Q5 - Chương 243: Cái hay phải học.
Q5 - Chương 243: Cái hay phải học.Q5 - Chương 243: Cái hay phải học.
Lý Trị quay sang đối diện với Khổng Chí Huyền nhìn thẳng vào gương mặt người trung niên có đôi phần chất phác, kiên cường đó:" Trẫm nguyện tin một hậu duệ Khổng phu tử như ngươi không nói dối, nhưng ngươi giải thích cho trẫm xem. Tháng mười hai năm ngoái Duyện Châu có bão tuyết, khi đó trâẫm định tra xét xong hãng nói, là ngươi ở trên triều nói cứu nạn như cứu hỏa, chậm một khắc là có thêm một bách tính vì đói vì lạnh mà bỏ mình. Vì thế trẫm vòng qua quy trình cấp tiền rườm rà của Hộ bộ, sai Trường An gửi cho Duyện Châu 7000 quan."
"Khổng Chí Huyền, ngươi nói cho trẫm xem, tháng mười hai năm ngoái, Duyện Châu thực sự gặp phải bão tuyết không gánh chịu nổi chứ?"
Khổng Chí Huyền mặt đầy nghi hoặc:" Cấp báo của Duyên Châu thứ sử Trương Đại Tác tới chỗ vi thân trước, cấp báo nói tuyết lớn ngoài đồng đã dày ba thước, hơn nghìn căn nhà sụp đổ, nạn dân khóc gáo nơi hoang dã, người chết rét vô số kể."
"Thiên tai loạn lạc, ai dám nói nói chơi."
Lý Trị răng siết lại nói:" Trãm đã tra rõ rồi, ngày chín tháng mười hai năm ngoái Duyện Châu đúng là có tuyết, rơi từ giờ mão tới giờ tuất, tuyết không ngập quá mắt cá chân ... Khổng Chí Huyền, ngươi hồ đồ."
Tức thì đám quan viên Sơn Đông câm ngay, không còn vật vã đòi chết nữa, mặt cắt không ra máu. Khổng Chí Huyền càng ngây ra như phỗng, hôi lâu mới hét lên:" Cẩu tặc Trương Đại Tác, sao dám lừa lão phu như thế ... Bệ hạ, thần không tra xét, để bệ hạ bị lừa dối, thần tội chết."
Mười mấy quan viên đồng loạt khóc lóc:" Bệ hạ, bọn thần đáng chết, bọn thần đáng chết."
Mặt Lý Trị càng khó coi, trước khi xảy ra chuyện kẻ nào kẻ nấy đại nghĩa đường đường, như thể trên đời này ngoài họ ra thì đều là bất trung bất hiếu, vô tài vô đức hết. Xảy ra chuyện một cái, không kẻ nào nghĩ tới khắc phục hậu quả, lăn lộn đòi chết, Lý Trị càng nhìn càng căm ghét:" Thôi đi, thái tử đã giúp các ngươi giết người bịt miệng rồi, chuyện này tới đây là dừng ... Trẫm chỉ vọng các ngươi biết ra sức vì triều đình, nhớ được quyết tâm khi mới nhập sĩ."
Khi loan giá rời đi rồi đám quan viên thoát chết trong gang tâng mới bò dậy, không khóc lóc nữa, ai nấy nhìn về phía thành Duyện Châu, gương mặt nghiêm trọng.
Lý Kính Huyền tới thẳng trước mặt Khổng Chí Huyền, hùng hổ nói:" Khổng Chí Huyền, bệ hạ có thể tha cho các ngươi, nhưng chớ tưởng chuyện vậy là qua rồi."
Đối diện với hoàng đế, Khổng Chí Huyền đúng là có cảm giác hổ thẹn, nhưng đối diện với quan viên khác, ông ta cho hai tay vào ống tay áo, lạnh nhạt nói:" Cứ dâng tấu đàn hặc."
Lý Kính Huyền cười nhạo:" Các ngươi trừ mở mồm ra nói nhân nghĩa, mở mồm ra chỉ trích người khác thì còn làm được việc gì nữa không? Chiếm được chút lý thì hận không thể dồn người khác vào chỗ chết, gán cho người ta đủ thứ tội tày đình."
"Nay xảy ra chuyện như thế, các ngươi nói gì đây? Ta nhớ khi đó ngươi chỉ trích văn võ toàn triều coi bách tính như rơm rác ..."
Khổng Chí Huyền vẫn câu đó:" Cứ dâng tấu đàn hặc."
Lý Kính Huyên khinh phất tay áo bỏ đi:" Ai thèm đàn hặc các ngươi, chẳng ai rảnh khua môi múa mép suốt ngày như các ngươi, lão phu có việc phải làm. Khổng thị ngươi lần này thoát nạn vì bệ hạ cần các ngươi đi đầu làm gương, nếu các ngươi còn không biết một lòng báo đáp bệ hạ, các ngươi không phải đối diện với cái mặt của lão phu đâu."
"Khi đó không cần biết Khổng thị ngươi truyền đợi bao nhiêu năm, hiển hách ra sao, đều thành may khói dưới móng sắt phủ binh Đại Đường. Các ngươi là nỗi ô nhục của phu tử."
Khổng Chí Huyền không thèm đáp lời, chẳng thèm để ý tới ánh mắt tức giận của quan viên xung quanh, thản nhiên lên xe ngựa của mình, nhắm mắt lại hai hàng nước mắt mới ào ào chảy ra, lần này sợ là con cháu Khổng thị gặp họa rồi.
Đại quân Vân Sơ đi qua khu vực vừa bị đồ sát, lúc nay thi thể đã được người của thái tử lục soái thu gom lại, ném vào hố lớn, đang chôn.
Nơi này tanh thối vô cùng. Bao năm qua Lý Trị giết rất nhiều người, mặc dù đại đa số thông qua Vũ Mị thi hành, nhưng quan viên có phải là đám ngốc đâu, bọn chọ vẫn nhìn ra phần nào.
Nhất là lần này ở Yển Sư, Biện Châu, hoàng đế vứt bỏ lớp ngụy trang, tự minh lên trận, giai tầng thống trị mới thực sự cảm nhận được hàm răng trắng ởn Lý Trị nhe ra.
Lão tử là coi sói dữ, nhi tử cũng chẳng kém gì.
Lý Hoằng xưa nay có tiếng nhân từ, nhưng Lý Trị rất hẹp hòi, dù là thân nhi tử, hắn cũng không muốn bị vượt qua, vì thế Lý Hoằng cũng cần phải tàn bạo.
Chỉ có nhi tử với mình đồng lòng, không định lấy tiếng tàn bạo của phụ hoàng để tạo dựng thanh danh nhân từ của thái tử hắn, Lý Trị mới hài lòng.
Trên đó là phân tích tính cách của hoàng đế do Hứa Kính Tông nói cho Lý Hoằng.
Thái tử lục soái dẫm chết quan viên Duyện Châu cũng là do Hứa Kính Tông lập mưu.
Một mặt hành động tàn bạo của hoàng gia sẽ khiến nhiều người bất mãn, chỉ cần họ nhảy ra, vừa vặn cho quân đội tiêu diệt.
Mặt khác hành động này trấn nhiếp hữu hiệu bộ phận khác, khiến chúng sợ hoàng quyền, không dám sinh ra tâm tư không tốt nữa.
Về tổng thể cuộc tàn sát bạo lực này khiến thế cục Duyện Châu trở nên rõ ràng, giò chỉ còn đả kích kẻ không phục, an ủi người sợ hãi thôi, không có kẻ đứng ngoài xem tình thế ở đây.
Điều này giảm bớt thời gian quân đội chinh chiến bên ngoài, cũng là bớt tiêu hao tranh đấu chính trị.
Khi đại quân cắm trại ngoài thành Duyện Châu, Vân Sơ phái Vân Cẩn mang một hộp thức ăn tới cho Hứa Kính Tông, món chính là mỳ thịt băm thơm lừng.
Vì doanh trướng của thái tử ngay bên cạnh Vân Sơ, nên Vân Cẩn bày bát mỳ và những món ăn kèm lên bàn, mỳ vẫn nóng hổi. Hứa Kính Tông ghé đầu tới hít một hơi:" Bản lĩnh chế tác mỹ thực của lệnh tôn đúng là thiên hạ đệ nhất."
Vân Cẩn hai tay đưa đũa tới:" Gia phụ nói, nếu Hứa công có thèm ăn, cứ bảo đám con cháu là được."
Bình thường Hứa Kính Tông cực kỳ kiêng ky Vân Sơ, nhưng lần này không có chút nghỉ ky nào, nhận lấy đôi đũa, bắt đầu ăn ngon lành. Vân Cẩn quỳ ở bên, dùng đôi đũa khác, thêm thúc ăn cho Hứa Kính Tông.
Mặc dù tuổi đã tám mươi, sức ăn của Hứa Kính Tông vẫn rất tốt, ăn hết một bát mỳ không nhỏ, sau đó mới thong thả thưởng thức món ăn kèm.
Vừa ăn ông ta vừa kiểm tra học vấn của Vân Cẩn, từ thiên văn, địa lý, lịch sử không thiếu thứ nào.
Vân Cẩn không phải đứa thông minh ưu tú, nhưng nó được giáo dục một cách hệ thống, tiếp nhận những lý giải vượt xa thời đại, một già một trẻ bất giác nói chuyện hơn canh giờ.
Vân Cẩn thấy mặt trời sắp xuống núi, cung kính cáo từ, Hứa Kính Tông đem (Tấn thư) mình biên soạn tặng nói.
"Sách này lão phu tốn tám năm mới biên soạn xong, ngươi đọc hết sẽ biết tiếng lòng của lão phu."
Vân Cẩn cung kính quỳ bái nhận lấy.