Vân Sơ nhận lấy bánh được gói trong lá sen, cắn một miếng, hài lòng nói với chàng trai:" Ngàn vạn lần đừng thay đổi mùi vị, bánh phải nóng, thịt cừu phải nhừ, muối phải thuần. Mùi vị thay đổi thì lão bà cũng không còn."
Chàng trai thề thốt tuyệt đối không đổi cách nướng bánh, luộc thịt.
Khi Vân Sơ xoay đầu ngựa muốn đi, tiểu nương tử ra sức đẩy chàng trai đi, hét lên với bóng y của y:" Lang quân sau này có còn tới không?"
Vân Sơ không đáp chỉ vẫy vẫy tay rời khỏi phường Quang Phúc, nói thật, y chẳng hề có mưu tính cướp đoạt lão bà của người ta, chỉ muốn ăn một bữa bánh kẹp thịt sạch sẽ thôi.
Nói ra cả Trường An có mỗi thứ này làm y hài lòng.
Thả cương cho ngựa tự đi, Vân Sơ thong dong ngắm cảnh Trường An, trong túi hông ngựa có rượu, tay có bánh nóng, ăn một miếng uống một ngụm, thỏa mãn vô cùng.
Sau Nguyên Đán thì mùa xuân không còn xa nữa, mà Vân Sơ thích mùa xuân, y tựa hồ đã ngửi thấy cả hơi ấm lẩn khuất trong gió lạnh Trường An.
Nền móng của đại môn phường Tấn Xương đã xong rồi, mười bảy mười tám thợ đá đang đục một cái trụ đá cực lớn. Trên trụ đá có ba con phượng quấn quanh, ba con hoàng quấn quanh, dưới thân là hoa văn mây lửa, tuy mới có đường nét khái quát, đã có khí thế uy nghiêm.
Xung quanh tảng đá màu vàng nhạt điêu khác chính, chỉ có hai người đang làm việc, là Bành Ngũ Lang và Trương Đĩnh. Một đang tỉa đi phần đá thừa, một thì tạc hình phượng vũ, dùi đục keng keng, mang tới vẻ đẹp lạ.
Trong nhà tắm hai người này nhìn thấp kém đê hèn, cầm búa đục lên lại biến thành một loại người khác, loại người có tự tin, có khí chất.
Hai người rõ ràng không ưa gì nhau, nhưng khi điêu khắc bức tượng này, phối hợp có thể gọi là gần như hoàn mỹ.
Đó chính là khí chất của dân nhà nghề.
Trên thế giới này đâu chỉ có 360 nghề, mà trong mỗi ngành nghề đều có những nhân vật phi thường.
Nếu như dùng quan chức của triều đình mà tính, trong nghề thợ đá này, ít nhất Bành Ngũ Lang và Trương Đĩnh ít nhất phải là quan tứ phẩm.
Đáng tiếc, trên đời này chỉ thừa nhận người có tiền và người có quyền, còn lại đều không đáng nói.
Kênh nước vây quanh hai bên phường Tân Xương đã đóng băng, có điều nước vẫn róc rách chảy ra, trong vắt mà thuần khiết.
Đám phụ nhân trong phường lấy nước ở kênh về nhà dùng, Vân Sơ nhảy xuống ngựa cũng lấy tay cho vào nước lạnh vốc một ít uống thử, không tệ, không có vị kiềm của nước giếng.
Phường Tấn Xương chưa thể gọi là biến hóa nghiêng trời lệch đất, nhưng vừa mắt hơn nhiều rồi, không còn có mùi khó ngửi nữa, nhà cửa lụp xụp vẫn lụp xụp nhưng ngăn nắp đâu vào đó, dù nghèo khó nhưng trông qua có chút ý vị đào viên của ẩn sĩ, cưỡi ngựa thong thả đi trong ngõ lát đá cũng có cái thú riêng.
Vậy mà chả hiểu sao Vân Sơ thở dài, tâm trạng của y hôm nay rất lạ, không tới mức buồn, nhưng uể oải sao đó, chẳng có gì khiến y hứng thú được.
Cửa đẩy ra, trong nhà rất yên ắng, Cửu Phì vừa nghe thấy tiếng động thì chạy tới chào đón lang quân trở về, dẫn con ngựa mận chín vào chuồng, trong sân trống không, chỉ có hai nam đinh là Bát Phì và Thập Phì rải cát sông sạch sẽ lên sàn gạch. Đợi rải cát xong sẽ dùng chổi quét, đa phần cát sẽ xuống khe, số thừa thì quét đi, đợi lần sau rải tiếp.
Đây là công việc phải làm thời gian dài, cho tới khi giữa các viên gạch không còn khe nhỏ nào nữa mới thôi.
Đám Nhị Phì ngồi trong noãn các ở trung đình, không phải chơi, mỗi người đều cầm một nắm bông đang khều.
Thứ này quá nhẹ, không dễ vận chuyển, ở Quan Trung lại không trồng. Cho dù là ở chợ Tây cũng là thứ rất hiếm. Rất nhiều Hồ thương cho rằng mang bông tới Trường An sẽ kiếm lớn đều lỗ thê thảm.
Nhà Vân Sơ thì khác, chủ yếu là khi Thôi nương tử thấy được cái hay của chăn bông thì ra chợ Tây mua hết bông về.
Thế còn chưa xong, nàng thi thoảng sai Cửu Phì ra chợ Đông, chợ Tây theo dõi, chỉ cần phát hiện ra bông là mua ngay, toàn bộ biến thành chăm đệm ấm áp.
Trước Tết khi Đinh Đại Hữu tới làm khách, Vân gia đáp lễ là bốn bộ chăn đệm, làn lượt tặng cho cha mẹ và phu phụ hắn.
Sau Tết phu nhân của Đinh Đại Hữu phái người tới Vân gia, hỏi số lượng chăn đệm, nếu có dư dả, Định gia nguyện ý bỏ một quan một bộ.
Thôi nương tử khó xử rất lâu mới cho lão bà của Đinh Đại Hữu câu trả lời chuẩn xác, trước Tết Nguyên Tiêu cung cấp 20 bộ chăn đệm, tiền thì không cần.
Sau đó Thôi nương tử nhận được 30 quan tiền của nhà Đinh Đại Hữu, còn giao hẹn, đợi 20 bộ chăn đệm làm xong, sẽ dâng lên thêm 20 quan tiền nữa.
Vân Sơ đoán chừng lão bà của Đinh Đại Hữu không phải chưa thử làm chăn bông, nhưng nhất định chăn bông nhà họ làm ra cứng như thảm, không được êm ái, mềm mại như do nhà Vân Sơ làm.
Thế nên đành bỏ giá tiền cao ra mua.
Bật bông là cơ mật kỹ thuật gia tộc tối cao của Vân gia hiện nay.
Đối với kỹ thuật có thể khiến Vân gia mỗi ngày kiếm 20 quan tiền này, Thôi nương tử chấp hành thủ đoạn bảo mật siêu cấp.
Hiện biết kỹ thuật bật bông chỉ có nàng và Vân Sơ.
Vân Sơ chỉ tùy tiện làm ra cần cung bật bông và búa, bật pằng pặc bừa vài cái, phần còn lại do một mình Thôi nương tử hoàn thành, đồng thời bù đắp chỗ thiếu sót.
Để giữ bí mật, Thôi nương tử thà mệt chết chứ không để người khác tham gia quá trình bật bông.
Đó cũng là nguyên nhân vì sao Vân gia một ngày chỉ có thể làm ra năm bộ chăn bông, không thể sản xuất quy mô lớn. Thôi nương tử quyết định kiếm tiền lâu dài chứ không mua bán đứt.
Đám cung nữ mua được từ dịch đình cung có cái hay là mồm rất kín, hơn nữa thân cô thế cô, coi Vân gia thành nơi gửi gắm cả đời.
Phụ nhân ba mấy tuổi vào thời đại tuổi thọ bình quân chưa tới bốn năm mươi này, triều đình cho những cung nữ này xuất cung, hoàn toàn là hành vi phóng sinh.
Thôi nương tử muốn kiếm thêm nhiều cung nữ từ dịch đình cung đi ra, không cần người ít tuổi, chỉ cần người trên 30, cần những người hoàn toàn tuyệt vọng với tương lai chỉ muốn kiếm nơi yên ổn sống qua phần đời còn lại.
Nàng làm thế rất có lý, chỉ là không tốt cho thanh danh của Vân Sơ, từ khi Vân gia mua về một đám cung nữ có tuổi, trong phường Tấn Xương liền có tin đồn y thích lão phụ.
Điều này làm cho đám tiểu nương tử trong phường thầm đem trái tim gửi gằm cho Vân Sơ thương tâm tột độ, đồng thời khiến một số phụ nhân tự thấy mình còn chút nhan sắc hưng phấn.