Q6 - Chương 217: Đại Đường chẳng đường đường chính chính. (2)
Q6 - Chương 217: Đại Đường chẳng đường đường chính chính. (2)Q6 - Chương 217: Đại Đường chẳng đường đường chính chính. (2)
Kim Như Như không che giấu:" Tân La vương, hắn nói, một quốc gia lớn mà không đường đường chính chính, lúc nào cũng chỉ dùng âm mưu quỷ kế, âm trầm thủ đoạn thì không đáng được người ta tôn kính."
"Một nước lớn phải có chính khí, cứ chuyện Tân La bị Đại Đường diệt, cũng là vì Tân La quốc lực yếu, không kháng cự được, đó là đại thế."
"Dù có bị diệt quốc, trong lần hắn cũng không thù hận, chỉ hâm mộ sự hùng cường của Đại Đường."
"Thế nhưng sau này thì khác, hoàng đế của các vị chẳng còn sự đường hoàng của hùng chủ, chỉ còn là một người thích nấp trong bóng tối, mở một con mắt rình mò khắp nơi. Hoàng hậu của các vị là một phụ nhân độc ác, muốn dùng hình phạt nghiêm khắc khuất phục người khác."
"Thái tử của các vị, vì lấy được thanh danh tốt khiến mọi người thừa nhận mà trơ mắt nhìn gian nịnh hoành hành trong nước, không làm gì cả."
"Anh tài như ngài, vì tránh bị hoàng đế nghi ky mà giam mình ở Trường An, để mặc những chuyện chướng tai gai mắt."
"Tất cả các vị đều chỉ nghĩ cho bản thân, gần như không còn ai thực sự nghĩ cho quốc gia này nữa."
"Hắn còn nói, trăm năm sau Tân La ắt phục quốc, thậm chí còn cường thịnh hơn Tân La trước kia."
Ánh mắt Vân Sơ nhìn Kim Nhu Như từ hung dữ dần chuyển sang ôn hòa:" Vì sao lại nói với ta những lời này?”
Kim Nhu Như cười duyên dáng:" Vì người ta chẳng sống được lâu, chẳng ai coi người ta là người, trên đời này chỉ có ngài còn muốn thấy ta sống. Được rồi, nếu lần này ngài vẫn không muốn giết ta, nữ tử khổ mệnh này lại phải bôn ba vì mạng sống đây."
Tiếp đó Vân Sơ nhìn thấy Kim Nhu Như chỉnh trang lại dung mạo, thong thả đứng dậy đi vê phía Lâm Trường Thư, đúng như nàng nói, họ là đồng bọn trời sinh.
Lửa trên Ly Sơn cháy suốt ba ngày ba đêm đến khi bị một trận mưa lớn dập tắt, mưa quá lớn, khiến trên núi tràn xuống một đợt lũ đen, phá hỏng hơn nghìn mẫu ruộng tốt.
Đồng thời vì lửa cháy quá lớn, một phần đỉnh núi sụp đổ.
Hơn nghìn mẫu ruộng bị hủy hoại với Vân Sơ mà nói chẳng có gì đáng kể, với huyện Vạn Niên mà nói cũng chẳng là gì, cùng lắm thì như tuấn mã sứt một phần cái tai thôi. Nhưng những lời Tân La vương nói khiến tâm tình Vân Sơ trở nên hết sức tệ hại.
Vì hắn ta nói chẳng sai chút nào, Đại Đường nhìn bề ngoài thì vạn quốc triều bái, nhưng hiện giờ là quốc gia bị tiểu nhân âm hiểm khống chế.
Vân Sơ thấy mình chẳng phải tiểu nhân âm hiểu, song cũng chẳng có lấy chút quang minh chính đại gì, tuy y có lý tưởng lớn, nhưng không có nghĩa y là người đường hoàng.
Giờ đây y nắm trong tay quyền lực không hề nhỏ, nhưng y lại dần không biết mình nên phải dùng thứ quyền lực này ra sao. Nói cho cùng Vân Sơ xuất thân từ một tiểu lại, làm thế nào để vươn lên thì y biết, y cũng làm được rồi, nhưng quyền lực đủ lớn, y cảm giác mình vẫn như một tiểu lại.
Đã một thời gian rồi, Vân gia cảm giác mình đánh mất phương hướng, vì đi tới mức độ này, không có tiền lệ nào cho y học hỏi, càng chẳng có y để y cùng chia sẻ để biết mình đang làm đúng hay sai, vì thế mọi thứ ngày càng rối như bát canh hẹ.
Một nước lớn, đúng là nên có lòng dạ lớn, khí phách lớn, tâm nhìn xa, cùng cách hành sử đường đường chính chính ...
Vậy nói ngược lại, để trở thành một nhân vật lớn, để làm nên chuyện lớn, cũng cần đường đường chính chính không?
Xử lý hoàn tất chuyện ở Ly Sơn, Vân Sơ quay về Trường An, mang theo đầy một bụng tâm sự, sau đó cùng Ôn Nhu, Địch Nhân Kiệt tới chiêu lăng bái tế Lý Tích.
Mộ của Lý Tích nằm ở mé trái thần đạo, làm bạn với Úy Trì Cung. Lý Thừa Tu dựng một cái lầu cỏ chuẩn bị ở đó để tang ba năm.
Khi ba người Vân Sơ tới cúng tế thì triều đình cũng ban thụy hiệu, Lý Thừa Tu tự mình dùng đục điêu khắc lên. Sau mộ có ba đống đất, nghe nói tượng trưng cho ba ngọn núi mà Lý Tích luôn muốn có.
"Phụ thân nuôi đệ tử mười lăm năm, đệ tử để tang ba năm thực ra còn nợ rất nhiều." Lý Thừa Tu trông có vẻ đã ổn định hơn, nhưng mặt mày nhợt nhạt:
Vân Sơ nói:" A gia ngươi không so đo chuyện đó đâu, nếu cứ thế mà so đo, trên đời này không đáng có người sống. Để tang cũng được, nhưng chuyện học tập không thể dở dang."
"Buổi sáng đệ tử cưỡi ngựa đi nghe sư phụ giáo huấn, buổi tối cưỡi ngựa về hầu hạ bên phụ thân."
"Ta thấy cuộc sống thế cũng được, còn gia nghiệp Lý thị ngươi không cần đúng không?”
Lý Thừa Tu lắc đầu:" Đệ tử có sư phụ rồi, không sợ thiếu miếng ăn cái mặc."
Vân Sơ đi tới vỗ bia mộ Lý Tích:" Ông nghe thấy rồi chứ, ta nhất định giúp ông nuôi dạy ra một nhi tử thành tài."
Bố trí xong cho Lý Thừa Tu, Vân Sơ chủ động đem đất sét đã trộn sẵn tới tìm Ung vương Hiền.
Những lời của Kim Nhu Như khiến Vân Sơ tỉnh lại, Lý Hiền sở dĩ không chịu nhờ y lắp răng là vì trong lòng hắn, Vân Sơ là một tên tiểu nhân độc ác.
Mình chẳng mưu tính gì hắn, chẳng bằng đường đường chính chính tới nhà bái phỏng, làm việc một cách quang minh chính đại.
Lý Hiền tiếp đón Vân Sơ trong vương phủ, y cũng không nhiều lời, lấy đất sét đã điều chế cẩn thận, mời hắn cắn vào.
Khả năng vì Vân Sơ đích thân thao tác, Lý Hiền không từ chối, tháo răng vàng ra, ngoan ngoãn cắn lên khuôn mẫu. Cắn xong thấy Vân Sơ cẩn thận cất vào trong một cái hộp, không nhịn được hỏi:" Làm thế để làm gì?" " Lấy thép bách luyện đổ vào khuôn, sẽ có được căng giống hệt chỗ thiếu của điện hạ. Đợi răng được đúc xong thì mời thợ giỏi, điêu khắc cả khối răng thành hình cái răng. Sau đó nữa làm cái niềng kẹp hai bên răng, cuối cùng lắp vào răng lành của điện hạ. Như thế sẽ được bộ răng sánh với răng thật rồi." Vân Sơ giải thích tỉ mỉ:
Lý Hiền ngẫm nghĩ chốc lát, dùng cái giọng lọt gió nghiêm trọng hỏi:" Quận công muốn giết ta phải không?"
Vân Sơ lắc đầu:" Điện hạ yên tâm, trước khi điện hạ làm ra chuyện gì gây tổn hại nghiêm trọng tới Trường An, điện hạ ở Trường An, thần chịu trách nhiệm bảo vệ điện hạ.”
Lý Hiền sờ chỗ răng thiếu của mình:" Vậy có thể nhờ quận công chuyển lời thái tử, từ nay ta không tranh giành gì với hắn nữa."
Vân Sơ chắp tay:" Thái tử vì sao không tự mình nói ra, như vậy hiệu quả sẽ tốt hơn. Huống hồ, vì sao điện hạ lại phải nhường nhịn hắn?"...