Q6 - Chương 038: Vọng Nhạc của Lý Trị, Trúc của Vũ Mi.
Q6 - Chương 038: Vọng Nhạc của Lý Trị, Trúc của Vũ Mi.Q6 - Chương 038: Vọng Nhạc của Lý Trị, Trúc của Vũ Mi.
Quân công của Vân Sơ là thượng trụ quốc, tước vị Lam Điền quận công, chức vụ huyện lệnh Vạn Niên kiêm lưu thủ Trường An.
Quân công, tước vị của y rất cao, quan chức lại thấp, ở trên triều tiếng nói của y kém xa Thượng Quan Nghi thậm chí chẳng phải huyện nam.
Tước vị ở Đại Đường chẳng đáng tiền nữa, điểm này có thể nhìn ra từ trình tự ở triều đường khi tảo triều, đầu tiên là quan phẩm, quan phẩm ngang nhau thì luận tước, tước vị cũng ngang nhau thì ưu tiên người có tuổi trước.
Vân Sơ có thể đứng hàng thứ chín trên triều chẳng liên quan gì tới tước vị, mà bới y là một quan viên chính tứ phẩm, vì tam phẩm tử tướng, và lão đại tòng tam phẩm không nhiều, nên vị trí của y cao.
Một cái tước Trường Thanh hầu đến chó chả thèm ngó, lợi ích cả năm chẳng bằng ngũ đại phu thời Tần, dù sao tước vị ngũ đại phu mỗi năm được 450 thạch gạo, bổng lộc thật đấy.
Vân Sơ chẳng nhớ mình bao năm chưa nhận bổng lộc, y không bị phạt bổng lộc thì trên con đường bị phạt bổng lộc ... Lần trước bị phạt bổng lộc là vì cái gì ấy nhỉ, chỉ nhớ là bị phạt năm năm, à, còn bị phạt thêm 500 cân đồng.
Bình thường thì Lý Trị không phải là hoàng đế làm việc nghiêm ngặt lắm, khi Vân Sơ nhìn thấy tấm biển "Trường Thanh hầu” trên cây liền liên tưởng tới việc mình vượt liền hai cấp thăng lên Lam Điền quận công một cách qua loa.
"Sau này tước vị đầy đường cho mà xem." Vân Sơ cảm khái:
Ôn Nhu và Địch Nhân Kiệt vừa lên tới nơi, bọn họ vừa mới thành huyện nam, tiến vào hàng ngũ huân tước, song đang thở chưa kịp đáp lời Vân Sơ.
Lý Hoằng hỏi:" Sao sư phụ nói thế?"
Vân Sơ nhìn hắn lắc đầu:" Ngay cả tâm tính phụ thân mình mà ngươi cũng không nắm được à?" Lý Hoằng nghĩ một lúc nói:" Sư phụ nói tới Thôi ân lệnh."
Vân Sơ chép miệng:" Một cái tước vị, thi hành Thôi ân lệnh xong biến thành hai ba cái, nếu đích tử nhiều, chẳng biết biến thành bao nhiêu cái. Chẳng may mà bệ hạ mạnh tay, ngay cả thứ tử, con tư sinh cũng không bỏ qua thì hầu tước, bá tước nhiều như chó, tử tước, nam tước chạy đầy đường, tha hổ hoành tráng."
Ôn Nhu hít hơi như đau răng, bảo với lão bà:" Nghe chưa, sau này đừng lấy tước vị Lâm Xuyên huyện nam ra khoe khoang nữa, chẳng bõ mất mặt."
Ôn phu nhân lườm Vân Sơ, người này chuyên nói điều mất hứng.
Địch Nhân Kiệt cau mày:" Tước vị mà ban tùy tiện như thế thì bách tính gặp họa rồi, tước vị đó ở triều đường chẳng là gì, nhưng đem dọa bách tính là quá đủ."
" Bệ hạ sẽ có cách thôi, tên huyện nam nhỏ xíu như ngươi lo cái gì."
" Ngươi cũng là tên huyện nam nhỏ xíu."
" Bởi thế nên ta chẳng ý kiến gì."
Đợi đám Vân Loan đái một bãi dưới chân Trường Thanh hầu biểu thị tôn kính, đoàn người Vân Sơ cáo biệt vị tân hầu gia không đáng tiền này, tiếp tục leo lên trên.
Mọi người không nói chuyện nữa vì chỗ dốc nhất tới rồi, cả Vân Sơ cũng hết sức cẩn thận, đi mỗi bước là tìm chỗ bám rồi mới tiến lên.
Bọn họ mất tới một canh giờ mới leo lên được Nam Thiên Môn, vừa nhìn một cái là ai cũng hiểu vì sao đường đi lại làm kém như thế, chắc chắn thứ cẩu tặc Đằng Văn Trọng dùng hết tiền vào chỗ này rồi.
Tên đó không ngờ xây dựng một tòa hành cung hoa lệ cho hoàng đế ở thiên nhai.
Đường trải đá dưới chân cực kỳ bằng phẳng, lan can xung quanh đều dùng đá trắng tạc thành, quan trọng nhất là trên vách đá còn đục một cái hang, trong tượng cao tổ, thái tông. Lúc này Lý Hiền đang dẫn Lý Hiển, Lý Đán thần sắc trang trọng từ trong đi ra.
Động được đục rất rộng, Vân Sơ nhìn lướt qua thôi đã phát hiện đủ đặt thêm một bức tượng nữa rồi, chắc là để vị trí cho Lý Trị. Lý Trị đang cùng Vũ Mị ngắm biển mây, thấy Vân Sơ đi lên liền vẫy tay gọi:" Tới đây, làm cho trẫm một bài thơ."
Vân Sơ vừa cởi bọc hành trang vừa đọc:
Thái Sơn lên ấy mà trông.
Đất Tề, đất Lỗ, mênh mông trải dài.
Tạo hóa, tú cảnh an bài.
Âm dương phân định, sớm mai, chiều tà.
Mây từ ngực núi sinh ra.
Chim bay về tổ, người đà trông theo.
Chon von đỉnh núi ta trèo.
Bao nhiêu núi nhỏ, trông theo mắt nhìn.
Chẳng qua là đọc thuộc thôi mà, thơ về Thái Sơn có mà dùng cân đong cũng chẳng hết, Vân Sơ đọc không vấp chút nào, bài Vọng Nhạc đem khung cảnh tuyệt mỹ của Thái Sơn thể hiện ra trước mắt.
Thơ thì đúng là thơ hay thật, không bới móc được vào đâu cả, nhưng mà cái thái độ làm thơ của Vân Sơ lại khiến Lý Trị khó chịu vô cùng.
Sắc mặt Vũ Mịi cũng rất không vui, tên này chuyên làm người ta cụt hứng, nhưng y lại không làm gì sai cả, không có cớ gì trách tội.
Y rõ ràng có thể đường hoàng làm thơ, khiến mọi người tấm tắc khen, ai nấy đều vui, nhưng y cứ phải làm việc đáng ghét ấy.
"Làm sao ngươi lại làm thơ nhanh như thế?" Lý Trị tức giận:
Vân Sơ cung kính đáp:" Thần nói lời nghĩ trong lòng cho nên mới nhanh như thế."
"Không phải là ngươi làm trước chứ?"
"Tình cảnh này, lòng thần chỉ có Thái Sơn, không còn cái khác."
Lý Trị thấy Vân Sơ trả lời không bắt bẻ gì được, cố tình bới móc:" Ngươi đã lên tới đây rồi, vì sao không lập tức tới bái kiến trẫm?"
Vân Sơ chắp tay:" Thần đi gặp cao tổ, thái tông trước."
Vũ Mị rốt cuộc không nhịn được, mặt lạnh lùng bước lên:" Trước mặt bệ hạ sao dám kiêu ngạo như vậy?"
Vân Sơ lúc này đoán ra tâm ý hoàng đế rồi, lần nữa chắp tay:" Bài Vọng Nhạc này do bệ hạ sáng tác.”
Lý Trị khựng người, mắt nhìn trái phải, bên cạnh hắn chỉ có hoàng hậu và thái tử, cùng với Xuân ma ma ngốc vô cùng, còn về phần đám Ôn Nhu, Địch Nhân Kiệt phẩm cấp thấp đợi đằng xa, hừ một tiếng:" Thứ Nhị Bách Ngũ như ngươi làm gì có hùng tài như thế."
Vũ Mị vẫn chưa bỏ qua:" Vậy thì lấy Trường Thanh hầu làm đề, làm một bài thơ nữa, làm hay thì thê nhi ngươi đêm nay có thể ở trong hành cung."
Vân Sơ nói:" Phụ nhân trẻ nhỏ ba nhà."
Vũ Mị nhìn gia quyến hai nhà Ôn Địch, vì có một thê tử nên chẳng có mấy người:" Chuẩn!"
Vân Sơ không cập một giây đọc ngay:
Bám chặt núi xanh chẳng buông lơi
Đứng nơi đá vụn vững không rời
Muôn vàn phong ba còn vững trãi
Bỏ mặc gió kia cuộn khắp nơi.
Ngâm xong không đợi cho Vũ Mị có bất kỳ phản ứng kỳ quái nào, cơ mặt Lý Trị đã bắt đầu co giật, đó là dấu hiệu sắp nổi giận, Vân Sơ vội khom lưng:" Bài thơ này do hoàng hậu sáng tác."
Mặt Vũ Mụ đỏ lựng, Vân Sơ thừa cơ cáo lui, để lại đôi long phu phượng thê này trên thiên nhai, tiếp tục hưởng thụ cao trào do hai bài thơ tuyệt diệu ngự chế sinh ra.