Q6 - Chương 229: Lời nói dối. (1)
Q6 - Chương 229: Lời nói dối. (1)Q6 - Chương 229: Lời nói dối. (1)
Sau một thời gian chờ đợi, hai răng hàm dưới, ba cái răng hàm trên của Ủng vương Hiền đã đúc song.
Ngày hôm đó đích thân Vân Sơ dẫn Lý Hiền tới xưởng để lắp răng.
Hai hàm răng này do chính Lý Hiền giám sát từ lúc đúc thành hình, mài rũa. Phải nói con mắt thẩm mỹ của Lý Hiền rất cao, sáu bộ răng giả qua tay cao thủ tượng nhân, so với răng thật khác nhau chỉ ở ánh kim loại.
Nhìn Lý Hiền thử răng côm cốp có vẻ rất hài lòng, còn sờ tay thử, Vân Sơ lại đưa hắn nửa quả dưa, hắn nhận lấy, nhai rau ráu.
Thấy ăn dưa không vấn đề, Vân Sơ lại đưa hắn củ cải, Lý Hiền vẫn cắn dễ dàng, nhưng nhai bốn năm cái thì nhả bã củ cải ra:" Không ổn lắm."
Vân Sơ nói:" Nếu không vấn đề gì thành răng thật mất rồi, không sao cả còn cần thích ứng nữa, với lại sau này sẽ còn cải tiến. Điện hạ thử ăn thịt xem, nếu không sao thì thần hoàn thành công việc bệ hạ giao."
Lý Hiền cố ý dùng răng giả nhai thịt dê, ăn một lúc nói:" Thịt dê này ninh nhừ nên ăn được."
Nói xong nhìn cái công xưởng răng thép của Vân gia, cảm khái:" Lúc mất răng, cô vương hận không bị cái đinh đó giết chết cho rồi. Không ngờ hôm nay được hồi sinh ở cái xưởng nhỏ này."
Sau khi lắp răng thép xong, tỉnh thần Lý Hiền rất tốt, đi theo Vân Sơ tham quan không dưới mười nhà xưởng trong phường Tấn Xương.
Giống như nhiều người nhìn thấy nông phu bận rộn thu hoạch, lòng trào dâng cảm giác thỏa mãn, Lý Hiền nhìn từng đủ loại vật liệu trong tay công tượng biến thành thương phẩm tỉnh xảo, trong lòng cũng có cảm giác như thế.
Dừng lại xưởng giống xưởng gõ, Lý Hiền lấy một hạt châu màu xanh trên giá xuống, đưa lên mũi ngửi:" Là nga lê trướng trung hương." Vân Sơ gật đầu:" Pha trộn nguyên liệu phức tạp, quá trình rườm ra, trải qua sáu mươi bảy công đoạn mới làm ra được một hạt nga lê trướng trung hương, mang trên người không chỉ thơm còn đuổi được muỗi.
Bên hông Lý Hiền cũng đeo quả cầu thơm buộc tơ, giá một quan tiền, hắn nhìn mâm gỗ trong đó đầy chặt hạt châu giá một quan của hắn:" Chỗ này có bao nhiều? Ba nghìn hạt à?”
Hỏa kế ở bên trả lời:" Bẩm quý nhân, một cái mâm này có ba nghìn hai trăm quả."
Lý Hiền nhìn sâu hơn vào trong xưởng, phát hiện có bảy tám cái mâm gỗ nữa, nghi hoặc hỏi Vân Sơ:" Nhiều vậy bán cho ai? Dù toàn bộ quý nhân mua thứ này cũng làm sao mà bán hết được?"
Vân Sơ giải thích:" Mùi trên thân thể người Đường không nặng, nên Đại Đường không phải là thị trường chủ yếu, thời gian trước điện hạ tiếp đãi người Tây Vực tới quyên góp vì Thiên Xu, chắc là vẫn còn ấn tượng."
Lý Hiền lấy lưỡi liếm răng thép, còn chút sợ hãi nữa:" Chỉ muốn cướp đường bỏ chạy."
"Cho nên thứ này với người Đường mà nói chỉ là đồ xa xỉ, có hay không cũng không thành vấn đề, với người Hồ lại là thứ thiết yếu. Thứ này vào hội triển lãm hàng mùa xuân thu đều bán được rất nhiều, mỗi năm đem lại 5000 quan thuế thua cho Trường An”
Cẩn thận đặt hạt châu trong tay vào khay gõ, Lý Hiền nghĩ tới đống cỏ khô, vỏ cây vừa rồi, cảm thán:" Biến củi mục thành thần kỳ."
Vân Sơ đưa hai bàn tay ra:" Đây là thứ chúng ta dựa vào để biến thành vua của vạn vật."
Cuối cùng hai người dừng chân ở xưởng dệt, hơn chín thành nhân thủ nơi này là nữ tử.
Lý Hiền lần đầu tiên đặt chân tới nơi mà người Trường An gọi là nữ nhi quốc này, nhìn những nữ công nhân bận rộn luôn tay, hắn không thoải mái lắm:" Phụ nhân nuôi gia đình sao?” Vân Sơ thoải mái nói:" Gia định có phu phụ đều đi làm việc, giàu có hơn hẳn những nhà chỉ có nam nhân đi làm."
"Nhưng như vậy là phá hoại lễ pháp."
"Điện hạ, nam cày cấy nữ dệt vải là truyên thống bao đời, được không ít kinh sách tán tụng, sao có thể nói là phá hỏng lễ pháp?"
Lý Hiền tỏ vẻ không muốn tranh cãi:" Quân hầu mạnh miệng với ta cũng vô ích, ngài có bản lĩnh thì đi tranh luận với những tiên sinh của lễ bộ ấy."
"Lễ bộ thượng thư trước kia là Hứa Kính Tông không nói gì cả." Vân Sơ đưa ra một ví dụ:
Lý Hiền câm nín:" Vị đó gia phong còn chẳng tốt, mặt mũi nào nói ngài."
Vân Sơ lại nói:" Lễ bộ thượng thư tiên nhiệm là Lỗ vương Lý Linh Quỳ cũng không nói gì."
Lý Hiền lần nữa không nói được gì, vị này chết chưa hết tội, phía Lạc Dương còn đang truy tra đồng đảng kia kìa, không nhắc tới làm gì.
Vân Sơ đưa thêm minh chứng:" Lễ bộ thượng thư Lý Kính Huyền hiện giờ cũng không nói gì cả."
Lý Hiền thêm một lần im lặng, vị này có tiếng bất hòa với kế mẫu, thường bị người ta chỉ trích, thiếu xót về hiếu đạo là điều nghiêm trọng nhất rồi.
Vân Sơ hùng hồn nói:" Thế nên lễ bộ bằng cái gì mà nói thần chứ? Theo thần thấy thì loại nhà xưởng này dù có lỗ vốn cũng phải mở nhiều hơn một chút. Điện hạ hẳn cũng biết, Vân gia thần nổi tiếng biết nuôi dạy trẻ nhỏ, nhưng bản lĩnh này không phải nhờ thần, mà là ở phu nhân của thần."
"Theo kinh nghiệm nhiều năm tổng kết ra của thần, trẻ nhỏ có thông minh hay không phải xem mẫu thân có hiểu chuyện không, nếu mẫu thân hiền lương thục đức, thông tình đạt lý thì còn cái không thể quá kém."
"Điện hạ có biết giờ trong thành Trường An, ai sẵn lòng cho con cái đi học nhất không?” Lý Hiền từ nhỏ có tiếng thông minh hơn người, nghe Vân Sơ nói vậy liền chỉ ngay những nữ công nhân váy xanh:” Là bọn họ sao?”
Vân Sơ xác nhận:" Bọn họ không kiếm được nhiều tiền, nhưng chịu chung tiền mời tiên sinh dạy vỡ lòng cho con cái họ. Xưởng cũng chuyên môn dọn ra một viện tử nhỏ để những tiên sinh này dạy học cho con họ."
Lý Hiền chưa từng nghe thấy chuyện này bao giờ:" Bọn họ chung tiền mời tiên sinh à? Mau mau, cô vương muốn xem."
Vân Sơ liền dẫn Lý Hiền xuyên qua xưởng, tới lối đi phụ, qua một con đường hẹp, vừa tới nơi Lý Hiền đã sững người, vì trước mắt là một tòa học phủ quy mô không nhỏ, đâu chỉ là viện tử nhỏ như Vân Sơ nói.
Nơi này diện tích ít cũng phải năm mẫu, bốn phía là học xá liền kề, nhìn qua cửa sổ là từng hàng học sinh nhỏ tuổi, bọn chúng đồng thanh đọc sách. Đối với Lý Hiền xưa nay yêu thích đọc sách mà nói, chẳng khác gì tiên nhạc.
Đứng ngoài cửa sổ nghe một lúc, Lý Hiền vui mừng nói:" Phòng này đã học tới Luận Ngữ ... Chà chà, phòng này học Xuân Thu rồi ... Trời ơi vậy có thể coi là người đọc sách rồi, có thể tham gia khoa khảo rồi."
Vân Sơ cười nói:" Điện hạ, chỉ có rất ít đứa bé hơn người mới tham gia khoa khảo, vào tứ môn học, quốc tử giám, cuối cùng thành quan viên Đại Đường."
"Còn lại những đứa bé tư chất bình thường sẽ dựa theo sở thích tiến vào tượng tác, công bộ hoặc ti nông tự làm bác sĩ nông học. Những đứa không cam chịu nghèo khổ thì học đạo thương cổ, nếu không đi vào ngã rẽ, không tới mười năm, điện hạ thi sát các công xưởng sẽ thấy bóng dáng của bọn chúng."