Q6 - Chương 172: Người vui kẻ buồn.
Q6 - Chương 172: Người vui kẻ buồn.Q6 - Chương 172: Người vui kẻ buồn.
Lý Hoằng đi rồi, để lại cả đống bừa bột trong bếp, mỳ trong nồi vẫn còn không ít, thấy Lý Tư múc cho bản thân một bát mỳ thật lớn, Bùi Uyển Oánh lạnh nhạt nói:" Hôm nay là sinh nhật ta."
Lý Tư lập tức đẩy cả bát mỳ cho Bùi Uyển Oánh, nó chẳng cần nữa.
Không phải Lý Tư tốt bụng, chủ yếu là vì thấy vô vị.
Nó chẳng bao giờ thiếu loại thức ăn này, khi trong nhà không còn tiền phải ăn kê, mẹ cho mỗi đứa bé một quả trứng gà, Lý Tư luôn có được ba quả trừng.
Một quả của Vân Cẩn, một quả của Ôn Hoan, một quả của Địch Quang Tự.
Còn về quả trứng của Lý Tư thì cho Vân Cẩm.
Khi nghèo thì trứng gà rất ngon, ăn rồi muốn ăn nữa, khi Vân Na cô cô về, trứng gà trong nhà chẳng ngon nữa, chẳng ai tranh nhau ăn cái đó.
Thế nên so với Bùi Uyển Oánh, Lý Tư thấy mình là người giàu có rồi.
Thái tử mang cơm cho hoàng đế, hoàng hậu gọi là kính lên.
Xưa nay thái tử cưỡi ngựa luôn rất nhanh, chưa nói từ Đông Cung tới Thượng Dương Cung gần trong gang tấc, khi hắn mang tới nơi thì mỳ vẫn nóng hôi hổi.
Lý Trị gần đây ăn rất ít, thấy thái tử đích thân đưa cơm tới thì ăn thêm một bát, ăn xong còn chép miệng:" Ít muối quá."
Lý Hoằng đáp:" Con cố ý cho ít muối."
Lý Trị chỉ bát mỳ:" Ngươi tự làm sao?"
Lý Hoằng vừa lấy mỳ cho mẫu thân, vừa nói:" Xưa nay đế vương bị chết đói không phải ít, con học bản lĩnh này, ít nhất lúc khốn khó cũng tự biết làm mà ăn."
Vũ Mị nếm thử một miếng mỳ thịt cừu:" Xem như cũng ngon."
Lý Trị quay đầu nhìn Lý Hoằng quỳ bên trái:" Thái tông hoàng đế cũng biết nướng gà đấy." "Ồ, chuyện này con chưa từng nghe nói."
"Xuyên cả con gà trên gậy, nước tới cháy đen, nội tạng gì đó cũng không bỏ. Trình Giảo Kim xin thái tông cả con gà, ắt trước mặt mọi người, khóe miệng còn dính thứ trãm hoài nghi là phân gà."
Cho dù Lý Trị kể rất ghê tởm, nhưng không hề ảnh hưởng tới Vũ Mi ăn uống, nàng vẫn thong thả ăn từng miếng mỳ một, tới khi ăn hết mới nói:" Có rất nhiều người sẵn lòng ăn gà do thái tông hoàng đế nướng."
Lý Trị nói:" Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hồi, Lý Tĩnh, Lý Tích cùng với cả Úy Trì Cung không ăn."
Vũ Mị tiếp lời:" Bọn họ tự coi mình thanh cao, nếu mà ăn thì con cháu đâu có kết cục như bây giờ."
"Tài lớn chỉ dùng vào một việc, còn tài năng bình thường thì có thể dùng cả đời."
Câu nói này của Lý Trị khiến Lý Hoằng liên tưởng tới lời của Hứa Kính Tông, không xen vào cuộc nói chuyện của phụ hoàng mẫu hậu, thu dọn bát đũa rồi cáo lui về Đông Cung.
Lý Trị nhìn theo nhi tử một lúc nói:" Xem ra nó không muốn nàng có oán giận trong lòng."
Vũ Mi kiêu ngạo:" Dù sao thì nó cũng từ trong bụng thiếp bò ra, chút tình cảm vẫn có..."
Chuyện như Hứa Kính Tông nói, Lý Hoằng muốn làm hoàng đế, về hiếu đạo không được phép có thiếu sót gì.
Năm xưa cục diện thái tông hoàng đế phải đối diện thực sự quá ác liệt, tính của ông lại là trời to nhất, mình đứng thứ hai, cho nên mới làm ra cái việc thái quá như thế.
Bây giờ Lý Hoằng không phải đối diện với cục diện gian nan như thái tông, hắn vốn là trưởng tử, mấy đứa đệ đệ ở dưới tái năng kém xa, chỉ cần hắn giữ vững hiếu đạo, tương lai chắc chắn là hoàng đế danh chính ngôn thuận.
Thời buổi thái bình, hắn mà còn tranh giành đấu đá với phụ mẫu thì quá thiếu khôn ngoan.
Hoàng đế, hoàng hậu, thái tử cùng ăn một bữa cơm đơn giản, hoàng đế còn kể một câu chuyện cười ghê người, Xuân ma ma chỉ muốn bịt chặt tai không muốn nghe dù chỉ một chữ.
Nàng không muốn nghe nhưng lời cứ chui vào tai, vì thế Xuân ma ma hai mắt nhìn lên trời, cố gắng nghĩ xem trần nhà ở Thượng Dương Cung khác gì trần nhà ở chỗ hoàng hậu.
Vũ Mị sắp đi rồi, phát hiện Xuân ma ma vẫn đứng ngây ra, nhìn theo ánh mắt của nàng, không nhìn thấy cái gì kỳ lạ cả, hỏi:" Nhìn gì thế?"
Xuân ma ma đang nhìn tới xuất thần, bị giọng hoàng hậu làm giật bắn mình, vội vàng đáp:" Dơi ở đây nhiều hơn tẩm cung của hoàng hậu một con, lại còn có sáu cánh."
Câu trả lời làm Vũ Mị câm nín, nghi ngờ hỏi:" Không phải ngươi đang động cỡn đấy chứ?"
Xuân ma ma đáp:" Nô tỳ mỗi ngày chỉ nghĩ tới ăn với ngủ."
Vũ Mị thở dài:" Ngươi đúng là đứa có số hưởng phúc."
Người gần gũi với Vũ Mi lại có phúc không nhiều, huynh đệ Vũ thị khó mà nói là nằm trong số đó.
Ba ngày sau hoàng hậu ra chỉ lệnh trách mắng Vân Sơ, nói triều đình đưa y trở lại làm huyện lệnh Vạn Niên là để gây dựng lại sở giao dịch Trường An, sớm ngày khôi phục sự phồn vinh của Trường An. Nay công tác khôi phục diễn ra chậm chạp, y lại phân tâm vào công trình lớn như cải tạo nam thành Trường An là bất trí.
Vì thế lệnh y chuyên tâm vào sở giao dịch, còn công trình cải tạo nam thành do phía Lạc Dương phụ trách, cụ thể huynh đệ Vũ thị và công bộ Lạc Dương gánh vác hộ.
Chuyện hợp tình hợp lý, đưa ra thảo luận trên triều cũng được triều thân ủng hộ, vì thế ý chỉ nhanh chóng soạn ra.
Triều thân đương nhiên ủng hộ, một là vì chuyện này do hoàng hậu đề xuất, từ sau cái chết của Thượng Quan Nghi, người dám trái ý hoàng hậu không nhiều. Huống hồ miếng bánh Trường An thì ai cũng thèm hết, bọn họ muốn xem thái độ Vân Sơ thế nào, nếu công trình lớn thế này mà đánh mất, uy danh của y ắt sụt giảm, khi đó bọn họ có thể thò một chân vào rồi.
Có hoàng hậu làm đá dò đường quá tốt, khi công trình này giao Vũ Tam Tư, Vũ Thừa Tự, thỏa thuận bọn họ tất nhiên đơn giản hơn với tên Vân Sơ cứng đầu đó.
Thế nên chuyện này ai cũng vui vẻ chờ đợi, chỉ có chính chủ không vui nổi.
Từ khi nhận được lệnh của hoàng hậu, hai huynh đệ Vũ thị đem toàn bộ những thứ chưa kịp hưởng thụ tận hưởng hết một lượt.
Lần trước tới Trường An chỉ còn nửa cái mạng đem về, lần này tới Trường An hung hiểm bằng mấy, có trời biết còn mạng mà về không.
Bọn họ rất muốn phá kế hoạch phát tài của Vân Sơ, nhưng mà không muốn tự mình đi phá, cứ nghĩ tới lần tên đó đánh đập mình, họ lại cảm tưởng thân thể vẫn còn đau đớn.
Cứ nghĩ rằng đám thúc thúc bá bá của mình chết hết rồi, cô cô hẳn là đã hả giận, nhưng xem chừng thù hận của cô cô với Vũ thị vẫn chưa tiêu tan.
Hoàng hậu đã lên tiếng, văn thư triều đình cũng đã phát ra, bao nhiêu người hâm mộ, chẳng ai biết được huynh đệ Vũ thị mang theo tâm trạng bi tráng thế nào rời Lạc Dương.
Lần này bọn họ cũng muốn ởđi thật lề mề, nửa năm mới tới được Trường An, sống thêm ngày nào tốt ngày đó. Đáng tiếc theo bên cạnh bọn họ còn có một đại tượng công bộ đang nóng lòng muốn lập công, cho nên chỉ bốn ngày đã từ Lạc Dương tới Trường An.