Q6 - Chương 156: Thái tử muôn người hướng về.
Q6 - Chương 156: Thái tử muôn người hướng về.Q6 - Chương 156: Thái tử muôn người hướng về.
Trong toàn bộ sự kiện liên quan tới bức Xuất Dục Đồ này bách tính nhìn vào chỉ thấy tư tình giữa thái tử và Vân Na, quan viên nhìn vào thấy thái tử muốn làm lớn chuyện để hoàng đế không thể không cho khuê nữ của mình một danh phận.
Nhưng ở trong tính toán của những kẻ mưu mô thì cò ý nghĩa sâu xa hơn, thao túng tâm tư tất cả mọi người.
Hoàng đế khiến cả thiên hạ hỗn loạn, còn chưa kịp xử lý thì đã ngã bệnh. Sau đó hoàng hậu nhảy ra, tranh quyền đoạt lợi, chém giết bừa bãi một hồi, những kẻ cơ hội cũng không bỏ lỡ thời gia nhảy vào tham gia giết chóc.
Cứ như thế giết cho thiên hạ khiếp đảm, giết tới thiên hạ không còn thấy ngày mai, từ triêu đình tới dân gian, danh thần, mãnh tướng, cả sĩ tử cũng tham gia vào chuyện điên cuồng này.
Sau đó thái tử được đưa lên giám quốc, ai cũng nghĩ thái tử vì cùng cổ quyền lực cũng sẽ giết máu chảy thành sông, dù sao đây là cơ hội tốt.
Bất ngờ thay, thái tử lại chìm đắm trong mỹ sắc.
Điều này đối với những quan viên thất vọng với triều chính, với quan viên bị hoàng hậu giết tới khổ không nói lên lời mà nói, đây chính là bản sắc hôn quân.
Cơ mà lúc này người ta chẳng cần một vị quân chủ anh minh quyết đoán, hùng tâm tráng chí, người ta chỉ cần một hoàng đế an phận thôi.
Hoàng đế thích mỹ nhân.
Tốt quả.
Cứ hiến thật nhiều mỹ nhân lên là được.
Bọn họ chỉ mong hoàng đế lưu luyến hậu cung không ra cổ vũ triều thân chém nhau.
Thế nên thái tử giám quốc thế này hoàng đế thích, hoàng hậu thích, triều thân cũng thích. Thái tử đứng ngoài tranh đoạt, tay không dính máu lại thu về lợi ích lớn nhất, thao túng nhân tâm ở cấp bậc này, không phải ai cũng chơi đùa được. Ôn Nhu kiêu ngạo về ván cờ mình bày ra ở Trường An chỉ một ngày đuổi hết vật cản đường đi, cũng phải tự than mình còn kém vài bậc.
Ở phương diện nắm bắt nhân tính này, không một ai hơn được lão già thành tinh Hứa Kính Tông.
Ông ta không thể giúp Lý Hoằng đưa ra sách lược phú quốc cường dân, nhưng ông ta chắc chắn có thể cho Lý Hoằng biết, một vị thái tử thế nào mới phù hợp với nguyện vọng của tất cả mọi người.
Hoàng đế bệnh nặng, thê lương ẩn mình trong hậu cung, vậy mà nhỉ tử ngày trước thông tuệ, ưu tú lại sa đà vào chuyện nam nữ, nhất định khiến hoàng đế giận hắn kém cỏi, song lại thâm thở phào.
Hoàng hậu vừa mới điên cuồng tấn công, đang chuẩn bị từ từ tiêu hóa thành quả thắng lợi, cẩn thận đối diện với thái tử giám quốc thì thái tử rơi vào ổ ôn nhu, hoàng hậu có thể buông lỏng đề phòng.
Đám triều thần vốn bất an chợt nghe chuyện phong lưu của thái tử, chuyển sợ thành mừng...
Bách tính có một câu chuyện lãng mạn để di chuyển sự chú ý.
Cứ như thế một bức Xuất dục đồ khiến Đại Đường tràn ngập trong sát khí quay về yên bình.
Đây mới thực sự là tỉnh hoa, đỉnh cao của đấu tranh chính trị.
Từ rất lâu rồi Vân Sơ đã dập tắt ảo tưởng muốn sớm ngày đăng cơ của Lý Hoằng, nói chính xác là từ lần y đi Tây Vực về đã liên tục đả kích khí thế của Lý Hoằng, cho hắn thấy hắn còn kém cỏi thế nào, non nớt thế nào.
Cho nên khi hoàng đế bệnh nặng, Lý Hoằng không tỏ ra sốt ruột, không vội vàng lôi kéo quần thần cũng không tranh thủ thẩm thấu vào quân đội.
Hắn vẫn bình tĩnh làm việc mình nên làm. Đem so với lần đầu tiên hoàng đế trao cho hắn quyền tổ kiến thái tử lục soái, hắn vội vàng chạy tới Trường An đòi chiến mã, thiếu chút nữa xung đột trực tiếp với hoàng hậu thì đã thành thục lên không ít.
Lý Hoằng khi đó cho rằng trên đời không gì hắn không làm được, nóng lòng chứng tỏ bản thân, còn bây giờ hắn đã biết bản thân có thể làm gì.
Chính nhờ thái tử ổn định mà năm Càn Phong đầy bạo ngược trôi qua.
Đây là niên hiệu được chuyên môn thiết lập vì phong thiện Thái Sơn, nhưng nó chẳng mang lại Đại Đường điều gì tốt đẹp, ngược lại trong năm Càn Phong, xảy ra toàn tai họa không dự liệu được.
Vì thế Lý Trị xóa bỏ niên hiệu không may mắn này, tự mình định ra niên hiệu mới - Tổng Chương.
Hai chữ Tổng Chương này lấy trong Tiểu Nhã - Xa Hạt của Thi Kinh.
Theo lời Lý Trị giải thích cho nhi tử, Tổng Chương là thế nào cũng phải đi trên con đường chính xác.
Có điều lời giải thích này không phù hợp với Tiểu Nhã - Xa Hạt mà Lý Hoằng học, nghe thái phó Hứa Kính Tông giảng giải, bài thơ này rõ ràng về tân hôn cưới gả.
Thi nhân trẻ đánh xe bốn ngựa, xuyên qua đồng bằng, vượt qua núi lớn, đi đón thục nữ đẹp mà có đức. Là bài thi ca đầy sắc thái tươi vui của tân hôn.
Có điều đúng hay sai không quan trọng, nếu như phụ hoàng đã nói thế thì nó phải như thế.
Cho nên vào năm Tổng Chương, Lý Hoằng bắt đầu giám quốc, song đáng ghét là sau chỗ ngồi của hắn có một cái rèm, sau rèm là mẫu hậu.
Lý Hoằng không tỏ ra khó chịu, ngược lại khi lên triều, gặp phải quyết sách quan trọng, cho dù mẫu hậu không lên tiếng, hắn cũng chủ động hỏi ý kiến mẫu hậu sau rèm.
Tới khi hai mẹ con thương lượng ra kết quả thì chính lệnh đó mới thi hành.
Hiện giờ đa phần Lý Hoằng lấy ý kiến của mẫu hậu mình làm chuẩn. Chỉ khi có đại thần cần xử quyết, Lý Hoằng mới lên tiếng phản bác. Gần đây hai mẹ con vì chuyện Ngụy Châu thứ sử Lý Hiếu Hiệp mà có tranh chấp.
Lý Hoằng cho rằng bãi quan đoạt tước, biếm làm thứ dân là đủ. Ý Vũ Mị là không thể vì thân sơ mà dùng luật khác nhau, kẻ hại bách tính, dù là hoàng thái tử cũng không thể tha.
Tất nhiên Lý Hoằng không muốn để mẫu hậu lợi dụng lần tranh chấp này, biến hoàng thái tử mình từ quân trở thành thần, kế đó bị luật pháp ước thúc. Thế là hai mẹ con tranh luận kịch liệt trên triều, cuối cùng tể tướng Bùi Hành Kiệm khuyên gián đưa ra cách giải quyết trung hòa. Vì thế Lý Hiếu Hiệp phạm tội, triều định giết trưởng tử Lý Đăng Vân thay thế, Lý Hiếu Hiệp bãi quan biếm thành thứ dân ...
Chuyện báo lên Lý Trị, hắn phê đúng chữ lớn "NGU” lên tấu sớ, không nói gì hết.
Tiếp đó ý chỉ này được phát tới hình bộ, sau đó hình bộ phái quan viên tới Ngụy Châu, giết trưởng tử của Lý Hiếu Hiệp, rồi bãi quan tước đày làm thứ dân, thuận tiện xét nhà luôn.
Dù sao một thứ dân sống trong vương trạch, suốt ngày ăn sung mặc sướng thì còn ra cái gì nữa?
Các triều thần đều biết làm vậy không đúng, nhưng dưới tình huống lệnh ra từ nhiều cửa, có được kết quả như thế là cũng có thể chấp nhận rồi. Giống như Lý Trị nhận định, ngu xuẩn thì ngu xuẩn, nhưng đạt được mục đích trừng phạt răn đe rồi.
Chuyện đã xong, tranh luận giữa Lý Hoằng và Vũ Mị cũng tạm dừng.
(*) Mình chợt nhận ra là Vân Sơ đã tước hết quân bài mạnh nhất trong tay Vũ Đế rồi, từ Lâu Sư Đức tể tướng đức độ nhất Đại Đường, Hứa Kính Tông gian thần đấu tố ai chết người đó, chó điên số một Chu Hưng, nữ tể tướng Thượng Quan Uyển Nhị, đại tướng Khâu Thần Tích. Và tất nhiên là cả tên béo Địch Nhân Kiệt nữa.