Q6 - Chương 155: Xuất Dục Đồ.
Q6 - Chương 155: Xuất Dục Đồ.Q6 - Chương 155: Xuất Dục Đồ.
Trạch viện Vân gia nếu chỉ nhìn từ hướng đại môn thì vẫn giống hệt mười mấy năm trước khi Vân Sơ mua nơi này, hoàn toàn không xứng làm nơi ở cho một vị quận công, nhưng đi sâu vào bên trong mới biết không hề nhỏ bé như bên ngoài.
Qua nguyệt môn ở hậu viện có hai đường, một tới hậu viện cũ trạch viện, một đi xuyên qua rừng trúc sẽ tới viện tử khác bốn mặt bao quanh bởi rừng trúc rậm rạp. Tiểu viện của Vân Cẩm, Lý Tư, Vân Quan Quan đều ở đây.
Nếu không có phần mở rộng này, thực sự không cách nào đáp ứng được nhân khẩu ngày một tăng của Vân gia rồi.
Vân Na mồ hôi đầm đìa đi tới, kẹp Vân Quan Quan vào nách hô to "đi tắm thôi”, rôi một tay kéo Vân Cẩm chạy như bay, gió thổi vù vù qua tai, mặt được trôi vèo vèo trước mắt làm Vân Quan Quan tái mặt, tại sao cô cô không bao giờ đi như người bình thường? Có cần chạy nhanh thế không?
Ngu Tu Dung không để ý tới họ, trước kia đây là nơi trượng phu nàng luyện võ thuật, bắn cung, sau sửa thành chỗ kỳ quái này, tuy nàng không hiểu lắm, nhưng chơi cũng rất thú vị.
Từ khi sinh Vân Loan, nàng không luyện tập ở đây rồi, hôm nay chỉ vận động một lúc mồ hôi ra không ít, bế Hàn Sơn Nương về nhà tắm.
Nhà tắm lớn phường Tấn Xương gần đây hết sức náo nhiệt, tất cả đều là nhờ một người, ở bên cạnh Vân Na, dù là người u uất nhất cũng trở nên vui vẻ, như trên đời này chỉ có niềm vui không có buồn lo.
Vân Quan Quan thậm chí thích được Vân Na cô cô lấy mông làm trống để võ, tuy cô cô thi thoảng quá tay làm mông nó hơi rát dù sao cùng cả đám đông lớn tắm rửa, ca hát, vui ơi là vui.
Các nữ tử bê những cái chậu chứa đồ tắm rửa vừa ca hát vừa nhảy múa từ Nhà tắm lớn trở về nhà, thậm chí thành một loại cảnh đẹp của phường Tấn Xương. Đám đệ tử bị thương mại hóa của Diêm Lập Bổn thậm chí dựa vào cảnh này mà vẽ một bức Xuất Dục Đồ. Trong đó lấy Vân Na làm trung tâm, lấy Trác Mã toàn thân hình vẽ làm phụ, lấy cặp mông tròn lẳn của Y Ly Toa để dẫn dắt, thêm vào Vân Cẩm non nớt, Vân Quan Quan ngây thơ đi đầu, lấy vô số nữ tử phường Tấn Xương bê chậu gỗ làm bối cảnh, thế là một bức danh họa thịnh thế liên sinh ra.
Bức tranh này ra đời, được vô số người Trường An coi là niềm kiêu hãnh.
Vân Sơ cũng xem rồi, y cũng thừa nhận bức tranh này rất đẹp, Vân Na ở chính giữa tựa như nữ thần hoàn mỹ giáng lâm, Trác Mã như ác ma từ địa ngục ra, miệng ghé vào tai Vân Na thì thầm, tựa hồ đang dụ dỗ nữ thần mỹ lệ sa đọa.
Nửa thân trân của Y Ly Toa bị Vân Na che đi, chỉ lộ ra khuôn mặt xinh đẹp và phần mông dù mặc áo lụa cũng không che hết phong tình của nữ tử Ba Tư. Vân Cẩm thì rõ ràng đang quay đầu lại lườm nguýt, biểu thị đang đố ky với vẻ đẹp của Vân Na.
Vân Quan Quan ở trên cùng thì thuần khiết, tung tăng dẫn đầu đoàn, tràn ngập niềm vui trẻ con.
Còn về phần nữ tử làm nền thì diện mạo mơ hồ, không rõ ai với ai, đủ tạo ra bầu không khí náo nhiệt.
Đây là bức tranh tả thật, Vân Sơ thấy dùng ánh mắt nghệ thuật để nhìn nhận không thành vấn đề.
Hiển nhiên Lý Hoằng không nghĩ thế.
Mặc dù hắn ở tận Lạc Dương giám quốc, nhưng vẫn vươn tay tới Trường An, chẳng những trách mắng công bộ thượng thư Diêm Lập Bồn dạy đệ tử không nghiêm, còn lệnh bách ky ti bắt tên phóng đãng vẽ bức tranh này, nhốt vào nhà lao. Không những đánh đòn, còn phải ngồi nhà lao một năm.
Về phần bức tranh cũng bị đám hoạn quan của Bách ky ti tịch thu, trở thành bức tranh duy nhất trong thư phòng của thái tử.
Đáng tiếc, Lý Hoằng ra tay tuy rất nhanh chóng, dứt khoát, nhưng hắn ở Lạc Dương, khi lệnh truyền tới Trường An vẫn chậm một bước, bản sao của bức tranh này vẫn truyên khắp Lạc Dương, Trường An trong thời gian ngắn.
Điều này làm đám mật điệp trong thời gian dài phải đi truy bắt họa gia mô phỏng lại bức tranh.
Cũng gián tiếp đem vẻ đẹp của Vân Na truyền khắp Đại Đường, đồng thời tư tình của nàng với thái tử cũng phơi bày trước mắt đám đông.
Mặc dù Lý Hoằng nổi trận lôi đình, thế nhưng câu chuyện giữa hắn và Vân Na vẫn biến thành đủ các loại sách nhỏ, lan đi như bệnh dịch, được bách tính lén lút sưu tầm cất giữ.
Thế là nhiều chuyện khác giữa thái tử và Vân Na lộ ra, ví như họ có một khuê nữ.
Không lâu sau đó Hàn Sơn Nương liền được hoàng đế đặt tên là Lý Hàn, sắc phong Hàn Sơn công chúa, Phật quốc của Vân Na vì thế cũng chính thức có tên là Hàn Sơn quốc.
Vân Na là quốc chủ Hàn Sơn quốc, ở Đại Đường gọi là Hàn quốc công.
Đây là vị quốc công đầu tiên của Đại Đường thực sự sở hữu quốc gia độc lập, càng không nói Vân Na là người đầu tiên lấy thân phận nữ tử được phong quốc công ở Đại Đường.
Vân Sơ và Ôn Nhu lúc này ở trong xương in của nhà Đồng Bản, cùng xem từng khuôn mẫu Đồng Bản bỏ giá cực cao hoàn thành.
Ôn Nhu đánh giá:" Màu sắc không đủ nhu hòa, so với tranh gốc, vẻ quyến rũ trong mắt Vân Na chưa đủ truyền thần, ánh mắt lườm nguýt đố ky của thiếu nữ Vân Cầm thể hiện chưa tốt, trông cứ như mù."
Vân Sơ quay đầu nhìn Đồng Bản:" Đã nghe rõ chưa?"
Đồng Bản rối rít gật đầu:" Vâng, vâng, xem ra phần mắt cuối cùng vẫn cần người làm, chỉ là tay nghê của họa tượng có cao có thấp, làm thảnh phẩm cũng phân ra năm bảy cấp."
Ôn Nhu phất tay:" Cứ làm đi, sau đó chọn ra tranh đẹp nhất và họa tượng giỏi nhất. Phía chùa Đại Từ Ân còn cần biến thể của bức tranh này, chuẩn bị đưa vào Phật họa. Có một điểm ngươi phải biết, Phật gia thích loại tranh thân thể cực độ quyến rũ, nhưng gương mặt phải trang nghiêm, sữa nửa đi." Vân Sơ cảm thán:" May mà Vân Na thích."
Ôn Nhu cười ha hả:" Chiêu này của thái tử hay lắm, chuyện đầu tiên sau khi giám quốc không phải là quốc gia đại sự, mà là sắc phong cho tình nhân, cho khuê nữ của mình. Chỉ sợ địa vị chưa đủ cao, đãi ngộ chưa đủ lớn, chưa đủ danh chính ngôn thuận."
"Từ góc độ này mà nói, Vân Na đúng là không nhìn lầm người."
Vân Sơ khịt mũi:" Không có lão tử ngầm hỗ trợ thì hắn làm được cái rắm, chuyện nhỏ xíu mà làm mãi không xong, Hàn Sơn Nương hai tuổi rồi mới được đặt tên. Chỉ biết lén lén lút lút leo tường, thứ vô dụng."
Ôn Nhu cười khùng khục không nói, vẻ mặt Vân Sơ lúc này rất giống sự đố ky của Vân Cẩm ở trong tranh, hẳn chuyển sang chủ đề khác, cảm thán:" Lão Hứa thật là lợi hại, ta còn thua xa."
"Ồ, ngươi cũng nhìn ra rồi à?" Vân Sơ cũng than:" Chúng ta còn phải học hỏi nhiều."