồ treo lên lúc tảo triều, Vân Sơ nhìn ra, cùng với việc đại quân của Bùi Hành Kiệm, Tiết Nhân Quý đông tiến, đất đai sau lưng họ biến thành màu vàng, dần nối liền với màu của Quan Trung, Lạc Dương ... Đây là dấu hiệu không tốt.

Trong triều bắt đầu có người hoài nghi, hoàng đế liệu có xử lý xong chuyện Sơn Đông, Hà Bắc rồi dùng chiêu này với họ không? Vì bọn họ mói là người nắm giữ đất đai nhiều nhất.

Lý Trị nhiều lần trấn an quần thần, lần này chỉ nhắm vào Sơn Đông, Hà Bắc, nhưng không ai tin.

Chia đều giàu nghèo cũng được, nhưng không thể đụng chạm vào lợi ích của họ.

Lý Tích giờ chẳng ngại thân phận nữa rồi, ông ta theo bốn đứa bé qua Hoàng Hà, xông thẳng vào mảnh đất Sơn Đông, Hà Bắc rộng lớn. Lý Tư cho rằng bách tính nơi đó hẳn là cấp thiết khát vọng An Định công chúa nàng tới, thậm chí ngông nghênh cho rằng, chỉ có qua tay An Định công chúa, vùng đất này mới có an định thực sự.

Nói ngông nghênh như thế tất nhiên bị phản ứng, lần trước Công Tôn Trường Sóc đàn hặc Vân Sơ ngông nghênh độc đoán, lần này toàn bộ văn võ đàn hặc An Định công chúa ngang ngược, yêu cầu hoàng đế sai phái biên thay thế chuyện Lý Tư đang làm, không thể để đại sự triều đình biến thành con đường cho An Định công chúa trục lợi.

Khi văn võ toàn triều chuẩn bị đấu với thái tử, Vân Sơ một phen thì Vân gia chủ phụ Ngu Tu Dung đích thân cưỡi ngựa sang sông, xách tai bốn đứa bé bắt về, còn đem sự nghiệp bốn đứa vất vả lập nên giao cho triều đình, nói chúng về chuyên tâm nuôi chó là đủ.

Tới đây thân phận nhân vật chính trị của Lý Tư cũng đã lọt vào mắt quần thần, để lại ấn tượng rất sâu. Hơn nữa sau khi phái viên chỉnh lý các hợp tác xã Lý Tư để lại, bọn họ kinh ngạc nhận ra, nếu triều đình cổ vũ loại mô hình này, có thể chống lại hoàng quyền.

Bốn đứa bé bị Ngu Tu Dung chỉnh cực thảm.

Chỉ cần nhìn Lý Tư bế con chó nhỏ khóc suốt dọc đường, cứ gặp người khác là bắt đầu nức nở, khiến ai cũng sinh lòng thương xót. Nhất là quan viên đi tiếp nhận sản nghiệp của đám Lý Tư càng hổ thẹn vì cướp đoạt của trẻ con, không khỏi sinh ra tâm tư muốn bồi thường cho bốn đứa bé, không thể để chúng tự bỏ tiền vì nước lại gặp kết quả không tết.

(*) Thôi Ân Lệnh thực hiện thời Hán Vũ Đế, khiến chư hầu vương qua đời phải chia đất đều cho tất cả con cái mình, như thế các nước chư hầu cứ nhỏ dần rồi biến mất. Chuyển dần từ phong kiến phân quyên thanh phong kiến tập quyên.
Bình Luận (0)
Comment