Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 1612 - Q7 - Chương 138: Trường An Nóng Bức. (2)

Q7 - Chương 138: Trường An nóng bức. (2) Q7 - Chương 138: Trường An nóng bức. (2)Q7 - Chương 138: Trường An nóng bức. (2)

Đúng lúc Vân gia gia sắp xảy ra một vụ bạo hành gia đình thì Vân Cẩm trở về, kể cả trời nóng, nàng vẫn ăn mặc chỉnh chu, dù mặt đã đỏ bừng bừng.

Thấy cô cô đã nóng tới không thiết tha gì nữa, chổng mông đợi a nương đánh, Hàn Sơn Nương cũng nằm như mèo bệnh, Vân Cẩm nhớ khi còn nhỏ, mỗi lần trong nhà quá nóng không ngủ được, a gia đưa mấy huynh muội bọn họ tới địa lao tránh nóng, dùng khăn tay thấm mồ hôi, nói:" Cháu biết một chỗ mát mẻ có thể ngủ ngon."

Ngu Tu Dung nghe là đoán ra ngay:" A gia con không có nhà, không được tới huyện Vạn Niên." A gia con không có nhà, không được tới địa lao huyện Vạn Niên."

Vân Na thì mừng rỡ chộp lấy tay Vân Cẩm:" Chỗ đó mát lắm à?"

Vân Cẩm gật đầu:" Mát lắm, buổi tối còn hơi lạnh nữa cơ."

Vân Na không chút chậm trễ sai nha hoàn thay y phục cho nàng, chuẩn bị xe ngựa, nàng muốn chuyển vào địa lao huyện Vạn Niên sống. Dù ca ca không có nhà nhưng Vân Na không tin lời của mình không có nhà thì lời của mình vô dụng ở huyện Vạn Niên.

Ngu Tu Dung muốn ngăn cản, ngẩng đầu lên nhìn mặt trời sáng rực chói mắt, thở dài bảo Vân Cẩm:" Đưa đệ đệ con và Quan Quan theo, chúng còn ở nhà thì nóng tới nổi mụn mất."

Trương Giáp chẳng mấy chốc biết tin liền tới tận Vân thị hộ tống đại đội nhân mã lên đường, địa lao đang được đám Nhạn Cửu rửa sạch. Người đi một cái trong nhà yên ắng hẳn, chỉ còn Ngu Tu Dung mà Thôi ma ma ở nội trạch.

"Ngươi có thấy ta quá hà khắc không?" Ngu Tu Dung phe phẩy quạt bồ hỏi:

Thôi thị đã vào Vân gia gần 20 năm rồi, nữ nhân năm xưa bị hủy hoại còn nửa cái mạng, giờ khôi phục dáng vẻ quý phụ, tóc tuy đã hoa râm, nhưng thân thể khỏe mạnh tỉnh thần.

"Xưa nay phu nhân chưa từng bạc đãi bất kỳ ai, sao có thể nói là hà khắc. Chẳng qua là các vị tiểu nương tử, các công tử đều là người cá tính tài hoa, không dễ quản, không nghe lời, phu nhân nghiêm khắc là cần thiết mà. Đợi gia chủ về rồi đâu vào đó ngay.

Ngu Tu Dung chẳng vì thế mà nhẹ người hơn:" Tây nam đã bình định, từ nay về sau phu quân hẳn là không còn phải xuất chinh nữa, người ưa hoạt động như chàng chẳng biết có chịu yên tĩnh không?"

"Trong lòng gia chủ ẩn giấu rất nhiều việc, nay ai ai cũng nói Trường An đã hưng thịnh tới cực hạn rồi, nhưng lão nô biết, gia chủ còn nhiều điều chưa hài lòng về Trường An. Chẳng biết là rốt cuộc Trường An phải thế nào mới khiến gia chủ hài lòng." Luận tới sự quan tâm giành cho Vân Sơ, Thôi ma ma cũng chẳng kém ai:" Lão nô thực sự mong một ngày gia chủ có thể vứt bỏ mọi gánh nặng, hưởng thụ thành thì mình kiến thiết bao năm."

Ngu Tu Dung lắc đầu:" Trước kia chàng cứ hay dỗ ta, đạt được mục đích này, mục đích kia là sẽ nghỉ ngơi. Kết quả là mục đích đạt được rồi lại phát hiện phía trước có đỉnh cao lớn hơn, leo lên một ngọn núi lại thấy ngọn núi khác, cuối cùng chẳng dừng lại được, cả đời bôn ba trên đường."

"Leo lên cao, có lẽ đó là bản tính của nam nhân."

Mặt trời ngả về phía tây, Trường An càng thêm nóng ngực, Ngu Tu Dung tắm xong, chốc lát đã mồ hôi đầm đìa.

Vân gia kỳ thực trải qua cải tạo đã tốt hơn nhiều rồi ít nhất không còn như trước kia chẳng đón được tí gió nào, nhờ bố trí kênh nước và rừng trúc hợp lý, thi thoảng có từng cơn gió thổi qua. Ngu Tu Dung giang rộng cánh tay để gió lùa qua ống tay áo, mang đi hơi nóng.

Năm nay Vân gia lại cải tạo thêm, mua thêm một mảnh đất nữa, ngoài tường viện đào một cái ao, ao thông với kênh nước, nằm sau rừng trúc, tuy nằm ngoài Vân gia, thực sự là của Vân gia.

Bốn con chó của đám Vân Cẩn đang nghịch nước tránh nóng, trên bờ cả gia đình năm người nhà gấu khoang, sen trồng đầu hè bị chúng phá sạch rồi.

Tịch dương chiếu lên tháp Đại Nhạn làm cả tòa tháp đỏ rực như bốc cháy, tòa Thiên Xu còn cao hơn nữa thì đang cháy thật, do không có gió, khiến khói sinh ra bốc thẳng lên trời.

Năm nay Trường An nóng tới bất thường, từ khi vào tháng bảy chẳng có lấy một giọt nước, mùa thu mất trắng đã là chuyện chắc chắn.

Ít mầm cây vừa mọc ra ngoài ruộng chưa lâu đã bị mặt trời nướng chín rồi, nông phu cũng ra sức tưới nước cho đồng ruộng, nhưng nước do guồng nước, đạp nước đưa tới chỉ một hai ngày là khô cong.

Cây không cứu nổi nữa.

Trước kia đây là chuyện sống còn với mỗi nhà, nhưng giờ đây nông phu thấy không cứu được, hoặc cố cứu cũng không được bao nhiêu thì ném thùng nước đi, kiếm chỗ râm mát cứu, không muốn tốn công không đáng.

Nông dân mất mùa sẽ có quan phủ cứu tế, không trồng lương thực được thì vào thành làm công, kiếm tiền mua lương thực thôi.

Cũng chỉ có nông phu Trường An nghĩ như vậy, đổi nơi khác đây là chấm hết. Nói ra không hoàn toàn nhờ Trường An giàu có mà nguyên nhân không ít, tường thành ngày đêm ngăn cách hai bên không còn, nông phu không coi trong thành là thế giới khác không liên quan tới mình, rụt rè không dám tiếp xúc nữa, không còn như xưa, mỗi lần vào thành coi như chuyện to tát lắm.

Buổi tuổi thành Trường An không đóng cửa, nhiều hoạt động, có khi cả lúc nông vụ bận rộn, mọi người vẫn tranh thủ làm xong việc, rồi đánh cái xe trâu, chuẩn bị ít đồ ăn, mấy nhà cùng nhau vào thành chơi.

Chưa kể nhà xưởng giờ đưa hết ra xa thành rồi, nên nông phu ấy à, thực ra không còn là cư dân sống ngoài rìa thành thị nữa, ngày ngày xe cộ thưởng cổ qua lại suốt, mọi người tiếp xúc nhiều, biết nhiều hơn, tư duy cởi mở, không còn bế tắc như trước.

Để có sự thay đổi này tính từ thời vì vài câu xúi bẩy, vài đồng tiền mà dân phu bỏ không trồng bông nữa, tự hại mình hại người, tới nay cũng là chục năm rồi, trải qua không ít chuyện. Nếu bây giờ chuyện xưa lặp lại, bách tính nhổ vào mặt, tóm đưa lên quan phủ. Trường An khác xưa lắm rồi, so với nơi khác ở Đại Đường cứ như không phải là Đại Đường nữa vậy.
Bình Luận (0)
Comment