Chu Tước đại nhai rộng bằng chiều ngang sân bóng mà không dùng để đua ngựa thật lãng phí. Thế là con ngựa mận chín hí một tiếng càn rỡ, men theo mã đạo trải toàn cát mịn, phóng như bay về phía hoàng thành.
Đúng là người như ngọc, ngựa như rồng.
Con ngựa mận chín không ngừng vượt qua các loại xe ngựa khác trên đường, khiến vô số quý nhân kinh ngạc cùng tán thưởng.
Bọn họ không tán thưởng quan chức của Vân Sơ mà là tán thưởng trong quan viên Đại Đường còn có thiếu niên tuổi trẻ bồng bột như thế.
"Lão phu năm xưa bằng vào tuổi này không dám hung hăng ngang ngược như vậy."
"Ông bằng vào tuổi đó còn đang ở nhà ăn gia pháp ấy chứ." Đồng liêu ở xe bên biết gốc tích trêu:
"Đúng thế, hào khí của thiếu niên bị cha ta dùng roi đánh tan rồi, nếu không đã chẳng tới mức bị đám khốn kiếp trên triều đặt cho biệt hiệu Thạch Ông Trọng."
"Ha ha ha."
Chỉ chốc lát Vân Sơ đã dừng ngựa trước cổng hoàng thành, dắt ngựa xếp hàng sau một đám quan viên lục bào đợi vào thành.
Lúc này liền nhìn ra cái tai hại của quan chức nhỏ, người mặc lục bào phải xếp hàng đợi kiểm tra thân phận mới vào được hoàng thành, còn người mặc màu khác cứ ngồi xe ngựa vào là được.
Ngươi vào thành thì vào đi, trên đường gặp thuộc hạ xếp hàng còn mắng:" Sao tới trễ thế?"
Quan viên nhỏ bị mắng có vẻ quen rồi, rối rít chắp tay đáp:" Ti chức rời cổng phường bị mắc kẹt."
Quan trên ra vẻ uy phong, hừ một tiếng nói vài câu kiểu không được có lần sau, ung dung vào hoàng thành.
"A ~~~ nhân huynh, trước kia chưa gặp."
"A ~~~ huynh trưởng, tiểu đệ mới tới, còn mong huynh trưởng chiếu cố."
"A ~~~ không biết nhân huynh làm ở nha môn nào?"
"A ~~~ tiểu đệ làm ở thái y thự, là ti y nhỏ bé."
"Ồ, thái y thự là nha môn tốt màu mỡ nhiều lại thanh nhàn, sau này tiểu để đau đầu chóng mặt gì đó có thể nhờ nhân huynh xem cho không?"
"Được thôi, được thôi."
Trong thời gian xếp hàng Vân Sơ đã kết giao với mấy vị nhân huynh lục bào rồi, không cần biết về ngoài người ta thế nào, Vân Sơ cứ gọi nhân huynh hết, chốc lát sau đã biết cả đống nhân huynh. Chỉ có điều mỗi lần nói lại phải a ~ một tiếng cứ như diễn kịch, Vân Sơ nói xong mà ngứa ran cả người.
Khi cùng mọi người cười đùa từ từ tiến lên, một bàn tay lớn vỗ lên vai Vân Sơ.
Bàn tay đó vừa chạm vào vai, Vân Sơ đang từ bộ dạng con cừu hiền lành thoắt cái biến thành sói dữ, bắt ngay lấy, người kéo mạnh về phía trước, hông hạ thấp xuống chống lại chủ nhân bàn tay, chuẩn bị ném cả tay lẫn người qua vai.
Không ngờ người kia thân thể cực nặng, Vân Sơ kéo không được, chưa đợi sức bung hết, Vân Sơ đã chui qua sườn người đó, siết chặt tay, đốt ngón giữa hơi nhô lên, một đấm mang theo tiếng gió đánh thẳng vào huyệt thái dương.
Đối phương khẽ í một tiếng, dùng tay chắn nắm đấm của Vân Sơ, chưa có phản ứng gì thì Vân Sơ đã lùi ra sau hơn năm bước, đối diện với kẻ tập kích.
Tráng hán mặc giáp đội mũ trụ trừng mắt nhìn Vân Sơ đang tập trung tinh thần đề phòng, nói với đám võ sĩ đã vây quanh:" Lại là một kẻ giết người từ chiến trường về thôi."
Đám võ sĩ nghe vậy nhìn kỹ Vân Sơ trông không tính là cường tráng, quay về chỗ của mình.
"Từ đâu về thế, Tây Vực, Liêu Đông hay Đại Phi Xuyên?"
Đối phương mặc quang minh khải giáp, không phải là giáp mới, bên trên xước xát chồng chất, ngay cả thú hộ vai cũng không nhận ra nổi nữa.
Có điều hông người ta đeo túi cá, bên trên còn khảm bạc, không cần phải nói bằng vào túi cá này và ngư phù bên trong, chứng minh đây là viên quan từ ngũ phẩm trở lên.
Với quan nhãi nhép như Vân Sơ còn cách được đeo túi cá bên hông tới mười vạn tám nghìn dặm.
"Hạ quan Vân Sơ, ti y thuộc thái y thự, năm trước phụng lệnh trở về từ thái y thự, chuẩn bị tới thái y thự nhận lệnh." Vân Sơ thi lễ báo danh chuẩn mực:
Tráng hán cười to:" Bộ tướng của Lương Kiến Phương à? Đáng tiếc, đám trai tráng ở Tây Vực chém giết, hi vọng mang ít quân công về, giờ chẳng còn nữa, ngươi về được là may."
Nói xong đi luôn, hoàn toàn không để ý tới Vân Sơ vẫn còn muốn nói chuyện với hắn, rất vô lễ.
Một quan viên cổ dài thấy tráng hán đi rồi, nói với Vân Sơ:" Hiền đệ, người này là Bùi Hành Kiệm thanh danh hiển hách Trường An, làm tả truân vệ thương tào tham quân, con cháu của Tô hầu gia, nghe nói là sắp đi tới thập nhị vệ làm trưởng sử hành quân của vệ nào đó. Xem như là một quý nhân."
"Mỗ gia thấy hắn thân cận với ngươi, đợi hết giờ chuẩn bị ít lễ vật tới nhà thỉnh giáo, để người ta nhớ mặt cũng là chuyện tốt."
Vân Sơ cười chắp tay:" Không giấu huynh trưởng, tiểu đệ cũng xem như từ núi xương biển máu giết ra, tuy ở trên chiến trường chưa từng biết sợ, nhưng rời chiến trường hai chân run run, hôn mê hai ngày mới sống lại."
"Nay may mắn sống được, không muốn vào quân ngũ nữa, định kiếm miếng cơm yên ổn trong giới quan văn là đủ rồi."
Quan viên cổ dài tiếc nuối nói:" Đáng tiếc, võ quan Đại Đường chúng ta thăng tiến nhanh hơn."
Vân Sơ thấy đội ngũ xếp hàng đã tới mình, cáo lỗi một tiếng, dẫn ngựa tới tiếp nhận kiểm tra vào hoàng thành.
Hoàng thành có ba cổng, một cổng nối với Chu Tước đại nhai, vừa bước vào trong liền thấy quan phủ nối nhau san sát, nhìn mà hoa cả mắt, đường xá rộng thênh thang, người qua lại đa phần mặc quan phục.
Vân Sơ vừa đi vừa hỏi, đi qua nào là Thái thường tự, Thái phó tự, Thượng thư tỉnh, Môn hạ ngoại tỉnh, rồi lại Hồng lư tự, Tông chánh tự, Ti nông tự, Hữu vũ vệ, Trung thư ngoại tỉnh.
Phủ nha ở đây hiển nhiên không phải thứ quan nha bê ngoài có thể sánh được, cái nào cũng hùng vĩ khí thế, vậy mà y phải đi tới mỏi cả chân mới tới được Thái y thự ở một cái góc hẻo lánh.
Khỏi cần hỏi hay nhìn nữa, cái mùi thuốc nồng nặc trong đó làm người ta không thở nổi, Vân Sơ dắt ngựa vào chuồng, vừa vào trong viện tử của Thái y thự liền thấy mấy chục dược đồng cường tráng đang sắc thuốc, cả hàng hơn trăm cái hũ thuốc nhả mùi thuốc, cực kỳ hùng tráng.
Ở Tây Vực, Vân Sơ là cấp dưới của Hà y chính, tới Trường An, không ngờ Vân Sơ vẫn là thuộc hạ của Hà y chính.
Trong chuyện này có an bài của Hà y chính hay không thì Vân Sơ không biết, vào quan thự, phát hiện Hà y chính ngồi ở trong cùng liền vờ hoan hỉ, vội vàng đi tới thi lễ.
(*) Đại Phi Xuyên là chiến trường với Thổ Phồn, cao nguyên Thanh Hải, mình nhớ có trận Đại Phi Xuyên làm quân Đường chết chục vạn, không nhớ lúc này đã diễn ra chưa.