Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 1269 - Q6 - Chương 039: Được Cho Phép Rồi.

Q6 - Chương 039: Được cho phép rồi. Q6 - Chương 039: Được cho phép rồi.Q6 - Chương 039: Được cho phép rồi.

Lý Hoằng cúi đầu, chân không ngừng di trên sàn đá, lúc này nếu không phải lan can bạch thạch quá cao, hắn rất muốn nhảy qua cho đỡ xấu hổ.

Lý Trị, Vũ Mị không thèm để ý tới hắn, còn nhiệt liệt thảo luận chỗ hay của hai bài thơ.

Trời không có sâm, trong tai Lý Hoằng sấm nổ đì đùng.

Còn vê một đương sự khác là Xuân ma ma thì tựa hồ bị con kiến trên lan can thu hút, đang tập trung hết tinh thần xem con kiến leo lên đỉnh lan cột trụ lan can thế nào.

"Bài Vọng Nhạc này tuy gửi gắm hàm ý sâu xa, nhưng cả bài thơ chỉ thấy hứng thú du lãm thanh sơn, không hề có dấu vết so bì hưng suy. Nếu luận tới khí cốt chót vót, uy thế hùng hồn, đúng là đứng đầu thơ vịnh núi."

"Còn bài tùng Ngũ Đại Phu nói hết nửa đời chua xót của thần thiếp, một chữ bám này thôi đã khiến lòng thiếp vừa bùi ngùi vừa vui vẻ."

Khi Lý Trị và Vũ Mị thảo luận sôi nổi thì Lý Hoằng không chịu nổi hổ thẹn nữa:" Phụ hoàng, mẫu hậu, như vậy không ổn."

Ánh mắt dữ dội của Vũ Mị, Lý Trị chiếu vào Lý Hoằng, hắn tức thì toàn thân sởn gai gốc, lập tức sửa lời:" Hài nhi cũng phải xin sư phụ một bài thơ."

Ánh mắt Vũ Mị dịu đi một chút, thong thả nói:" Lần phong thiện Thái Sơn này là điển lễ long trọng nhất Đại Đường ta từ khi lập quốc cho tới nay, bao nhiêu thần dân đang nhón chân trông chờ, các thần tử không ai không vắt óc tăng thêm vinh quang cho điển lễ."

"Thượng Quan Nghi làm tế văn, Hứa Kính Tông làm phú, Vân Sơ dâng thơ, đều lấy danh nghĩa phụ hoàng ngươi kính lên trời, có gì phải hổ thẹn."

Lý Hoằng vâng dạ lui ra.

Lý Trị nhìn theo bóng lưng Lý Hoằng thở dài:" Thẳng tính như vậy, tương lai sẽ tới lúc nó chịu khổ." Trời càng tối thì đỉnh núi gió thổi càng lạnh run, Vân Sơ chọn nơi khuất gió, đem lều mình vác lên núi dựng lên, để phụ nhân trẻ nhỏ ba nhà vào tránh gió nghỉ ngơi, lúc leo núi không sao. Giờ tới nơi ai cũng thấm mệt, bọn trẻ con ngủ lăn lóc như lợn con cả rồi Y và Địch Nhân Kiệt, Ôn Nhu đi quanh ngắm phong vận Thái Sơn.

Tới chỗ bốn bề không người Ôn Nhu mới hỏi:" Ngươi nói gì với bệ hạ thế? Ta thấy bệ hạ có vẻ trâm tư."

Vân Sơ thản nhiên nói:" Có gì đâu, nghe được hai bài thơ ngự chế, nên tâng bốc một phen."

Hai người kia đều là người thông minh, nghe một cái là biết ngay thơ do Vân Sơ làm, chuyện sau đó không cần nói nữa.

Ôn Nhu tò mò:" Thơ thế nào, nói ra xem. ˆ"

Đợi Vân Sơ ngâm xong hai bài thơ ngự chế, không ngờ Ôn Nhu đùng đùng nổi giận, chỉ mặt Vân Sơ:" Hành vi nịnh thần."

Địch Nhân Kiệt chỉ mặt y:" Ta xấu hổ vì người."

Vân Sơ ngớ người, thoáng cái hiểu ra:" Ta còn có vài bài thơ nữa, không biết hai vị..."

Gương mặt đầy căm phẫn của Ôn Nhu tức thì trở nên ôn nhu, Địch Nhân Kiệt thì hắng giọng:" Đọc ra cùng thưởng thức nào."

Lần này tới lượt Vân Sơ nổi giận chỉ hai tên bạn xấu:" Lần phong thiện Thái Sơn này, kỳ thực là bệ hạ tay cầm dao xẻo hươu, phân chia khu vực cho thần dân thiên hạ, thi văn mặc dù có hay, nhưng sao có thể so với sự nghiệp của chúng ta? Nếu hai bài thơ của ta có thể khiến bệ hạ xẻo thêm cho chúng ta một chút, đủ để chúng ta bớt mười năm phấn đấu."

"Đó là ý nghĩa thực sự của hai bài thơ đó."

Địch Nhân Kiệt khit mũi:" Thà lấy một cách ngay thẳng, không uốn gối cầu xin."

Ôn Nhu cũng trở mặt:" Nịnh thần."

Vân Sơ nghiến răng:" Có giỏi thì ngươi đi nói đi." Ôn Nhu nghiêm mặt nói:" Không nói."

Ba người bọn họ là thế, cứ tụ lại một chỗ là đôi khi như ba đứa trẻ con, Ôn Nhu và Địch Nhân Kiệt thường xuyên móc mỉa nhau, nhưng khi chống lại Vân Sơ thì bọn họ luôn rất đoàn kết.

"Đây là quê hương của ta, ta luôn mong nó ngày một tốt hơn." Vân Sơ nhìn bầu trời thầm nhủ Đỗ Phủ, Trịnh Bản Kiều là người lo nước lo dân hẳn không để ý đâu.

Lúc này mặt trời phá mây mà ra, ánh nắng màu vàng trải khắp Thái Sơn, chỉ chốc lát thôi mây đen trên đỉnh núi tan biến hết, một thế giới sáng tỏ xuất hiện trước mắt mọi người. Vân Sơ trang trọng hành lễ.

Mặc dù với Ôn Nhu và Địch Nhân Kiệt thì đây là hiện tượng thiên nhiên bình thường, trước đó mưa tạnh, trời hửng sáng là dấu hiệu mặc trời lên. Vân Sơ lại vái lạy, có vẻ cực kỳ coi trọng, chẳng biết y hành lễ với ai, cũng không biết suy nghĩ trong lòng y.

Chỉ có Vân Sơ biết, những tiên hiền kia đã tha thứ cho y rồi, còn cho phép y sau này tiếp tục sử dụng thi văn của họ.

Lục Đôn Tín được bốn tráng hán khiêng lên Thái Sơn trong những tiếng chửi bới tơi bời. Đợi khi ông ta lên tới thiên hai thì đám Vân Sơ đã vất vả tận dụng vật liệu thừa thẹo, kiếm đá cành cây dựng được cái lều đơn giản, vui vẻ uống trà.

Ông ta chuyên môn tới gần, xác định bọn họ không ăn thịt mới hài lòng đi về phía hành cung hoàng đế.

Lục Đôn Tín vừa vào thì Lý Hoằng dẫn Lý Tư rời hành cung, Vân Sơ thấy hắn né tránh ánh mắt của mình thì đuổi Lý Tư đi tìm Ngu Tu Dung, nói:" Đừng có suy nghĩ linh tỉnh, bất kỳ sự hi sinh nào nếu có được thu hoạch tương ứng thì không có gì để oán trách hết. Vinh nhục cá nhân giữa làn sóng lớn không đáng để nói."

Lý Hoằng thi lễ: " Đệ tử hiểu rồi."

Vân Sơ chỉ tận cùng thiên nhai:" Tế đàn ở đó, mai thôi mọi chuyện sẽ rõ ràng."

Lý Hoằng thông báo:" Ngày mai mặt trời lên tế thiên, ta sẽ làm á hiến." Địch Nhân Kiệt là người đầu tiên hô to:" Tốt."

Chuyện này không chỉ có ý nghĩa trọng đại với Lý Hoằng, mà cũng hết sức quan trọng với đám Vân Sơ, ngay từ khi có tin phong thiện, bọn họ đã dốc sức để

Vân Sơ vui vẻ nâng chén trà lên nói:" Lúc này phải uống một chén."

Lý Tích được người ta khiêng lên núi, từ xa thấy Lý Thừa Tu đang hầu trà cho đám Vân Sơ, bộ dạng còn có vẻ vui lắm, bên cạnh có cả thái tử Lý Hoằng, không biết vừa nói gì mà hai người trẻ tuổi cùng cười to.

Xem ra nhỉ tử đã hòa nhập rất tốt vào vòng tròn của Vân Sơ, ông ta không còn lo gì nữa, nói với Hứa Kính Tông cũng được người ta khiêng lên:" Nếu lão phu chết, không được da ngựa bọc thây cũng vùi thân biển rộng, nếu ngày nào đó ông ra biển lớn, thấy sóng biển cuộn trào là lão phu tới gặp ông đấy."

Hứa Kính Tông ngẩn người, hai bên xưa nay có thể nói là đứng ở phía đối lập, tuy không trực tiếp đối đầu nhiều, song ân oán không thiếu.

Thời khắc này nghe giọng Lý Tích, có vẻ mọi chuyện trước kia không để trong lòng nữa, không khỏi sinh chút cảm khái không bằng người.

Nhìn đối phương da nhăn tóc bạc, mình thì mắt mờ chân chậm, còn gì nữa đâu mà so đo tính toán, vui vẻ nói:" Khi ấy ắt dùng rượu ngon tiếp đãi."
Bình Luận (0)
Comment