Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 1610 - Q7 - Chương 136: Tướng Môn Vân Thị.

Q7 - Chương 136: Tướng môn Vân thị. Q7 - Chương 136: Tướng môn Vân thị.Q7 - Chương 136: Tướng môn Vân thị.

Mấy ngày qua Ngu Tu Dung rất bận rộn, chủ yếu là chiêu đãi gia quyến tướng sĩ tây nam tới thăm dò tin tức.

Cũng may là lần này tướng sĩ đi tây nam tổn thất chưa tới một nghìn, cho nên Ngu Tu Dung tiếp đãi họ cười không ngớt, lời chúc mừng nói ra như không mất tiền.

Danh sách tướng sĩ chiến tử tất nhiên đều được thông báo trước, không có tên trong danh sách đều là trận vong.

Khi tướng sĩ xuất chinh, gia quyến của bọn họ chủ động tiếp cận Vân gia, việc gì cũng lấy Vân gia làm đầu, đó là thông lệ tướng quân xuất chỉnh. Nói ra trong thời gian tướng sĩ xuất chinh, Vân thị có nghĩa vụ chiếu cố gia quyến của tướng sĩ, chống lưng cho những gia quyến khi nam nhân họ không có nhà.

Hai năm qua Ngu Tu Dung làm một tướng quân phu nhân vô cùng hợp cách, phàm là gia quyến tướng sĩ có chuyện gì không vượt qua được, Vân thị đều chủ động giúp đỡ.

Lâu dần trong ba mươi sáu quân châu của Quan Trung, đều có nhà liên quan tới Vân thị, những gia quyến tướng sĩ khi gặp khó, hoặc có chuyện gì vui đều tới Vân thị nói một tiếng.

Nhà có thể làm phủ binh cơ bản đều là hộ thượng đẳng, gia cảnh sung túc, nếu không chẳng lo liệu nổi trang bị ra trận đắt đỏ. Hơn nữa vì quân hộ đều là truyền thừa, vì thế nhà có mâu thuẫn tranh giành đều muốn tìm tướng quân nhà mình chứ không phải là tìm quan phủ.

Nam nhân trong nhà theo đại tướng quân xuất chinh rồi, đám phụ nhân có chuyện không giải quyết được, hoặc đôi bên có va chạm, tất nhiên sẽ đi tìm Ngu Tu Dung.

Tới đây Vân thị mới được xem thực sự thành tướng môn, cũng từ nay trở đi, Vân thị có những người thực sự muốn nghe lời, muốn đi theo.

Lý Trị năm xưa kiêng ky Lý Tích như thế cũng là vì lý do này, các nơi khắp Đại Đường, người được nhận ân huệ, đề bạt của Lý Tích thực sự quá nhiều. Đó là lý do vì sao triều đình lại kiểm soát nghiêm ngặt tướng quân xuất chinh có thể tiết chế cả một đạo như vậy.

Lần này Vân Sơ xuất chinh dùng tiền lương của Trường An, toàn bộ thu hoạch, sau khi trả lại phần đầu tư cho quan phủ Trường An, phần dư là của tướng sĩ, không cần nộp lên triều.

Rất nhiều người cho rằng vùng tây nam là đất man hoang, đại quân xuất chỉnh thì kiếm được cái gì?

Triều đình cũng nghĩ như thế, và quá trình đã chứng minh tính toán của triều thần là đúng, nghe cái danh tán tài đại soái mới có gần đây của Vân Sơ là biết rồi, y còn tổn thất không ít.

Điều bọn họ không biết là người tây nam đúng là chẳng có gì thật vì thứ mà họ coi trọng là lương thực, vải vóc, muối và lợn, những thứ này đại quân tất nhiên chẳng thèm.

Nhưng người tây nam có vàng, bạc, chu sa, thủy ngân thiên nhiên, đồng, kẽm, bọn họ không quá coi trọng, bọn họ giao dịch với người Bách Việt có được trân châu, san hô, đồi mồi thì chẳng mấy khi dùng tới.

Đương nhiên họ còn có số lượng đồ đồng nhiều tới không đếm xuể đã rỉ xanh, Vân Sơ mang đi một ít, để lại cho bọn họ một ít, tất nhiên trên đó được y sai người cho bổ xung thêm rất nhiều hoa văn, chữ cổ, sau này họ phát hiện, hoặc có người nào đó phát hiện, mọi người có cùng một hoặc là ba vị tổ tông.

Còn nói tới lợi ích của Vân thị ngay lúc này đây thật khó tính toán hết được. Vân Sơ cứ dăm bữa nửa tháng lại cho tổ chức thị tập náo nhiệt, thương cổ Đại Đường được tham gia vào hoạt động này tất nhiên là thương đội của Vân thị cùng thương đội gia nhập Sở giao dịch Thành Đô.

Trước kia bách tính tây nam bị đám thương cổ của đại tộc chèn ép quá nặng nề, nên trao đổi công bằng thôi, mà chăn, nồi, vải, dao, cưa, muối, lương thực những thứ họ thèm khát chỉ cần đổi bằng thứ không đáng tiền đã có rồi.

Với họ mà nói, chẳng khác gì được tặng miễn phí cả. Chưa nói mỗi lần giao dịch như vậy còn được quan binh bố trí chỗ ăn ở, được ky binh bảo vệ dọc đường, khiến họ lần đầu cảm thụ được sự ấm áp tới từ quan phủ.

Ở thị tập đó, bên đống lửa cháy bập bùng đêm khuya, có hỏa kế khéo ăn nói của thương đội, kể cho bọn họ nghe nhiều truyền thuyết mỹ lệ, gọi bọn họ là huynh đệ.

Chỉ cần đám quan viên được triều đình cử tới tây nam đừng quá tham lam, tạo điều kiện bách tính an cư lạc nghiệp, không tới hai mươi nam, ở tây nam sẽ không còn có Bạch Man, Hoắc Man, người Thoán gì nữa, chỉ có người Đường sống ở tây nam nên phong tục tập quan khác biệt với Trung Nguyên mà thôi.

Một bên giết người tới không đếm xuể lại có thể khiến bách tính tây nam hướng về Đại Đường, đảm bảo tây nam trong vòng năm mươi năm không loạn lạc, đây là chỗ lợi hại thực sự của Vân Sơ.

Khi người Trường An còn đang khoe khoang huyện tôn dẫn phủ binh trong nhà đi bình định tây nam ra sao, chém được bao nhiêu người thì người thông minh đã nhận ra - Lần này Vân Sơ xuất chinh, không khác gì năm xưa Gia Cát vũ hầu tháng năm vượt sông đánh nam man.

Gia Cát vũ hầu giết người không hề ít, vẻn vẹn đằng giáp binh đã bị thiêu sống ba vạn chưa nói cái khác, khi ông về Thục, phản loạn tây nam cũng chấm dứt.

Trong chính sử hoàn toàn không ghi lại chuyện Gia Cát vũ hầu bảy lần bắt Mạnh Hoạch, đó chỉ là dã sử, là một trong vô số câu chuyện truyền bá dân gian.

Lần này Vân Sơ chinh phạt tây nam, ắt được sử gia ghi lại, nhưng có khi chỉ được một câu: Năm Càn Phong thứ hai, đại tướng quân Sư phụng chiếu phát binh năm vạn thảo phạt bất thần, đại thắng, tây nam bình.

Còn chuyện xảy ra trong quá trình bình định tây nam với sử gia mà nói là không quan trong, họ là kẻ bàng quan, người ghi chép, về phần trong đó chứa bao nhiêu máu và nước mắt, hòa vào dòng sông dài thời gian sẽ cuốn đi hết ...

Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông

Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng

Thị phi thành bại theo dòng nước Sừng sững cơ đồ bỗng hóa không...

Có Ôn Nhu và Địch Nhân Kiệt chủ trì Trường An, thu hoạch của Vân Sơ có được ở tây nam đi qua sở giao dịch Trường An dần hưng thịnh trở lại chớp mắt bị thị trường khổng lồ nuốt chứng, hóa thành vô số tiền đồng.

Số tiền đồng này được trướng phòng huyện nha hai huyện Trường An, Vạn Niên dựa theo công lao tính toán rõ ràng, đợi tướng sĩ trở vê chia tiền.

Ngu Tu Dung đã chuyển phần Vân Sơ đi, lần này nàng không đem khoản tiền lớn đó vào hương tích trù của chùa Đại Từ Ân, mà vùng Vân Na thương lượng, tiền biến thành đĩnh vàng lớn chuyển về Vân thị. Cuối cùng số tiền kia đi đâu chỉ Vân Sơ với Ngu Tu Dung biết.

Vân Na cũng biết đấy, đáng tiếc với đầu óc mơ hồ của nàng chỉ vài ngày là không nói rõ ràng được nữa rồi.

Nơi có tiền là có chuyện làm ăn, tướng sĩ sẽ được phát bao tiền, chuyện này nha môn không che giấu, chẳng giấu được, số tiền đó qua tay quá nhiều người rồi.

Thương cổ Trường An gọi đây là vụ làm ăn mười vạn con trâu cày.

Tướng sĩ trở về, nơi chỉ tiêu lớn nhất chỉ có xây nhà, mua trâu, mua đất, cưới lão bà thôi. Đám thương cổ Trường An đã tính rồi, tuyệt đối không cho tướng sĩ đem khoản tiền lớn đó về quê nhà, phải tiêu sạch không còn một đồng ở Trường An mới được.

Mấy chục xe vàng đi vào nhà, Ngu Tu Dung rốt cuộc cũng yên lòng, nhà không còn nghèo nữa rồi.

Vân Na nhìn tẩu tử ngồi ở đại sảnh, lớn tiếng chỉ huy thưởng cho gia thần, bộc nhân, ít nhiều sinh cảm giác tẩu tẩu nhà mình là loại giầu xổi.
Bình Luận (0)
Comment