Lương Kiến Phương 12 tuổi theo Lý Uyên kiếm ăn, về sau theo Lý Thế Dân, thời gian lập nghiệp sớm, nên đất đai của ông ta đều ở gần Trường An.
Không giống như Vân Sơ từ tảng đá chui ra, đám Phương Chính vì để đảm bảo một chút, cố ý viết lai lịch của y từ Thái Bạch Sơn, nơi mà quanh năm bị dã thú diệt thôn. Cho nên ruộng của y tất nhiên cũng ở đó cả.
Thương tâm cho bản thân chốc lát, Vân Sơ nói:" Nếu triều đình đã có quy định, vậy ngươi trồng hoa đi, nhưng phải nói với huyện nha, có đăng ký, không thể làm hỏng quy củ."
"Thiếp thân hiểu rồi." Gia chủ lần nữa giao đại quyền cho mình, Thôi nương tử đắc ý dẫn một đám thợ hoa đi:
Vân Sơ nhìn theo nàng mà cảm thán, nữ nhân tới từ Thanh Hà Thôi thị này đúng là lợi hại.
Nàng sở dĩ muốn trồng hoa là vì nhìn trúng phường Tấn Xương sau khi khai xuân sẽ tiến hành công trình trồng hoa cỏ quy mô lớn.
Năm nay trồng cái gì thì cũng muộn rồi, nhưng có một cái nông trang chuyên trồng hoa, nàng dám mua hoa từ nơi khác, rồi bán cho phường Tấn Xương, cùng với chùa Đại Từ Ân, ăn chênh lệch.
Người Đại Đường trước kia thích hoa lan, nên hoa lan đẹp trong Tần Lĩnh, Chung Nam Sơn gần như bị đào hết.
Vì thái tông thích dùng mẫu đơn để đưa tình với Tân La Thiện Đức nữ vương, nên người Đường đột nhiên thích Mẫu Đơn, Thược Dược, loại hoa mà bông hoa còn nhiều hơn lá ấy.
Sau khi thái tông hoàng đế qua đời, Thiện Đức nữ vương bắt đầu thêu khăn tay cho Lý Trị, xem ra nàng đã nhận định rồi, đời này mình là nữ nhân của hoàng đế Đại Đường.
Cho nên mẫu đơn bàn rất chạy ở Trường An, Lạc Dương, chỉ cần mùa mẫu đơn nở, phàm nhà nào có chút tiền rủng rỉnh là mua mẫu đơn, để được hưởng chút phú quý.
Nghĩ tới đó Vân Sơ lại thấy may mắn vì mình bỏ có chút tiền mà kiếm cho trong nhà một đại quản gia giỏi như vậy.
Vân Sơ khắc xong cờ, đang chuẩn bị tô màu thì Con khỉ già tới, lúc này trăng đã lên cao, cửa nẻo đóng cửa, hỏi:" Ông vào nhà ta thế nào đấy."
"Leo tường."
Thấy Con khỉ già đáp hiển nhiên như thế, Vân Sơ nhất thời câm nín.
"Sao không dẫn Vân Na tới?"
"Na Cáp đang trai giới, không ra được."
Nghĩ tới Vân Na thiếu thịt là không vui phải chịu khổ, Vân Sơ không đành lòng:" Có thể bảo Thôi nương tử mai đưa cơm cho nó không?"
Con khỉ già lắc đầu:" Đứa bé đó mấy ngày qua quấn lấy ta đòi chân gà, đòi thịt cừu, đòi thịt trâu, còn sử dụng cả mưu kế lẫn bạo lực, ta không đồng ý. Giờ khó khăn lắm nó mới chấp nhận số mệnh, ngươi đừng làm tổn hại tu hành của nó."
Vân Sơ khẽ thở dài:" Các ngươi đấu pháp với đồ tử đồ tôn của Đạo Nhạc thắng rồi à?"
"Thiền viện bì thiêu hủy, nhưng không phát hiện ra tiền Đạo Nhạc để lại."
"Hả, ông đốt thiền viện của người ta vì tiền?"
Con khỉ già ngạc nhiên:" Không vì tiền, chẳng lẽ vì Phật?"
Vân Sơ nhích người ra sau một chút:" Đây không phải tránh đấu đạo pháp, môn phái à?"
Con khỉ già giảng giải:" Tiêu chí Phật môn hưng thịnh là chùa miếu nhiều ít, tín đồ nhiều ít, là cái nào thì cũng cần người đi xây dựng người đi truyền giáo."
"Không phải ngươi thực sự nghĩ rằng chỉ dựa vào bách tính hóa quyên là có một ngôi chùa khổng lồ, một đám tín đồ thành kính chứ?"
"Bọn ta không phải muốn lấy được bao tiền từ đồ tử đồ tôn của Đạo Nhạc, mà muốn để bách tính thấy chúng có bao tiền."
Vân Sơ càng khó hiểu:" Làm hỏng thanh danh của Đạo Nhạc khác gì làm hỏng thanh danh toàn bộ Phật môn, theo ta biết hương tích trù là nơi vơ vét tiền."
Con khỉ già nhìn Vân Sơ một lúc rồi thở dài, có vẻ không muốn thảo luận chuyện này với kẻ vô tri nữa, chuyển đề tài :" Nghe nói phường các ngươi năm nay làm một cái đèn lớn lắm, lớn cỡ nào, bay được không?"
"To bằng gian nhà, nhất định có thể bay được."
"Ngươi định kiếm ở chuyện này bao tiền?"
Vân Sơ xua tay:" Vì Vân Na, ta chỉ thu tiền vốn, 100 quan."
Con khỉ già có chút thương tâm:" Ngươi nhất định muốn tính toán rành mạch với ta vậy à?"
Vân Sơ nhỏ giọng rít lên:" Ta ở Quốc tử giám ném một cục đá thành vết nhơ lớn nhất đời này của ta."
"Trước kia ngươi giết còn ít à?"
"Trước kia mỗi người ta giết đều vì ta, chỉ có lần này là ông ép ta giết người, đó là sỉ nhục ta."
Con khỉ già nói một câu - Nhãi con không đủ bàn mưu.
Sau đó nhảy tường rời đi, dù cửa có mở cho ông ta, ông ta cũng không đi, cho thấy tính khỉ khó sửa.
Vân Sơ đưa ra cho ông ta kiến nghị về một cái đèn Khổng Minh khổng lồ, Con khỉ già không tiếp nhận, cho rằng đó không phải là Phật pháp thuần chính, hơn nữa Vân Sơ có hiềm nghi lừa tiền ông ta.
Từ lúc tới Đại Đường, chia rẽ của hai người mỗi lúc một lớn.
Có lẽ vì đã qua Nguyên Đán rồi, mặt trời mỗi ngày một nóng hơn, băng ở kênh nước đã tan ra, chảy róc rách quanh phường, nghe hết sức vui tai.
Thế nhưng đây phải là giai đoạn lạnh nhất trong năm, thời tiết không bình thường.
Xuất hiện đông ấm không phải chuyện tốt, dựa vào kinh nghiệm trước kia của Vân Sơ, lúc thế này các cơ cấu sẽ phát ra đủ các loại dự báo.
Là cán bộ tốt, trước kia phải tích trữ ít thuốc men phòng cảm cúm, tuyên truyền người dân chú ý vệ sinh cá nhân, đừng để bị bệnh, còn phải mật thiết giám sát xem có dịch phát sinh không.
Thứ tới mùa đông không đủ lạnh, rất nhiều sâu hại không chết, phải đốc thúc cơ cấu môi trường phun thuốc trừ sâu.
Quan trọng nhất là dễ xuất hiện thời tiết khô hanh, phải đề phòng củi lửa.
Nếu là trước kia thì Vân Sơ sớm hành động rồi, ở Đại Đường, việc khác không lo, trữ lương thực và phòng hỏa không thể nới lỏng, một khi xảy ra chuyện là cháy sạch.
Sau Nguyên Đán, giá lương thực Trường An lại giảm xuống, lần này là do kho thường bình chủ động giảm lương, khiến giá gạo kê ở Trường An có lúc giảm tới mức hai văn tiền mua được một đấu.
Vân Sơ tính toán, thấy giá lương thực không thể thấp tới mức này, vì kho thường bình có giá mua thấp nhất, đây là chuyện bất hợp lý. Dù sao năm ngoái Hà Bắc Đạo, Sơn Đông Đạo năm ngoài thiên tai, triều đình đã hai lần đánh tiếng cấm rượu để đảm bảo cung ứng lương thực.
Nghĩ tới đó Vân Sơ lại nhìn vào những phường dân trong phường mỗi người chỉ ăn một bữa rưỡi, đói tới vàng mặt vẫn đang tích cực làm đèn lồng với đủ thứ thương phẩm chuẩn bị cho Nguyên Tiêu. Không được, nhịn đói thế này tới hôm đó gục hết thì sao, Nghĩ một lúc liền bảo Lưu Nghĩa ra mặt, trừ tiền công, tiền vật liệu ra, số còn lại lấy ra sáu thành tới kho thường bình mua lương thực.
Tiền còn lại đi mua những nhu yếu phẩm như muối, vải.
Sau này trả tiền công cho phường dân, trả bằng lương thực, vải, muối.