Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 1297 - Q6 - Chương 067: Truy Sát Ngàn Dặm. (2)

Q6 - Chương 067: Truy sát ngàn dặm. (2) Q6 - Chương 067: Truy sát ngàn dặm. (2)Q6 - Chương 067: Truy sát ngàn dặm. (2)

Đêm đã khuya lắm rồi, vạn vật im tiếng, tiếng vượn hót chim kêu suốt cả ngày trong rừng đã không còn, trừ tiếng gió thổi xào xạc qua tán lá thì không còn âm thanh nào nữa.

Thiền viện sát rừng phong nhiều ngày náo nhiệt sau khi đám gia quyến ba nhà rời đi cũng tối om, chỉ có đúng một cửa sổ có ánh sáng lờ mờ chiếu ra từ khe cửa sổ hẹp, bên trong loáng thoáng tiếng người nói chuyện.

Căn phòng rất đơn giản, chỉ có một chiếc giường, một cái bàn thấp, vài cái bồ đoàn, góc tường thêm vài cái rương, giá vũ khí và giá giáp trụ.

Vân Sơ đã chuẩn bị xong xuôi, cuối cùng thử chùy thú trong giày, cảm giác rút ra rất vừa tay. Được sự giúp đỡ của Ôn Nhu, y mặc giáp lên, cái đầu trọc đội mũ trụ không thoải mái, phải buộc thêm một cái khăn trên đầu.

Đẩy cửa số, nhìn bầu trời phía đông đã hửng sáng, Vân Sơ gài đao vào hông, xách mã sóc đi ra ngoài.

Mảnh đất trống ngoài chùa đã có mười hai ky sĩ đợi sẵn, mỗi người trừ tọa ky ra còn thêm hai chiến mã dự bị, im lặng đứng trong bóng đêm như u linh.

Con ngựa màu mận chín được coi là ngựa già rồi, có điều nó vẫn hiên ngang đứng trên cùng đàn ngựa, Vân Sơ vừa ra liền phì mũi như nhắc nhở y đừng quên mình.

Vân Sơ lên ngựa, nói với mười phai phủ binh bộ khúc:" Quách Đãi Phong hai hơn vạn huynh đệ Quan Trung chúng ta ở Dã Trư Nguyên, nay hắn trốn tới Bạch Sơn Hắc Thủy, chúng ta có thể bỏ qua cho hắn không?"

Mười hai ky sĩ không đáp, chỉ dùng nắm đấm đấm mạnh vào ngự, biểu lộ quyết tâm.

Vân Sơ kéo cương xoay đầu ngựa, nói đơn giản:" Xuất phát."

Tức thì con ngựa mận chín lao đi.

Keng! Keng! Kengl Tiếng chuông báo thời gian đọc kinh sáng của chùa Quảng Phúc đã gõ vang, Ôn Nhu ổn định lại tinh thần tới đại hùng bảo điện, thành kính ngồi trên bồ đoàn, chăm chú đọc kinh văn, lần này hắn không hề ngủ gật.

Con ngựa mận chín tuy vẫn còn rất khỏe, nhưng độ dẻo dai chẳng thể bằng năm xưa nữa, chạy liền một hơi sáu mươi dặm, miệng đã có bọt trắng. Vân Sơ phải thay ngựa, để nó theo sau, kết quả nó rất ngang bướng, lại giảm bớt gánh nặng, thế là chạy ở trên cùng đoàn ky sĩ.

Dọc đường không có gì để nói, bọn họ mải miết chạy từ Thái Sơn tới Phạm Dương, cũng chính là Trác Châu, chẳng thể tới nghìn dặm, sau khi xuyên qua những con đường nhỏ giữa nùi rừng, Vân Sơ ước chừng, tối đa chín trăm dặm.

Cứ như thế luân phiên đổi ngựa bọn họ chỉ dừng lại để ăn uống qua loa, lấy thêm nước, đổi ngựa rồi lại lên đường, đến buổi sáng ngày thứ tư thì tới được Trác Châu.

Nơi này núi sông vẫn thế, nhưng không thấy thành Bắc Kinh khổng lồ.

Trác Châu chỉ là một tòa thành nhỏ, nhưng lại có tường quách lớn tới không thể tin nổi, đây chính là đặc điểm chung của tất cả những tòa binh thành.

Vì cuộc chiến ở Doanh Châu, thành Trác Châu bây giờ đã chật ních, toàn là dân phu và phụ binh ở Sơn Đông và Hà Bắc điều tới, bọn họ sống ở thành quách, còn phủ binh thật sự thì trú trong nội thành.

Vân Sơ không muốn bại lộ thân phận nên không vào Trác Châu, theo tin mới nhất y nhận được ở dọc đường, Địch Nhân Kiệt đã tìm ra ba đứa nhi tử của Quách Đãi Phong, chúng nhất định đưa Vân Sơ đi tìm được Quách Đãi Phong.

Vì thế Vân Sơ tiếp tục thẳng tiến về phía bắc.

Phía bắc Trác Châu có tòa Bách Hoa Sơn, là nơi có thể bí mật đi qua để bắc thượng, Địch Nhân Kiệt cũng lựa chọn y mai phục Quách Đãi Phong ở nơi này.

Nay bách hoa trên Bách Hoa Sơn đã úa tàn, chỉ có tùng bách vẫn xanh, tuyết rơi lất phất, đất trời bao phủ bởi màu xám ảm đạm, gió rít từng cơn. Để tăng thêm vẻ hoang vu, còn có một ngôi chùa tồi tàn.

Vân Sơ tới nơi chùa này, cởi giáp ra, y biến thành hòa thượng. Mặc dù dọc đường bôn ba, tóc trên đầu đã mọc ra, song khi khoác lên người bộ tăng bào xám thùng thình, vẫn là một hòa thượng.

Tránh bứt dây động rừng, mười hai ky sĩ đưa con ngựa mận chín ra phía sau cắm trại.

Chùa miếu đổ nát, già lam điện ở chính giữa vẫn còn hoàn chỉnh, Vân Sơ đi vào điện, ngẩng đầu lên liền nhìn thấy Quan Vân Trường mặt đỏ râu dài, uy nghiêm chống đao đứng đó.

Vân Sơ có kiến thức về Phật môn không ít, nghĩ một lúc liền nhớ ra đây là ngôi chùa thuộc về Thiên Đài Tông, chỉ có Thiên Đài Tông mới nạp Quan Vân Trường vào làm thập bát già lam thần.

Chắc là thời gian Quan Vân Trường được đưa lên thần đàn chưa đủ lâu, cho nên hương hỏa ở ngôi chùa này mới điêu linh như vậy, tăng nhân không nuôi nổi chùa miếu đã tha hương, cung phụ vị thần có thể đem lại cho họ nhiều thức ăn hơn.

Đây là chuyện chẳng đặng đừng, không thể nào cứ tùy tiện kiếm một danh nhân lịch sử rồi nói người ta là thần được, bách tính tới cúng bái hương hỏa có phải ngốc cả đâu.

Thần lâu năm luôn có hương hỏa nhiều hơn thân mới.

Tương truyền rằng Trí Giả đại sư, người sáng lập Thiên Đài Tông thời Tùy có một lần nhập định tại Ngọc Tuyền Sơn Kinh Châu, trong lúc thiền định nghe thấy trong không trung có tiếng kêu :"Trả đầu cho ta! Trả đầu cho tai"

Ông ngẩng lên thấy thì ra là Quan Vũ, vì bị địch chặt mất đầu, tới giờ vẫn phẫn hận đi tìm.

Tri Giả đại sư hỏi ngược lại:" Trước kia ngài chém đầu người khác vô số, sao không đi trả đầu người ta."

Quan Vũ sinh ra hổ thẹn, lại nghe Trí Quả đại sư giảng giải Phật pháp liền xin quy y, thành đệ tử Phật môn, thê cả đời bảo vệ Phật giáo.

Từ đó trở đi, Quan Vũ cùng Vi đà bồ tát được coi là hai vị thần hộ pháp của chùa miêu, được gọi là Già Lam hộ pháp. Trong Phật môn có rất nhiều câu chuyện đẹp khiến người ta cảnh tỉnh.

Vân Sơ thấy Quách Đãi Phong tiếp nhận báo ứng ở đây là rất tốt, liền đi ra ngoài bẻ một cành tùng làm chổi, bình tĩnh quét dọn Già Lam điện.

Quét dọn xong y lại ra giếng múc nước, rửa sạch sẽ bụi bặm trên người Quan Vân Trường, tìm khắp chùa lấy được ít mực, vẽ lại hai mắt cho Quan Vân Trường. Như thế để lát nữa ông ta nhìn rõ hơn một chút.

Bức tượng cũng không toàn vẹn nữa, thiếu một cánh tay, không sao cả, với thần mà nói, thân thể tàn khuyết cũng được, nhưng hai mắt không thể mù.

Gió lạnh cuốn theo những bông tuyết luồn qua lỗ hổng trên nóc phòng, lạnh tới run người, Vân Sơ đi nhặt nhạnh củi khô, đốt một đống lửa ở già lam điện, đồng thời treo ấm trà lên.

Khi hương trà lan tỏa khắp điện, Vân Sơ rót một chén trà đặt trước tượng Quan Vân Trường, lúc về chỗ ngồi lại thấy như thế thất lễ với Quan nhị gia quá, liền đặt thêm một cái bánh khô và ít quả khô.

Hơi nước lượn lờ bốc lên, Quan nhị gia hẳn là cảm thụ được thành ý của mình rồi, Vân Sơ bấy giờ mới yên tâm ngồi bên đống lửa, dùng cành cây xuông bánh, vừa nướng bánh vừa uống trà, chờ đợi Quách Đãi Phong tới.

(*) Bạch Sơn Hắc Thủy: là vùng Trường Bạch Sơn và Hắc Long Giang.
Bình Luận (0)
Comment