Q6 - Chương 037: Quê hương không phải giang sơn.
Q6 - Chương 037: Quê hương không phải giang sơn.Q6 - Chương 037: Quê hương không phải giang sơn.
Hứa Kính Tông tay run run miễn cưỡng uống chén trà nóng, nói với Lý Hoằng:" Thái tử lên núi trước đi, lão phu đợi tên cẩu tặc."
Lý Hoằng lau nước trên mặt:" Hay là để thị tòng của cô hầu hạ thái phó."
Hứa Kính Tông lắc đầu:" Thái tử đã phái họ đi giúp đám lão tặc phía sau, giờ mà gọi họ về, chuyện làm trước đó từ tốt hóa dở rồi."
"Lão phu tuổi cao sức yếu, ở đây đợi cẩu tặc Lục Đôn Tín, hắn ắt phải nghĩ cách đưa lão phu lên núi."
Lý Hoằng kinh ngạc:" Nếu đã thế vì sao ngay từ đầu không an bài nhân thủ trước, lại khiến nhiều lão thần khốn đốn như thế?"
Hứa Kính Tông liếc mắt qua Vân Sơ trước mới nói nhỏ:" Bệ hạ phong thiện, không phải chỉ có Thái Sơn, còn có cả huân tước Đại Đường."
Trong lúc bọn họ trò chuyện Lý Thừa Tu đã cõng Lý Tích lên, sắc mặt Lý Tích hồng hào, chẳng có chút mệt mỏi nào.
Lý Thừa Tu ngồi xuống, đặt Lý Tích xuống đất, lão già lúc lắc đầu, duỗi chân, xoay tay khoe khoang trước mặt Hứa Kính Tôn, nhơn nhơn đắc ý.
"Nhi tử của ông ở thái thường tự chắc là sáu mươi rồi nhỉ?"
Hứa Kính Tông thong thả nói:" Sáu mươi hai rồi."
"Nhi tử ta năm nay mười lăm, khỏe như nghé non vậy."
"Đó là phúc của ông."
Lý Tích cười to:” Nói có lý."
Hàn huyên với Hứa Kính Tông xong, Lý Tích quay sang Vân Sơ:" Sau lễ phong thiện này, lão phu sẽ bế môn không ra ngoài nữa, ngươi có điều gì muốn nói với lão phu không?"
Vân Sơ nghĩ một lúc rồi lắc đầu:" Trừ chúc Anh công thuận buồm xuôi gió ra thì không có gì để nói hết."
Lý Tích rộng lượng nói:" Phái ít chưởng quầy theo lão phu làm ăn đi."
Vân Sơ từ chối thẳng:" Không cần."
Lý Tích nhướng mắt:" Vì sao?"
Vân Sơ đáp đơn giản:" Ta ghét người Oa."
" Chuyện làm ăn thì liên quan gì tới yêu ghét."
" Đã ghét chúng thì cũng không cần kiếm tiền của chúng, các vị cần ta sẽ hỗ trợ, song ta không muốn dính dáng tới việc các vị làm ở đó."
Đợi người sau đó tiếp tục lên, Vân Sơ không muốn nhiều lời nữa. Tô Định Phương đi lên, bẹo má Vân Loan, nó nghiêng đầu làm động tác đáng yêu, ông ta cười khà khà quay sang Vân Sơ:" Nghe nói ngươi cấp năm mươi chiếc thuyền?"
Vân Sơ gật đầu:" Chuyện nhỏ, Tô công không cần để trong lòng, ta có rất nhiều thuyền."
Tô Định Phương khẽ hừ một tiếng:" Lão phu năm xưa ở Bách Tế không có tâm nhìn như ngươi ở thành Đại Hành, đành chịu đựng ngươi khoe khoang vậy."
Hành lang càng lúc càng nhiều lão tướng, phát hiện đám người này mặt mày phấn chấn, tựa hồ tìm lại được ngày tháng phong quang.
Sau khi Ôn Nhu và Địch Nhân Kiệt leo lên cùng Vân Sơ đứng một chỗ, tự tạo thành vòng tròn nhỏ, tách biệt với đám người Lý Tích.
Thấy người bên đó ngày một nhiều, nói chuyện ngày một ồn ào, Ôn Nhu nói với Vân Sơ:" Chúng ta đi tiếp thôi."
Địch Nhân Kiệt muốn nghỉ thêm:" Phía trước là hoàng gia..."
Vân Sơ quay sang nhìn đám phụ nhân trẻ nhỏ, thấy bọn họ chỉ ướt một chút, tỉnh thần vẫn tốt, đang cười nói với nhau, đeo bọc hành trang lớn lên lưng, buộc chặt Vân Loan vào lòng, đi trước:" Đi thôi."
Hứa Kính Tông thấy đám Vân Sơ có động tĩnh bảo Lý Hoằng:" Điện hạ cũng đi sớm đi."
Lý Hoằng gật đầu rồi vội vàng bám theo, Lý Tích đánh mắt cho Lý Thừa Tu, thế là hắn bỏ lại Lý Tích, đi nhanh theo.
Đoàn người đi được trăm bước thì bậc thang đá trở nên dựng đứng, ngẩng đầu nhìn thấy tòa đại môn màu đỏ như ẩn như hiện trong gió mưa.
Vân Sơ lần này không đi nhanh, bậc thang chỗ này tuy dốc như hai bên cổ thụ chọc trời, vách đá chập trùng, thác nước từ trên cao bay xuống, làm người ta tựa hồ như ở chốn thần tiên.
Mưa phùn thành mưa li ti, khe núi bốc lên làn hơi nước, Vân Sơ giũ áo tơi, cảm thán:" Quê hương thế này, ai bỏ được."
Lý Hoằng ở bên nghe thấy nói:" Phải là giang sơn chứ?"
Vân Sơ lắc đầu:" Là quê hương, là nơi tất cả chúng ta dựa vào sinh tồn."
Lý Hoằng không truy hỏi kỹ hơn mà tự mình ngẫm nghĩ thâm ý của sư phụ.
Ba đứa bé Vân Cẩn, Ôn Hoan, Địch Quang Tự mặc dù còn nhỏ nhưng mà bọn chúng không như những đứa bé khác bị trói buộc vào bàn đọc sách, chúng suốt ngày chạy như chó hoang ở phường Tấn Xương, cho nên leo núi với bọn chúng không là gì.
Trong đoàn người bọn họ thì chỉ lão bà Ôn Nhu và Địch Nhân Kiệt đáng ngại nhất, may mà Ngu Tu Dung thích vận động, thường rủ họ tham gia hoạt động dã ngoại ở nông trang ngoài thành, cho nên bọn họ không có hai cằm hay ba cằm như những quý phụ huân quý, leo núi cũng vất vả, song tới giờ vẫn ổn.
Kỳ thực trong giới quý phụ, bọn họ thuộc về nhân vật bị xa lánh, chủ yếu vì tính ghen tuông.
Chứ còn sao, trong hậu trạch của ba nhà Vân, Ôn, Địch chỉ có một nữ nhân, không có đủ thứ thiếp thất, nha hoàn thông phòng gì đó. Cho nên ai ai cũng thấy ba nữ nhân này đối xử không tốt với nam nhân của mình, không có thiếp thất đã đành, không có cả nha hoàn phục vụ thì quá đáng lắm rồi.
Đương nhiên người ta ghét họ nhưng lại hi vọng được như họ. Như li ti như sương mù, trên bậc thang đá, nước chảy thành dòng nhỏ, vừa ướt vừa trơn. Leo núi thêm được nửa tiếng, quay đầu nhìn lại thì người ở dưới bị che trong mù đậm đặc.
Ngẩng đầu nhìn Nam Thiên Môn, nơi đó cùng mây mù vờn quanh, thế là tạo thành một kỳ cảnh, dưới chân là mù trên đầu là mây, chỗ đám Vân Sơ so với trên hay dưới đều sáng hơn.
Tùng Ngũ đại phu đã ở ngay trước mắt.
Cái cây tùng này chẳng hề cao, chẳng khác biệt nhiều với cái cây mà y thấy bốn trăm năm sau, cưc kỳ khẳng khiu già nua, vỏ cây loang lổ nhìn một cái là biết rất nhiều năm rồi.
Năm xưa Tần Thủy Hoàng tránh mưa dưới cái cây này mà không bị sét đánh chết đúng là tốt số, phải biết rằng cái cây này ở vị trí cao, xung quanh lại không có cây nào cao hơn nó, nếu mà có sét đánh, cái cây này xui xẻo là cái chắc.
Ngũ đại phu là huân quý chín đẳng thời Tần, hưởng lộc 500 thạch.
Bây giờ là Trường Thanh hầu.
Đừng nghi ngờ, chỉ cần nhìn dấu mực chưa khô trên tấm biển đeo ở tùng Ngũ đại phu là biết vị tùng Ngũ đại phu này vừa được hoàng đế nâng cao tước vị, từ chín đẳng lên tam đẳng.
Tước vị là thứ cấp bậc thân phận cổ xưa, do Nho gia tạo ra trước thời Tần, gọi là ngũ đẳng tước, có tính thần thánh nhất định. Trải qua giai đoạn phát triển quân công luận tước của Tần Hán, tước vị có tác dụng thức chất.
Sau Ngụy Tấn, tâm quan trọng của quan chức dấn cao hơn tước vị. Quan tước thường được xưng là thăng quan tiên tước, là theo đuổi của sĩ nhân. Ở Đại Đường đã tiến vào thời đại quan hàng đầu, tước đi xuống, song vẫn được người Đại Đường coi trọng.