Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 1214 - Q5 - Chương 231: Lý Trị Đầy Tự Tin. (2)

Q5 - Chương 231: Lý Trị đầy tự tin. (2) Q5 - Chương 231: Lý Trị đầy tự tin. (2)Q5 - Chương 231: Lý Trị đầy tự tin. (2)

Đợi Lý Hoằng dẫn Lý Hiển đi rồi, Lý Trị mới nói với Vũ Mị:" Giờ nàng đã hiểu chưa?"

Vũ Mị dâng trà lên, cười nói:" Vân Sơ rất giỏi, song y chỉ hiểu thuật mà thôi, không đáng ngại."

"Nàng nói đúng rồi." Lý Trị hưởng thụ trà cùng với ánh mắt sùng bái của Vũ Mị, cười nói:" Chỉ cần là thuật, dù lợi hại thế nào thì trãm cũng dung được, thứ này với Đại Đường mà nói, chỉ có lợi chứ không có hại. Bất kể là thứ thuật này đem xây cầu, làm đường, dệt vải, thậm chí là làm ra thuốc nổ khai sơn phá thạch, trẫm đều dung được."

Vũ Mị đã hiểu ra lý do Lý Trị tuy giám thị Vân Sơ nhưng yên tâm về y rồi, nếu Vân Sơ truyền dạy tư tưởng nào đó, dù bản thân y có thể là một thánh nhân Khổng Mạnh tiếp theo thì Lý Trị cũng sẽ diệt ngay từ trứng nước.

Còn Vân Sơ chỉ dạy thuật, đệ tử y giỏi tới mấy chỉ thành công tượng cao minh, thương cổ tài giỏi, đại sư công trình kiến trúc, những thứ đó chỉ có lợi chứ không thể gây nguy hại cho hoàng triều.

Hồi lâu sau Vũ Mị mới nỏi:" Bảo sao bệ hạ bao dung Vân Sơ như thế."

Lý Trị khép hờ mắt:" Nếu Đại Đường còn có nhân vật như thế nữa xuất hiện, trẫm càng bao dung hơn."

Vũ Mịi biết, đều nhờ việc làm của Bùi Hành Kiệm, Tiết Nhân Quý ở Hà Đông làm hoàng đế them hùng tâm tráng chí nắm giữ thiên hạ, cũng thêm vài phần khoan dung.

Giống như sau khi Lưu Bang bình định thiên hạ rồi trên tửu yến hát lớn Đại phong ca.

Mắt thấy thời tiết ấm dần, Lý Trị chuẩn bị tiến về phía Thái Sơn, tiếp tục đại điển phong thiện.

Lần này hoàng đế chuẩn bị tới thẳng Duyện Châu rồi từ đó tới Khúc Phụ, từ Khúc Phụ qua Tứ Thủy là Thái Sơn ở ngây trước mắt.

Từ Bộc Dương tới Duyện Châu phải đi qua hai hồ lớn, một là Cự Dã Trạch, một Đông Bình Hồ, giữa hai hồ này là Lương Sơn, nói cách khác tới Duyện Châu phải qua Lương Sơn.

Ở Đại Đường này phàm nơi nào có hồ lớn, núi lớn là sẽ có cường nhân chiếm cứ.

Vân Sơ chẳng bận tâm tới đám người đó, thám báo trong quân có thể giết sạch bọn chúng, chỉ sợ là chúng không đơn thuần là cường nhân trên núi, có vô số hào tộc gia nhập, tính chất sẽ khác.

Đáng lẽ khi hoàng đế tới hậu quân của Vân Sơ, hậu quân biến thành trung quân, Tiết Nhân Quý phải thành hậu quân, Bùi Hành Kiệm làm tiền quân phụ trách dẹp trừ mọi chướng ngại trên đường.

Không ngờ hoàng đế bây giờ tự tin bốc lên dữ dội, trực tiếp lệnh sở bộ Vân Sơ chia làm ba, tiền trung và hậu quân.

Hắn cho rằng bằng vào tám vạn người trong tay là có thể nghênh ngang tới Thái Sơn rồi.

Vân Sơ liên tục dâng ba bản tấu, mong hoàng đế thận trọng, ít nhất ở Bộc Dương thêm một thời gian, đợi Bùi Hành Kiệm và Tiết Nhân Quý hoàn thành công việc ở Ngụy Châu, Bác Châu hãng đi Duyện Châu cũng không muộn.

Tấu sớ không được duyệt.

Vân Sơ lại kiến nghị chuyển hướng đi, qua Dương Cốc, Đông A, tới Tế Châu như vậy họ có thể phối hợp với hai cánh quân kia, bất kể khi nào xảy ra chuyện cũng có thể cứu trợ cho nhau. Hơn nữa khi thái Tế Châu thì cùng Thái Sơn ở trên một đường thẳng, đó là con đường tối ưu nhất.

Tấu sớ lại bị hoàng đế cự tuyệt, Vân Sơ không biết hoàng đế muốn gì nhất định muốn tới Duyện Châu, làm thế đường thì xa, phải qua Cự Dã Trạch và Đông Bình Hồ, đi rất gian nan.

Ngày cuối cùng của tháng hai, Vân Sơ quay lại thành chủ soái trung quân, bất đã dĩ hạ lệnh xuất phát tới Bộc Châu.

Bộc Châu tháng ba, mưa xuân liên miên, bầu trời xám xịt, Vân Sơ mặc áo mưa cưỡi ngựa dẫn quân gian nan tiến về phía đông, áo giáp trên người hút không ít hơi nước trở nên nặng nề, lại ẩm ướt cực kỳ khó chịu. Chết người nhất là cung nỏ, dây cung cứ bốn canh giờ là phải thay một lần, nếu không thì khỏi dùng.

Tám vạn người đi trên quan đạo tả tơi, loại đường đất này bị mưa thấm ướt thêm loại xe nặng nghiến qua, thế là thành bùn lầy.

Loan giá cực lớn của hoàng đế biến thành xe ngựa bốn bánh, Vân Sơ không dám để loan giá rời khỏi tâm mắt, mỗi nửa canh giờ lại phái quân tư mã đi vấn an.

Đất lầy lội, người nhiều, ngựa nhiều, xe nhiều, trên trơi mưa xuân không dứt, đại quân xuất phát từ sáng sớm, đi bốn canh giờ mới được bốn mươi dặm, thé là Vân Sơ hài lòng lắm rồi.

So với hôm qua đi được hai mươi dặm, hôm nay thế là đã quá thuận lợi.

Lý Hoằng mặc chiến giáp muốn đi đầu làm tiên phong cho phụ hoàng hắn, bị Vân Sơ dứt khoát từ chối, hắn đi đầu làm liên lụy tiên phong của Ôn Nhu.

Trong ba quân thì tiên phong mệt nhất, khi trung quân tới được doanh trại tiên phong dựng sẵn, Vân Sơ từ chỗ Ôn Nhu biết được, phía trước chính là Cự Dã Trạch, trăm dặm không bóng người.

Cự Dã Trạch la hậu quả của lũ Hoàng Hà, cái hồ này nói chính xác thì chẳng phải là hồ, phải gọi là đâm lầy thì thích hợp hơn.

Mùa đông đi qua đây còn đỡ, vì đất đông cứng, xe cộ đi cũng tiện, giờ thì đất mêm ra rồi, còn mưa suốt, với đại quân mà nói, đây là một khảo nghiệm nghiêm trọng.

Ôn Nhu cũng chẳng giữ nổi phong độ thương ngày, mặt ướt sượt, lau nước trên mặt:" Bệ hạ nhắm vào Khổng thị ở Khúc Phụ à?"

Vân sơ lắc đầu:" Khó nói, gia chủ Khổng thị ở trong quân, nếu đối phó với Khổng thị, phái một viên thiên tướng đi là được, việc gì phải chịu tội trong vũng bùn thế này?"

Hai ngươi chỉ giao lưu vài câu ngắn gọn, Ôn Nhu phải tiếp tục đi về phía trước dò đường, còn Vân Sơ tới doanh trại của hoàng đế thì nơi đó ồn ào không chịu nổi.

Hoàng đế ngồi trên cái ghế gỗ, vỏ cây còn chưa lột, chỉ trải tấm da hổ lên liền thành vương tọa. Cách hắn chưa tới mười mét trong vũng bùn có hai người đang đánh nhau, quân sĩ vây quanh hú hét.

Trong tay hoàng đế còn cầm một cái cung, có vẻ vừa bắn xong, Vân Sơ nhìn quanh, góc trái có một ụ tên, có thể thấy hoàng đế bắn mười mấy mũi tên rồi, từ địa điểm tên rơi xuống có thể thấy, đổi tấm bia đó bằng người thật cũng chẳng sao, bắn trúng cũng không chết, nếu mặc thêm cái giáp nữa thì có thể lười biếng ngủ một giấc.

Hai đại hán vạm vỡ vật lộn tron bùn đều trần truồng, đóng mỗi cái khố cộc, ấy là còn nhờ Vân Sơ cải tiến mới có đấy.

Chứ nếu không chỉ có một cái tấm vải trắng thít vào khe đít thôi, khó chịu lắm, chưa nói là mông nam nhân có quái gì đẹp đâu, lộ ra nhìn hỏng cả mắt.

Vân Sơ không tới quấy rầy, kiếm một góc không ai chú ý ngồi.
Bình Luận (0)
Comment