Q6 - Chương 113: Hết thảy lại như xưa. (1)
Q6 - Chương 113: Hết thảy lại như xưa. (1)Q6 - Chương 113: Hết thảy lại như xưa. (1)
Nhìn trượng phu dẫn mấy đưa con cao hứng xuống ao nước lạnh buốt mò bạch ngọc, Ngu Tu Dung không ngăn cản, nghĩ một lúc dẫn đám Nhị Phì về phong ngủ của mình.
Lấy chăn đệm ra, Ngu Tu Dung dùng cán chổi gõ khắp nơi, đến khi gõ lên ván giường thứ ba thì quả nhiên nghe thấy tiếng động quen thuộc.
Nhị Phì, Tam Phì khiêng một cái ván giường nặng khác thường ra ngoài, Ngu Tu Dung nhếch môi kiêu ngạo, kỳ thực chút gia nghiệp đã ném đi với Vân gia mà nói có là cái gì.
Không chỉ ván giường của nàng làm bằng vàng, Thôi ma ma thích nhất đài nến bằng đồng, đem mài lớp sơn bên ngoài đi lộ ra sắc vàng bên trong.
Thôi Dao nhớ tới Vân Na từng tặng nhi tử nàng một con ngựa gỗ nặng trịch, vì khó di chuyển bị nàng ném vào kho, bảo Cửu Phì đi xem, thì ra thân ngựa to béo nhét không ít vàng.
Vân Cẩn có một cái bàn không ai di chuyển được.
Vân Cẩm có cái nhà búp bê chưa bao giờ rời vị trí.
Vân Loan có một bức tượng Tây Vực, Vân Na nói là do Con khỉ già cho.
Lý Tư có cục đá khó coi hết sức, có điều do Vân Na cho, nàng vẫn giữ gìn tới giờ, mài lớp bên ngoài đi, nhìn thấy màu trắng.
Đám trẻ con chơi trò tìm kho báu tới say sưa, chẳng mấy chốc phát hiện con đường nhỏ trải đá trong sân có không ít cục đá trông rất khác biệt.
Ôn Hoan nhớ ra dưới mái hiên trung sảnh có tổ chim én từ lâu rồi, nó bắc thang leo lên, tìm thấy mấy quả trứng vàng. Thế là nó chuyên môn đi tìm kiếm tổ chim trong nhà, phát hiện ra tổ chim hỉ thước, quả nhiên leo lên tìm thấy được những quả trứng ấp mãi không nở.
Địch Quang Tự có hơi chậm chạp, nhìn thấy mọi người tìm được kho báu ở khắp nơi thì sốt ruột lắm, chạy khắp nơi thiếu điều lật cả gạch lát sàn lên tìm, rốt cuộc nhớ ra, mấy năm trước mình có bộ bát đũa rất nặng, vì chê nặng mà đổi thành đồ sứ ...
Cuối cùng tất cả những thứ này được gom tới cái bàn lớn dùng để ăn cơm ở trung sảnh, trị giá hẳn trên vạn.
Ngu Tu Dung mắt đỏ hoe:" Là Vân Na làm thật sao?"
Vân Sơ gật đầu:" Đúng là nha đầu ngốc đó làm đấy, muội ấy lo ngày nào đó trong nhà sẽ bị chết đói, cho nên giấu tiền ở khắp nơi, đây là tiền cơm muội ấy để lại cho chúng ta."
Ngu Tu Dung nhẹn ngào:" Không uổng công muội thương nha đầu chết tiệt đó."
Thôi ma ma đã khóc không thành tiếng rồi, năm xưa tiểu nương tử đi Tây Vực, bà có chút oán trách không nói ra, trách Vân Na không nhớ tới cái nhà này nữa, bây giờ hận không thể chạy đi tìm tiểu nương tử khóc thật to.
Từ đó trở đi, Vân Na thay đổi thói quen sinh hoạt của người Vân gia, cho dù là rác đem vứt đi, nha hoàn phó dịch cũng phải kiểm tra lại mấy lượt, chỉ sợ làm mất đồ tốt Vân Na tiểu nương tử giấu trong nhà.
Rất, rất nhiều năm sau trong trạch viện Vân gia thi thoảng vẫn tìm ra món đồ quý giá, cất ở những nơi chẳng ai ngờ tới.
Dù sao đó cũng là chuyện về sau, còn bây giờ Vân gia lại có tiền rồi, phải làm gì đây?
Mấy cái miệng nhỏ đồng loạt hô lớn, nấu thịt!
Vân Sơ duyệt ngay, chẳng có gì thể hiện sự giàu có bằng mùi thịt bao phủ khắp phường Tấn Xương.
Cách Tết chỉ còn hai ngày một đêm nữa thôi, xưởng nấu thịt sau nhà ăn lớn phường Tấn Xương mở hết công suất, một trăm cái nổi sắt cực lớn bắc lên bếp, Vân gia dùng mùi thịt thơm lừng hùng hồn tuyên bố với người Trường An sự trở về của mình.
Đồng Bản ngửi thấy mùi thịt chạy ra đường thì xung quanh xôn xao chỉ hơi nước bốc lên từ phía Nhà ăn lớn, hắn thở phào, nụ cười tươi rói hiện lên mặt.
Tốt quá, không cần khó xử nữa.
Hắn đã chuẩn bị quà Tết xa xỉ cho Vân gia, đau lòng lắm, xót của lắm, nhưng hắn nhờ Vân gia có ngày hôm nay, giờ cả Vân gia phải ăn kê rồi, tới lúc báo đáp. Giờ quân hầu đã về, không phải tặng nữa.
Người dân phường Tấn Xương xưa nay chỉ hưởng lợi từ Vân gia, Vân gia chưa bao giờ lấy lợi ích gì từ trên người bọn họ.
Người có tâm tư giống Đồng Bản nhiều lắm, bọn họ cũng chuẩn bị cho Vân gia các loại quà Tết, tuy đắt rẻ khác nhau nhưng tấm lòng giống nhau.
Đồng Bản quay đầu bảo bà nương nhà mình:" Bê chậu tới Nhà ăn lớn nhận thịt đi, nồi thịt đầu tiên đã luộc hai canh giờ, tới lúc vớt thịt khỏi nồi rồi."
Bà nương ngần ngừ:" Nay đã khác xưa..."
Đồng Bản phất tay:" Không có gì khác hết, đi đi, gọi thêm bà nương nhà bên đi chung cho vui, huyện tôn thích náo nhiệt."
Vân Sơ về rồi, Lão Hà mua Nhà ăn lớn tất nhiên ngay lập tức mang khế ước trả lại. Khi đó Vân gia rao bán Nhà ăn lớn, khắp thành Trường An không ai dám mua. Thực ra người thèm khát nhiều lắm, nhưng chỉ cần đi qua cổng phường Tấn Xương gặp ánh mắt gườm gườm của người dân trong phường là hiểu, mua về không kinh doanh nổi, nên chỉ có thể bán cho Lão Hà.
Khi bán quang chính đại, khi đưa trả cũng quang minh chính đại, khi trả về đường đường chính chính, từ nay tình nghĩa hai nhà khác xưa. Như lão bà của Lão Hà gặp Vân Sơ không cần né tránh nữa, hết sức tự nhiên tiếp nhận lời thăm hỏi của y.
Nhà ăn lớn muốn hoạt động trở lại, riêng việc quét dọn thôi e cũng mất năm bảy ngày, có điều khi toàn bộ phụ nhân trong phường Tấn Xương kéo tới, chỉ một ngày là đủ.
Dương ngũ gia là người tham ăn trứ danh trong thành Trường An, ai ai cũng biết, ông ta có thể không mặc quần áo, chứ không thể một ngày thiếu món ngon. Ông ta chẳng phải là người phú quý gì, nhưng tổ tiên để lại cho một cái viện tử không lớn lắm, sau khi giải tỏa thì được đổi thành năm tiểu lâu hai tầng. Ông ta ở một tầng, bốn tầng khác cho thuê, mỗi năm tiền thuê nhà kiếm được còn nhiều hơn bản thân đầu tắt mặt tối kiếm tiền, thế nên bỏ luôn không làm gì nữa, suốt ngày chỉ nghỉ xem hôm nay ăn gì.
Món ngon Nhà ăn lớn phường Tấn Xương là nơi ghé thăm thường xuyên của ông ta, Nhà tắm lớn cũng là địa điểm yêu thích.
Mỗi ngày thức dậy tới Nhà ăn lớn ăn sáng, sau đó tới Nhà tắm lớn gọi một ấm trà, đầu ấp một cái khăn mặt, thả người vào bể nước nóng, khép mắt lại cảm thụ món ngon vừa ăn đang được thân thể hấp thu, cảm giác đó kỳ diệu vô cùng.
Đợi ngâm mình thư thái rồi lên sàn đá bên ao nước nằm xuống, hỏa kế nhà tắm tay vắt cái khăn trắng sẽ đi tới.
Cuộc sống như thế còn gì bằng.
Nhà ăn lớn đóng cửa hai tháng rồi, Dương ngũ gia cũng như bị lấy đi nửa linh hồn, khắp Trường An nhiều nơi ăn ngon lắm, nhưng chẳng nơi nào khiến người ta có sự thỏa mãn như Nhà ăn lớn.
Dương ngũ gia vẫn hàng ngày đi qua nhà ăn lớn, rồi thất vọng quay về. Nhưng hôm nay ông ta tới nơi thì mắt sáng lên, vì cái tên hỏa kế mặt choắt khó coi không ngờ đứng ở cửa thật, đang chào mời khách vào ăn.
Ông ta nhấc vạt áo, vội vàng đi tới, vỗ vai hỏa kế:" Mở rồi à?"
Hỏa kế nhe răng:" Công gia nhà tiểu nhân về rồi."
Công gia với hầu gia cái gì, Dương ngũ gia chẳng quan tâm, cũng như chẳng quan tâm tới hôm qua Trường An chết cả đống người, sải bước vào trong hô to:" Như cũ..."