Thôi nương tử người dính đầy sợi bông từ một gian phòng lớn trong đại trạch đi ra, lọn tóc dính bết vào trán, sắc mặt mệt mỏi thấy rõ, Vân Sơ đưa nước ấm cho nàng:" Đâu phải là không có cơm để ăn, liều mạng vậy làm gì?"
Thôi nương tử uống ừng ực hết nửa bát, lau nước dính bên mép:" Thiếp thân phải biến Vân thị thành hào môn đại tộc mới cam tâm."
"Thong thả thôi, Vân gia sẽ thành đại tộc, ngươi phải sống mới thấy. Chết rồi, ta đốt tiền giấy nói với ngươi, dù ngươi cao hứng la hét cũng vô nghĩa."
"Thiếp thân khỏe lắm, nhất định sống tới lúc đó, cũng nhất định nhìn thấy Vân Na thành tiểu nương tử tôn quý nhất Trường An. Lang quân có biết Vân gia một ngày thu về 20 quan là thế nào không?"
Vân Sơ thoáng nhẩm tính:" Là một tháng 600 quan, một năm 1200 quan."
Thôi nương tử giải thích:" Đó là tiền thuế một năm của thượng huyện. Tuy trong 20 quan tiền kia của nhà ta còn có 2 quan là tiền vốn, nhưng thuế của triều đình còn có đủ các loại tạp vận, tính ra còn chưa chắc đã cao bằng của n hà ta."
"Tuyệt nhất là vụ mua bán của nhà chúng ta hoàn toàn không bắt mắt, chỉ là việc thêu thùa máy vá từ phụ nhân, không khiến người ta chú ý, cũng không làm ảnh hưởng tới ai, có thể thu lợi lâu dài."
"Đây mới là nguồn thu nhập mà một gia tộc lớn nên có, không như Thanh Hà Thôi Thị, một gia tộc gần như chiếm quá nửa đất đai Thanh Hà. Môn hạ cả ngàn vạn, lèo lái không tốt một cái là cảnh hủy gia diệt tộc."
Vân Sơ tán đồng:" Cũng đừng quá coi trọng chuyện này, thấy ai yên tâm được thì giao bản lĩnh này cho họ, để họ san sẻ cho ngươi. Dù sao ngươi là đại quản sự nội trách, cứ tiếp tục thế này sẽ chết mệt."
"Đợi khi nào lang quân cưới đại nương tử về, thiếp thân sẽ giao việc trong tay ra."
"Không cần, ngươi chỉ cần giao tiền cho nàng, tài nghệ thì thôi, chuyện này do ngươi làm ra, ngươi không phạm lỗi thì mãi mãi do ngươi quản lý."
Ý đồ muốn quyền quản lý sản xuất tiêu thụ chăn bông của Thôi nương tử rất rõ ràng.
Vân Sơ thấy có thể đem quyền lực này giao cho nàng, Thôi nương tử hẳn cho rằng quyền lực này vô cùng lớn, nhưng trong mắt Vân Sơ không là gì cả.
Nếu cấp quyền có thể làm Thôi nương tử thêm nhiệt tình công tác, tội gì không làm?
Đứng trong sân một lúc, Vân Sơ tưởng chừng nghe thấy tiếng nước chảy qua con kênh trước nhà, rất yên tĩnh, người trong nhà vẫn tất bật qua lại, nhưng chẳng mấy khi nói gì cả … chẳng giống …
Phải rồi, Vân Sơ biết vì sao tinh thần mình lại kém như vậy rồi.
Vân Na mới là nguồn vui trong nhà, khi có đứa bé này, Vân Sơ thấy rất phiền, đâu cũng nghe thấy giọng nói của nó, đâu cũng thấy bóng dáng của nó. Bây giờ Vân Na vào chùa rồi, Vân Sơ thấy ngôi nhà này thiếu vắng bóng dáng nó, căn bản chẳng giống nhà mà như ngôi chùa.
Thở hắt ra một hơi, Vân Sơ vỗ vỗ má lấy lại tinh thần. Ngày mai tới Tứ môn học báo danh rồi, Vân Sơ bất đắc dĩ phải vào thư phòng, mở sách đã lâu chưa đụng tới.
Vân Sơ cầm sách, nội dung trên đó vẫn rõ ràng xuất hiện trong đầu, mặc dù năng lực dạy học của con khỉ già rất kém, sơ hở trăm bề, nhưng Vân Sơ có năng lực tự học cực cao.
Bởi thế các loại học vấn trên giá được Vân Sơ ghi nhớ trong óc, giờ phải làm là thấu hiểu dung nạp nó.
Chuyện đó với Vân Sơ cũng không khó, chỉ cần nghe tiên sinh có tiếng nói giảng giải một lần là đạt được.
Tứ môn học học sách gì thực ra không quan trọng, nó vốn là một trường học hoàng gia lập ra để át chế sĩ tốt mở rộng mất kiểm soát.
Yên tĩnh quá, không ngờ đọc sách chẳng vào, Vân Sơ quyết định ngủ sớm luôn.
Bữa sáng hôm nay là bánh bao thịt, không phải Vân Sơ làm mà là trù nương Tam Phì, nàng học được kha khá bản lĩnh của y rồi, nhất là làm bánh bao càng xuất thần nhập hóa.
Vân Na vẫn chưa về, đứa bé này thích nhất là bánh bao thịt, lần nào cũng ăn năm sáu cái, vừa ăn vừa la hét, Vân Sơ vì thế quát, thậm chí đánh nó không ít.
Vân Na không có nhà, Vân Sơ cũng chẳng mấy khẩu vị, ăn ba cái bánh bao, húp một bát cháo, cưỡi ngựa tới phường Vụ Bản bên cạnh hoàng thành.
Quốc tử giám, thái học, tứ môn học, công học, luật học đều ở đây, gần như chiếm nửa phường.
Cách phường Vụ Bản một bức tường là thái miếu, còn có cả Khổng miếu.
Lúc này Khổng phu tử còn chưa thành thánh, chỉ được hưởng thụ chút cơm thừa canh cặn từ thái miếu.
Bất kể là Thái miếu hay Khổng miếu tế tự thế nào, dù sao tiền thúc tu của tất cả học sinh cho sinh tiên là không thể thiếu.
Trên ngựa của Vân Sơ chở hai thếp vải, hai vò rượu, hai chân cừu muối, cùng với 500 văn tiền.
Hôm nay là ngày học sinh mới báo danh, cho nên trên đường rất đông đúc, tuyệt đại đa số giống Vân Sơ, đem theo cả đồng đồ cứ như đi di cư, nhưng phần đông dùng lừa, dùng ngựa thồ, số ít tự khiêng luôn trên lưng hẳn giả cảnh không tốt. Dùng chiến mã thần tuấn chờ đồ như Vân Sơ thì không có ai hết, vì thế bất tri bất giác y tách bạch với người ta. Đám học sinh mới bắt chuyện với nhau rôm rả, chào hỏi, tự giới thiệu, chẳng ai tới chỗ Vân Sơ, cái mặt lãnh đạm của y cũng chẳng thấy có hứng tiếp chuyện với người khác.
Con ngựa mận chín rất kiêu ngạo, tuy vết thương trên mông đã lành, nhưng nó vẫn rất mẫn cảm với vị trí ấy, ghét bất kỳ ai hay thứ gì chạm vào mông nó.
Bây giờ trên lưng nó chở vải, rượu gạo, thịt muối với túi tiền lẻng xoẻng, giống như một con ngựa thồ ti tiện đứng trong đàn ngựa, làm nó rất tức giận.
Vậy mà lại còn có một con ngựa cái rảnh rỗi cứ đưa mõm ngửi linh tinh vào mông nó, nó tức giận vọt lên, hai vó sau như chùy đồng đạp ra.
Chỉ nghe con ngựa cái kia hí một tiếng đau đớn ngã xuống, bốn chân quẫy đạp, không đứng dậy được nữa, đồ chở trên người rơi xuống, người khác vội né tránh.
Vân Sơ lạnh lùng nhìn chủ nhân con ngựa cái, người đó chừng hai mươi tuổi, dong dỏng cao, tuy không coi là tuấn tú, song gương mặt rất đoan chính dễ nhìn, môi hơi mỏng mím lại, gây cho người mới gặp một ấn tượng hắn là người rất kiên nghị.
Da dẻ trắng trẻo, mịn màng, không thấy dấu vết lao động hay luyện võ, đúng kiểu người đọc sách tiêu chuẩn, ăn mặc cũng rất bình thường.
Hay nói cách khác, trong mắt Vân Sơ là cừu non thôi, hời hợt nói :" Chuyện này cứ như thế đi, được chứ?"
Người trẻ tuổi đối diện nhướng mày lên, có vẻ bất mãn với thái độ của Vân Sơ, song hắn không nổi giận, lắc đầu:" Không được, bồi thường ta một con ngựa."
Vân Sơ cau mày:" Là con ngựa của ngươi không phải trước."
"Ngựa của ta phát hồ vu tình, chỉ hồ vu lễ ( có tình cảm với người khác giới là trong lễ), có chỗ nào không thích hợp?"
"Ngựa của ngươi chưa chết, chỉ bị thương, ta đền ngươi 100 đồng khám thú y, thế nào?"
Người trẻ tuổi nghiêm giọng nói đĩnh đạc:" Ta mua ngựa là để chở đồ, nếu nó không chở được nữa thì với ta mà nói không đáng một xu. Nể tình ta ngươi sắp vào quốc tử giám cầu học, chỉ cần ngươi hoặc ngựa của ngươi chở đồ của ta vào, chuyện này coi như xong, thế nào?"