Q6 - Chương 103: Huyện tôn về rồi. (1)
Q6 - Chương 103: Huyện tôn về rồi. (1)Q6 - Chương 103: Huyện tôn về rồi. (1)
Năm nay khách thương từ Hà Đông Đạo đi Quan Trung không nhiều, đa phần là khách thương từ Quan Trung tới Hà Đông Đạo, những người này bước chân vội vã, đoán chừng là muốn sớm ngày về nhà ăn Tết.
Trước kia những người này trở về luôn mang theo bao lớn bao nhỏ, mặt mày vui vẻ, năm nay trên người hộ chỉ mang theo bao nhỏ, mặt mày một số người hốc hác đói kém.
Lương Anh đứng trong gió lạnh Phong Lăng Độ suốt cả đêm cũng mang khuôn mặt như thế.
Đợi hôm sau khi Vân Sơ chuẩn bị vượt Phong Lăng Độ về nhà hắn mới vác cái mặt bị gió thổi tới đỏ ửng nói với Vân Sơ sắp lên thuyền:" Thuộc hạ thấy Phong Lăng Độ tốt lắm."
Tâm tình Vân Sơ tốt hẳn lên, tiếng cười văng vẳng cả đoạn sông:" Ngìn non chim tuyệt bóng, muôn nẻo dấu người không. Thuyền đơn nón tơi đội, một mình tuyết phủ sông."
Lương Anh đọc trong lòng mấy lượt, bắc tay hô:" Quân hầu, tên bài thơ là gì?"
Vân Sơ nói lớn:" Giang tuyết!"
Lương Anh cũng nói thật to:" Quân hầu, thuộc hạ không sợ cô độc, thuộc hạ chịu được."
Vân Sơ vẫy tay rồi chui vào khoang thuyền, lúc này Phong Lăng Độ bắt đầu có tuyết rơi, gió lạnh cuốn theo bông tuyết, cũng hái đi mấy chiếc lá đỏ cuối cùng trên cành cây khẳng khiu chĩa ra giữa dòng nước.
Từ Phong Lăng Độ vượt Hoàng Hà là Triêu Ấp, Vân Sơ không dừng lại ở đây, còn ra lệnh lấy đi mười vạn thạch lương mà Trường An cất giữ.
Kỳ thực khác hẳn ấn tượng của mọi người, sở giao dịch sụp đổ không khiến thành Trường An thiếu tiền, mà ngược lại nay trong thành Trường An nhiều tiền mà ít hàng. Rõ ràng là thời cơ tốt để kiếm ăn, nhưng tai họa lần trước quá đáng sợ, thương nhân không dám nhập hàng, mà cũng chẳng có nơi để nhập, trong tay bách tính có tiền, nhưng thấy tình hình không tốt, không dám tiêu tiền, vật giá đắt đỏ là đương nhiên.
Người có hàng cũng kêu trời vì không bán được, thế là thương mại ách tắc, không ai biết gỡ từ đâu.
Vân Sơ khi đi qua Phùng Dục, tiếp tục lấy thêm 20 vạn thạch lương trong kho.
Trường An không thiếu lương thực, nhưng giá lương thực vẫn rất cao, vì thương buôn bán cẩn thận, bách tính mua dè dặt. Muốn làm thị trường trở nên phồn vinh, trước tiên là phải khiến vật tư cực kỳ phong phú đã.
Vật tư phải dư dả hơn cả trước kia, bên mua với bên bán mới phóng tay hơn, thúc đẩy thị trường, dẫn tới phản ứng dây chuyên.
Làm quan chủ quản bao nhiêu năm như thế, tính khí người Trường An ra sao, Vân Sơ quá rõ, trong tính cách tưởng chừng hào sảng của người Quan Trung luôn có chút giảo hoạt của nông dân.
Chỉ cần bỏ đi nghi ngại trong lòng họ, vậy còn lại là sự nhiệt tình, hào phóng quá độ.
Thân là hậu đại của người Quan Trung, ấn tượng sâu nhất của Vân Sơ là câu nói - Kệ con mẹ nó, ăn no rồi tính.
Nhưng nghi ngại trong lòng họ cũng không dễ tiêu trừ, trừ khi họ tận mất nhìn thấy ... Cho nên ở Trường An, buôn bán tốt nhất đều là thương gia đem hàng hóa chất cao như núi ở sau lưng.
Bởi thế mà người Quan Trung ăn mỳ là phải ăn trong bát lớn, nói chuyện là giọng phải to, bánh nướng có ngon hay không phải xem là có to hay không, ăn có ngon hay không phải xem ớt đủ đỏ hay không ... Nhưng đừng nghĩ có thể kẹp thịt lợn dính lông trong bánh nhé, tên nào thứ đó chết chắc.
Ngày 18 Tháng Chạp, Vân Sơ về tới Trường An, theo sau lưng y là xe hàng kéo dài cả dặm, là đàn gia súc đông nghìn nghịt như mây, là hàng vạn người ... À đó là đám hiếu kỳ bám theo dọc đường, dù sao mấy tháng qua bọn họ mới lần đầu thấy thương đội lớn như thế tiến tới Trường An, dẫn đầu lại còn là huyện tôn nữa. Từ khi tiến vào huyện Cao Lăng, Vân Sơ liền không ngồi xe ngựa nữa mà cưỡi con ngựa mận chín đã lành lặn trở lại. Còn vê phần con ngựa trắng không một sợi lông tạp mà hoàng đế ban thưởng, chỉ cần nhìn mông nó toàn vết cắn với dấu móng ngựa là biết nó không thể trở thành thú cưỡi số một của Vân Sơ.
Vân Sơ vẫn mặc tăng bào, bên ngoài khoác thêm chiếc áo choàng lông, đầu đội mũ tai chó do xưởng quân nhu Trường An làm ra, không buộc cái tai dưới cằm, mà để nó vây vẫy theo bước chân chiến mã.
Qua huyện Cao Lăng chính là địa phận Vân Sơ quản hạt.
Lý trưởng các nơi đứng đón bên đường, một số người quan hệ thân thuộc với Vân Sơ còn lớn tiếng chào hỏi. Nhưng sắc mặt Vân Sơ lại rất khó coi, khi đi qua một cái chòi nghỉ, phát hiện bên trong lạnh ngắt ngay cả một đốm lửa cũng chẳng có, hừ một tiếng.
Lý trưởng phụ trách cái chòi nghỉ này nghe thấy, toàn thân run lên, vừa ngẩng đầu liền chạm phải ánh mắt lạnh lùng của Vân Sơ liền quỳ sụp xuống dưới chân con ngựa mạn chín hô to:" Huyện tôn xin cho thuộc hạ bẩm..."
Vân Sơ không nghe hắn giải thích, roi của phủ binh đã quất lên người, đến khi áo bông bị đánh nát, bông bay khắp nơi, người đó toàn thân máu me, bị đánh sắp hôn mê đám phủ binh mới dừng.
Vân Sơ ngồi yên trên lưng ngựa cúi đầu nhìn lý trưởng mặt trắng bệch:" Chỉ xảy ra một chút chuyện thôi mà các ngươi đã quên đi chức trách của mình à?"
Lý trưởng còn muốn tranh cãi, cuối cùng cúi gầm mặt:" Thuộc hạ biết sai rồi."
"Không còn cơ hội nữa đâu, hương lão đâu?”
Một phủ binh thoái dịch tập tễnh đi ra.
Vân Sơ cầm roi ngựa chỉ mặt hắn:" Ngươi thấy chuẩn bị một bát nước nóng cho khách thương qua lại có khó khăn không?”
Hương lão khom người đáp lớn:" Không ạ!"
"Sau này gặp khó khăn thì phải làm sao?" "Tự mình giải quyết!"
Vân Sơ gật gù:" Tốt lắm, sau này ngươi làm lý trưởng."
Hương lão đứng thẳng lưng hô:" Vâng!"
Đợi Vân Sơ tới lý phường tiếp theo thì nơi đó có rất nhiều người trông có vẻ là thương khách đang uống nước nóng. Tuy Vân Sơ biết đám người này đều do lý trưởng lâm thời kéo tới nhưng không vạch trần, hài lòng tán dương rồi tiếp tục tới Trường An.
Vì mang theo thương đội cực lớn, cho nên tốc độ của Vân Sơ không thể nhanh được, bởi vậy người tới xem náo nhiệt càng lúc càng nhiều.
Có điều thấy gương mặt âm u như người chết của Vân Sơ, ngay cả bà nương lắm mồm nhất lúc này cũng ngậm chặt miệng, còn bịt luôn miệng đứa con nghịch ngợm nhà mình, sợ nó la hét gì đó làm huyện tôn nổi giận.
Chỉ cân không quá ngốc thì đều nhìn ra huyện tôn đang bới móc kiếm chuyện. Dọc đường ởi vì đủ loại nguyên nhân như không có trà nước, đường xá mấp mô, cứt chó trên đường, huyện tôn đã trừng phạt rất nhiều người, xúi quẩy nhất là các phường chính, lý trưởng. Còn một lần vì huyện tôn thấy hai tên dỗi hơi đánh nhau, gọi bộ khoái phụ trách khu vực tới, quất một trận roi, mất luôn tiền công.
Sau khi phát hiện có người báo tin, Vân Sơ phái ky binh đi trước phong tỏa đường.
Đi tới đâu đánh tới đó, đi tới đâu chửi tới đó, vừa khai trừ lại vừa thăng chức.
Đợi khi Vân Sơ tới Minh Đức Môn chính môn của Thành Trường An, tuy sau lưng nào là tiếng trâu tiếng lợn ỏm tỏi, nhưng Minh Đức Môn thì vắng tanh, chỉ có hai hàng quân sĩ Kim ngô vệ đứng hàng dọc là trông có chút tinh thần.
Vài người trong thành vừa đi ra khỏi cổng liền nhìn thấy cái mặt hâm hầm của Vân Sơ.
Bọn họ lập tức cẩn thận dựa vào chân tường thành, đi được bảy tám trượng co chân chạy, vừa chạy vừa phấn khích hô:" Huyện tôn về rồi, huyện tôn về rồi!"
Vân Sơ nhìn tiểu lại vội vàng ra nghênh đón, trầm giọng quát:" Người chết hết ở đâu rồi?"