Q7 - Chương 049: Vụ phá rừng lịch sử.
Q7 - Chương 049: Vụ phá rừng lịch sử.Q7 - Chương 049: Vụ phá rừng lịch sử.
Vân Sơ cưỡi trên lưng con voi mẹ đầu đàn, dẫn theo hơn mười con voi chạy quanh khu rừng gần một cái trại bị cháy suốt hai ngày, đàn voi đi tới nơi nào, muông thú tránh đường tới đó, gặp cây húc cây, gặp đá hất đá, gặp sông bơi qua, không gì cả nổi.
Bất tri bất giác một tấm bản đồ hình thành dưới ngòi bút của Vân Sơ, nơi này là thành trại, nơi kìa là đồng ruộng, rồi sân phơi, thậm chí y quy hoạch luôn cả nghĩa địa, cùng với đường xá tỏa đi muôn nơi, tất cả đều đã được hoạch định rõ ràng.
Khi nét bút cuối cùng đặt xuống cũng là lúc hàng vạn phủ binh bắt tay vào công việc, nơi này là rừng rậm nguyên sơ nữa mà đã biến thành một công trường cực lớn, đây chính là một vụ phá rừng với quy mô chưa từng có trên lịch sử loài người, ý nghĩ biến thái đó khiến Vân Sơ cưỡi trên lưng voi phát ra trừng cười khiến người ta rợn sống lưng.
Những cây đại thụ chọc trời không biết trải qua bao nhiêu năm tháng tang thương lịch bị chặt đổ từng cây một không chút thương tiếc, cây bụi thì bị nhổ bật rễ, thuốc nổ nhồi vào vách núi, từng ngọn núi đổ sập, từng chiếc xe vận chuyển đất đá hoạt động suốt ngày đêm, làm khu rừng huyên náo không yên một khắc.
" Hây!"
Phủ binh đồng thanh hô vang, rìu vung nửa vòng tròn bổ xuống cây, chỉ nghe "chát" một cái, lưỡi búa làm bằng thép bách luyện không gặp bất kỳ trở ngại nào, xẻ thẳng xuống, ăn nửa thân cây.
Ba lần hô ba lần chặt, tiếp đó thừng buộc vào cây giật mạnh, từng cái cây to như bắp đùi được chặt xuống, chém cành, vót nhọn một đầu sau đó cắm xuống đất, chẳng mấy chốc tường trạng vững trãi được dựng lên.
Trong quân không hề thiếu công tượng, sau tường là tới nhà, chỉ mất ba ngày, một cái trại mới tinh đã xuất hiện.
Bây giờ có trại rồi thì phải có người, từng đội từng đội phủ binh được phái đi, lùng sục từng hốc cây, từng khe núi, không bỏ sót một nơi nào, đồng thời cứ cách một quãng lại dựng chiếc nồi lớn, nấu cháo kê thơm ngào ngạt.
Trại bị hủy, nữ tử và trẻ con Ô Man không có nhà, không có thức ăn đúng là còn khó bắt hơn cả lợn rừng ở trong rừng.
Chủ yếu là vì họ không tin tưởng bất kỳ nam nhân nào nữa.
Nhưng rừng rậm vào đông không có thức ăn phong phú, đã thế đám sói, báo, gấu gì đó lúc nào cũng đói, cho nên họ ngửi thấy mùi thức ăn liền không chịu nổi, mang thái độ ăn một bữa rồi chết cũng được mới tiếp cận người Đường.
Sau khi húp một bữa cháo đặc nóng hổi, một số lão phụ dũng cảm nằm ra đất dang chân với quân Đường phát thức ăn, còn bôi cho nữ nhân trẻ, trẻ con bẩn thỉu thối um, giấu đi.
Nhìn cảnh này ngay cả quân Đường quen coi cướp bóc kẻ địch là vinh diệu cũng không chịu nổi, nói với bọn họ, nếu muốn ngủ thì sang bên kia đã có nhà làm sẵn rồi.
Chăn quân dụng của xưởng dệt số hai Trường An chẳng những ấm mà còn bền, tướng sĩ khi xuất chỉnh mỗi người đều được phát cái chăn này, khi có mưa có tuyết, khoác lên người che mưa chắn gió cũng tốt luôn.
Cái chăn như vậy, ngay cả tướng sĩ cũng quý lắm, giờ cái chăn quý như thế mang ra cho đám phụ nhân trẻ nhỏ dùng.
Chỉ đáng tiếc là không ai nỡ dùng những cái chăn như thế, đám nữ nhân đem con vào căn nhà mới, họ thà run rẩy bên bếp lửa cũng không muốn dùng những cái chăn mới, có điều ánh mắt chưa bao giờ tách rời những cái chăn đó.
Bọn họ còn có một cái nồi sắt, một cái nồi sắt thực sự, nồi bắc trên bếp lửa, trong đó có kê màu vàng đang sôi ùng ục. Quân Đường phát cho mỗi người một cái thìa trúc, thế là cứ mười phụ nhân trẻ nhỏ một nhà vây quanh bếp lửa, dùng thìa chúc múc cháo kê ăn. Cái nồi cháo tựa hồ ăn mãi không hết, vì họ cứ liên tục thêm nước vào đó.
Bên ngoài kia có hơn nghìn nam nhân khỏe mạnh đang dẫn theo gia súc làm đất, tu sửa kênh nước, chỉ vài ba ngày thôi, một cái trại còn to hơn, tốt hơn trại cũ xuất hiện trước mắt họ.
Trại kỳ thực được xây theo quy cách của một doanh trại nhỏ, bên ngoài là hàng rào gỗ cao lớn, cứ mỗi khoảng cách nhất định lại có một chòi canh, đảm bảo không bị dã thú quấy nhiễu. Những căn nhà sàn được xây dựng cách tường một khoảng, tránh lọt vào tầm tên bắn, quanh nhà có từng khoảnh ruộng nhỏ, đợi trời ấm một chút là có thể trồng trọt.
Còn ngoài trại là mảnh đất được dọn phẳng, mục đích là tránh bị khuất tầm nhìn khi địch tấn công, với trại sinh sống thì chỉ cần chịu khó cây xới, chỉ vài năm thôi sẽ thành mảnh ruộng tốt.
Phủ binh tuyệt đại đa số xuất thân nông nhân, với họ mà nói, làm chuyện này thành thạo lắm, vừa làm vừa tiếc, đất đai tốt thế này, Quan Trung cũng chẳng có.
Đám nam nhân đó ban ngày làm việc, buổi tối vào quân doanh, không tới trại của bọn họ. Sau khi xác định những nam nhân đó không hại mình, đám phụ nhân dám từ trong nhà đi ra, còn về phần đám trẻ con không cha không mẹ sớm tham dự khai khẩn với quân Đường, quen thuộc nhau rồi.
"Những căn nhà này là của chúng ta."
"Những cái chăn đẹp kia là của chúng ta."
"Nồi sắt kia nghe vị đại ca đó nói là tặng chúng ta, hắn còn nói sau này còn phát hạt giống cho chúng ta, mỗi trại sẽ có hai con trâu ..."
Nghe đám trẻ con tiếp xúc với quân Đường về nói, dù là nữ nhân ngốc nhất cũng hỏi - Vì sao?"
Đứa bé mười tuổi chỉ quân Đường:" Họ nói cháu khỏe thế này, về sau kiếm nhiều lương thực, mua một thanh đao, một bộ giáp, thế là thành phủ binh rồi."
"Phủ binh chính là người như họ ấy."
Đám phụ nhân đưa mặt nhìn nhau, không tin lời đứa bé đó, càng không hiểu gì hết.
Đừng nói với bọn họ quân Đường cũng có hiểu mình đang làm gì đâu, đại soái ra lệnh thì họ làm thôi, tuy trong lòng bực bội không thoải mái, nhưng phủ binh Quan Trung có ai không biết uy danh đại soái, đại soái nổi nóng giết người thì chẳng quan tâm ngươi là ai. Vân Sơ chẳng giải thích gì, chỉ yêu cầu làm theo kế hoạch, y không cần ai cảm kích mình, với lại sự cảm kích đó chỉ đem lại cho y phiền toái, chẳng được lợi ích gì cả.
Đại quân của y cơ bản dàn hàng ngang rộng 30 dặm, cứ vậy đồng loạt tiến lên theo con đường xông thẳng mà đám Vân Cẩn hùng hục xông lên, đại quân đi tới đâu rừng rậm biến thành đất bằng tới đó.
Trại của người Ô Man đa phần phân bố hai bên con đường này, trại sâu nhất cũng cách không quá 20 dặm, vì đi xa hơn thực sự không phải nơi con người có thể sống nữa.
Khoảng cách 20 dặm ở trong núi đã là rất xa, rất xa rồi, đôi khi mắt nhìn thấy cái trại rồi đấy, nhưng muốn tới được phải đi năm ba ngày.
Con người là động vật quần cư, trao đổi vật tư là bản năng sinh tồn, sống ở nơi quá xa không tiện trao đổi, vậy thì không có giá trị cư ngụ.
Sâu hơn trong rừng không phải là không có người sống, có điều bọn họ là dã nhân do trời sinh ra, trời nuôi dưỡng, là dã nhân chân chính, ngay cả man nhân gặp phải bọn họ cũng rất nguy hiểm, cơ bản không cách nào giao lưu.
Những người như thế cứ để họ tự do sinh sống trong rừng đi, Vân Sơ không có năng lực ngay lập tức đưa một bộ lạc từ xã hội nguyên thủy tới xã hội phong kiến được.