Q6 - Chương 107: Thương tiến tửu.
Q6 - Chương 107: Thương tiến tửu.Q6 - Chương 107: Thương tiến tửu.
Đại gia văn học, âm nhạc, vũ đạo, giám thưởng và cả kênh truyền bá của Đại Đường, cơ bản là đều ở thanh lâu.
Nhưng thực sự có thể khiến một người nhờ vào một bài thơ, một điệu múa, một bài văn từ cấp độ lâu la trở thành đại vương thì chỉ có phường Bình Khang mà thôi.
Ở phường Bình Khang, nơi mà trong nhận thức phần đông mọi người là chốn buôn da bán thịt, kỳ thực phàm người càng báng thân, giá càng rẻ, càng che kín cổ không cho ai thấy, luôn miệng nói bán nghệ không bán thân thì giá càng cao.
Còn về phần loại nữ nhân lên sân khấu làm người ta máu sôi sùng sục, rời sân khấu lại lạnh như băng thì là chí bảo vô giá, ai ai cũng coi được xem Công Tôn kiếm vũ là vinh diệu.
Nếu thân phận không đủ, địa vị không đủ, tài hoa tâm thường thì dù hai tay dâng vàng lên, người ta nói không chừng chẳng những ném vàng đi còn nhổ nước bọt vào mặt ngươi.
Ảo tưởng cao nhất của người Đại Đường là hoa khôi phải lòng chàng bán dầu, cuối cùng hạ mình gả đi, từ đó hoa khôi là của riêng chàng bán dầu.
Đó chẳng phải là nói linh tinh đâu, trong những cuốn sách xưởng in Đồng Bản bán ra thì loại sách này là bán chạy nhất. Nếu trong đó còn vài bức tranh do đệ tử của Diêm Lâm Bổn vẽ ra, Đồng Bản dám đem cuốn sách đó phiến thành bản da dê, dùng chỉ càng thuê tên, bán cực đắt.
Đương nhiên cũng có sự tồn tại mà các hoa khôi phường Bình Khang chỉ có thể nhìn mà không với tới, chính là Vân Sơ, bất kể thân phận, địa vị, tài hoa, thậm chí tướng mạo, mặt nào cũng khiến người ta ngước nhìn.
Đó là nguyên nhân Ngu Tu Dung vừa nghe trượng phu về, liền phái cái đầu trọc nhỏ tới, sợ trượng phu uống rượu say trở về, trên người bị người ta nhét đầy những thứ như khăn tay túi thơm.
Vân Sơ gõ vài tiếng trống thử nhạc, tiếng tỳ bà, đàn tranh, tiếng sao ở xa dừng lại, chỉ còn tiếng cổ cầm thi thoảng tình tang xen vào giữa khoảng trống.
Người uống rượu dừng chén, người nói cười bặt tiếng, cả vũ cơ cũng giữ nguyên tư thế quỳ tại chỗ, tất cả mang đầy hi vọng nhìn Vân Sơ mặc tằng bào thẫm màu ôm trống trong lòng.
Lúc này mặc dù Vân Sơ đầu trọc, tăng y, tất vải, nhưng lưng hùm eo gấu, đầy mê lực nam tính, hai môi hợp thành một đường hơi nhếch lên, có vẻ tự phụ và kiêu ngạo, làm đám ca kỹ mắt sáng rực hận không thể ngã vào lòng.
Quân hầu đi hai năm, Trường An không có khúc từ mới.
Vân Sơ nhận lấy chén rượu từ nhi tử, tay chấm nhẹ cốc rượu, búng lên trời cao, nói lớn:" Mời tiên hiền, khơi dòng văn tự."
Lại chấm nước búng xuống đất:" Ban hậu bối, kế thừa văn hoa."
Rồi nâng chén lên cao:" Kính chúng ta, văn hoa đỉnh thịnh! Chư vị, cạn nào!"
"Cạn!"
Tất cả âm ầm hưởng ứng, văn thơ chưa làm một chữ không khí lên cao trào, đám nữ nhân ngây ngất.
Vân Sơ uống rượu, hào sảng ném chén đi, hai tay gõ dồn dập xuống trống, âm vang chưa dứt, giọng cao vút muốn xuyên thấu đỉnh lầu.
Có thấy chăng
Nước Hoàng Hà từ trời tuôn xuống
Chảy băng ra biển chẳng quay về.
Có thấy chăng
Lầu cao gương sáng thương đầu bạc
Sớm tựa tơ xanh, chiều đã tuyết
Đời khi đắc ý hãy nên vui, chớ để chén vàng trơ bóng nguyệt.
Trời sinh tài ta ắt sẽ dùng, ngàn vàng tiêu hết lại có ngay ... Ha ha ha cạn! Mổ dê, giết trâu lại vui nữa
Đủ ba trăm chén một lần mời.
Lưu Phu Tử, Trân Đan Sinh
Nào uống rượu, chén chớ dừng!
Cùng người ca một khúc, nghiêng tai cùng ta nghe.
Thức ngọc mâm vàng, trống chiêng sao đủ quý?
Chỉ mong say mãi tỉnh làm gì
Thánh hiền xưa nay đều tịch mịch, chỉ có tửu quỷ mãi lưu danh
Trần Vương thuở trước yến Bình Lạc
Đấu rượu vạn tiền say một cuộc
Chủ nhân xin đừng nói thiếu tiền
Mai kiếm rượu về lại cùng chuốc
Áo cừu ngựa quý của ta đâu
Hãy sai hầu trẻ đem đổi rượu
Cùng uống cho tan vạn cổ sầu ...
Cùng uống cho tan vạn cổ sầu...
Tiếng ca của Vân Sơ vẫn âm vang trong đại sảnh, đám thương cổ không mấy người hiểu, chỉ thấy người nóng bừng bừng hô hào mời rượu. Vân Cẩn đã kích động không kiêm chế nổi, ôm áo choàng của a gia, la hét bảo Cừu Phì dẫn con ngựa mận chín tới, muốn đem bán đổi rượu cho a gia.
Công Tôn Đại Nương lẩm bẩm một lượt, người như các nàng có biệt tài ghi nhớ, vừa nghe đã biết đây sẽ là khúc ca được chốn phong hoa ưa chuộng, cùng đám ca kỹ đồng loạt quỳ lạy:" Xin cho bọn thiếp ca hát, trợ uy!"
Vân Sơ hào phóng phất tay:" Hát đi, hát đi, hát cho ra phồn thịnh của Trường An ta, hát cho ra phong vận của Trường An tai" Lời của Vân Sơ vừa mới dứt liên có ca cơ một tay kính rượu, tức thì một đám ca ca một tay cầm chén rượu, tay kia phất tay áo dài, bỏ bước chân điệu đà thường ngày, đợi ống tay áo chạm đất, tiếng hát vút lên từ cổ họng bao chùm bốn phương.
Cùng lúc đó trong phủ Anh quốc công cũng nhộn nhịp chẳng kém, chỉ là thiếu đi mỹ nhân ca hát, đa phần là ông già tóc bạc, rượu thịt chẳng thiếu món nào.
Nhưng nhìn sắc mặt ai cũng nghiêm trọng, chẳng giống đang hưởng thụ bữa tiệc.
Nhất cử nhất động của Vân Sơ liên tục có người chạy vào báo.
Khi nghe tin Vân Sơ cùng đám mỹ nhân ca múa, Trịnh Giảo Kim nóng tính không nhịn được nói:" Lão Lý, chúng ta nhảy vào thôi."
Lý Tích bốc một nắm đỗ rang cho vào mồm:" Chưa tới lúc."
Trình Giảo Kim nôn nóng nói:" Hai nhà Vị Đỗ ở thành nam đã kiệt sức rồi, Độc Cô thị cũng đã tham gia, song tin rằng không bao lâu nữa phiếu trong tay họ cũng bị Vân Sơ mua sạch."
"Nếu không nhảy vào, sẽ cho Vân Sơ cơ hội nghỉ lấy sức, Ôn Nhu đã qua Lạc Dương, Địch Nhân Kiệt đã qua Hoa Âm, còn cả quốc chủ Phật Quốc đang tăng tốc về Trường An..."
"Đừng chỉ nhìn vào Vân Sơ." Lý Tích bình tĩnh:" Chúng ta dựa vào liên tục thí mạng người, đánh vào lòng nhân từ mà đuổi được thái tử đi rồi, nhưng hoàng hậu không nhân từ như thái tử đâu. Tên Chu Hưng đó từ lúc tới Trường An vẫn án binh bất động, đang chờ cơ hội chúng ta lộ diện để giáng đòn đó."
"Với lại các ông nghĩ mà xem, nếu Vân Sơ cho cùng rứt dậu, y sẽ làm cái gì."
Tô Định Phương tán thành:" Đúng thế, đừng thấy tới giờ y vẫn làm theo quy củ mà tưởng rằng y dùng quy củ để giải quyết chuyện này. Tên đó có thể trở mặt thành lưu manh bất kỳ lúc nào."
Trình Giảo Kim gắn giọng:" Lão phu không tin y dám chơi tới cùng, gia sản Vân gia đã bán hết rồi, y chẳng lẽ không định để lại cho con cháu chút gì?"
Tô Định Phương thở dài:" Bây giờ dân tráng đã bao vây thành Trường An, cắt đút giao thông, 3000 người bất lương khống chế các phường thị. Đồng thời thành vệ, kim ngô vệ đã lùi về cố thủ Hoàng Thành. Hành vi này của y là gì, gọi là mưu phản cũng không sai đâu."
"Lão Trình, nếu ông ta bị dồn tới mức không khác gì mưu phản, người ta lại vẫn ép tới, ông sẽ làm gì?”
Trình Giảo Kim ngồi xuống, không nói nữa.