Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 1613 - Q7 - Chương 139: Thiên Tai Lớn Rồi.

Q7 - Chương 139: Thiên tai lớn rồi. Q7 - Chương 139: Thiên tai lớn rồi.Q7 - Chương 139: Thiên tai lớn rồi.

Mặt trời chói chang chiếu lên Chu Tước đại nhai vắng vẻ, trâu đồng hai bên đường nóng tới độ muốn tan chảy, thời tiết thế này ngay cả hỏa kế chăm chỉ nhất cũng chẳng mở mồm ra được mời khách vào nghỉ ngơi.

Một đội lạc đà từ ngoài thành đi vào, dù là những con lạc đà chịu nóng giỏi nhất chăng nữa, nhìn thấy kênh nước mát hai bên Chu Tước đại nhai cũng kệ hàng hòa nặng nề trên người, con nào con nấy quỳ xuống bên kênh, vươn cổ ra uống nước.

Lạc đà không được phép vào thành, người bất lương Phong Tam mấy lần phải rời khỏi bóng mát xua đuổi đội lạc đà, mỗi lần phải ra ngoài trời nóng, hắn tưởng chừng mình sắp bị lột da.

Thế nên lần này hắn kệ, đợi người khác chạy ra đuổi, tới khi người trên lưng lạc đà rơi bịch một cái xuống, Phong Tam chửi om xòm chạy ra. Cái tên ở trên lưng lạc đà kia nhất định trúng nắng rồi, chứ trời nóng thế này ai đi lăn ra mặt đất nóng rẫy nằm làm cái gì?

Đi tới đẩy người Hồ đó một cái, thấy mặt hắn đỏ gay, chẳng có tí phản ứng nào, biết người này trúng nắng quá nghiêm trọng, nói không chừng không cứu nổi nữa. Phong Tam vẫn mang hi vọng cuối cùng, nới lỏng y phục trên người hắn, rồi ném xuống kênh nước.

Kênh nước này dẫn ra ngoài thành, không quá sâu, nếu như hắn có thể sống lại sẽ tự bò dậy được, nếu không thì sẽ theo dòng mà chảy ra sông hộ thành.

Thú vị là đàn lạc đà nhìn thấy chủ nhân trôi đi thì cũng đứng dậy đi theo người kia ra khỏi thành.

Nhiều người trong bóng râm thấy cảnh này, chẳng ai ý kiến gì, người bất lương ấy à, bọn họ không phải là nha dịch, chuyện tệ nhất trong thành đều do họ làm, còn mong đám người đó tận tình cứu chữa người ta sao? Không tịch thu đội lạc đà là nương tay rồi.

Đội lạc đà không được phép vào Trường An, bọn họ phải tới thành Khúc Giang giao dịch, quy củ này chấp hành hơn mười năm rồi, vậy mà vẫn có đội lạc đà xông vào. Không phải bọn họ không biết, nhiều người mang tư duy thử vận may nên đánh liều.

Người Tây Vực mà, không dám liều đã chẳng đi quãng đường xa xôi gian khổ như thế tới giao dịch.

Phong Tam chạy vội về bóng râm dưới bụi trúc, nâng ấm trà lên tu ừng ực, vỗ cái bụng toàn nước:" Hôm nay khỏi ăn cơm nữa, uống nước cũng no rồi."

Lão hán bên cạnh nói:" Uống nước chỉ đầy bụng chứ no thế nào, đái một cái là hết sạch luôn. Mọi người nói xem, năm nay làm sao thế nhỉ, trời không mưa đã đành, lại còn nóng thế này, triều đình tạo nghiệt à?"

Dưới bụi trúc này có một quán nhỏ, chủ quán là bà già, chủ yếu là bán nước với mấy thứ bánh trái lặt vặt, nhưng mà chẳng ai thiết tha ăn uống nữa, nước thì đun hết ấm này tới ấm khác, do gần lỗ hổng ở tường thành, buôn bán cũng được. Nhi tức phụ của bà ta đun bếp ở khóm trúc khác, nước đun sôi để nguội cho vào hũ rồi buộc chặt sau đó thả xuống dòng kênh cho mát, cuối cùng mới đưa tới bên này. Nước là nước lá thôi, không phải trà.

Một người mặc thanh sam, không còn trẻ nữa, vê ria mép làm ra vẻ hiểu biết nói:" Giết người quá nhiều mà ra đấy, Tiết soái ở phía đông giết tới gấu trong rừng chẳng còn là bao, Vân soái ở phía nam động chút chặt đầu cả vạn người, chưa kể đô hộ phủ phương nam bắt Côn Lô nô, hận không thể bắt luôn cả khi vào."

"Trời dĩ nhiên là trách tội."

Ai ngờ nói xong chẳng ai khen còn trừng mắt lên nhìn, đoán chừng nếu không phải là nể hắn là người đọc sách thì đã hành hung rồi.

Tráng hán vận chuyển hàng từ thành Khúc Giang vào nóng mặt đập choang bát nước:" Con mẹ nó nói láo nói lếu, nơi khác thế nào lão tử không biết, chứ lão tử biết nếu không phải man nhân giết mấy vạn bách tính biên cương tây nam, huyện tôn đang yên đang lành chạy vào chỗ ma thiêng nước độc đánh nhau với dã nhân làm gì?"

"Nếu không phải huyện tôn dẫn nhi lang Quan Trung do huyện tôn dẫn đi thì không biết chết bao nhiêu người rồi." "Nếu như thế cũng gọi là tội thì khác nào mắng ông trời mù mắt."

Xung quanh tức thì nhao nhao hưởng ứng.

"Ông trời có mắt, ngươi đừng ỷ học được vài chữ mà nói bừa nói bãi."

"Chỉ suốt ngày bốc phét chẳng làm được gì, còn nói xấu huyện tôn."

Người đọc sách biết chọc giận đám đông, phất tay áo lẩm bẩm một câu "điêu dân vô tri" giữ thể diện, có điều chẳng dám nói lớn, vội vàng bỏ đi.

Chẳng phải chỉ có mỗi Trường An nóng khác thường, từ Trường An hướng về phía đông tới tận biển lớn của Hà Bắc đạo, từ sau tháng sáu không có nổi một giọt mưa. Không chỉ phụ cận Trường An mất mùa, mà một dải Hà Bắc cũng thế.

Nếu chỉ vẻn vẹn là đất bắc gặp thiên tai, con người dựa vào lương thực mùa hạ có thể vượt qua được thiên tai này. Nhưng Trường Giang vốn lũ lụt liên miên, lượng nước bỗng nhiên không bằng một nửa mọi năm, Diễm Dự Đôi của Cù Đường Hạp dưới thành Bạch Đế lộ ra khỏi mặt nước, đây là lần đầu tiên mọi người thấy chân dung Diễm Dự Đôi.

Thứ này cao bảy trượng, rộng năm trượng, dài mười bốn trượng.

Vì thứ này mà mỗi năm thuyền bè táng thân trong Trường Gian không dưới ba mươi cái, các thuyền công thường nói Diễm Dự lớn như ngựa, chẳng thể lên Cù Đường, Diễm Dự lớn như voi, chẳng thể xuống Cù Đường. Bây giờ thứ này lộ ra khỏi mặt nước, trông như con cá kình ở biển đông vậy.

Quan phủ đương địa nhân thiên tai khó gặp này, gom hai vạn cân thuốc nổ từ trong quân, cho nó nổ tan xác, diệt thứ tai họa này. Từ nay trở đi thứ ung nhọt của thuyền bè trên Trường Giang bị cắt bỏ triệt để.

Phá Diễm Dự Đôi là chuyện tốt, nhưng lượng nước Trường Giang giảm một nửa thì các nhánh của nó ở hạ du cũng giảm một nửa.

Tới ngay cả mặt hô mênh mông của Động Đình, Bà Dương, Thái Hồ cũng giảm ba thành, nơi ngày xưa khói nước mịt mờ, bây giờ lại thành từng mảng thảo nguyên.

Hoài Hà mọi năm phải đề phòng trọng điểm, năm nay cũng thiếu nước. Vì mực nước Trường Giang giảm mạnh, không ngờ khiến hồ Phàn Lương nối liền với Trường Giang, nước chảy ngược lại.

Thế nên Hoài Nam Đạo gặp thiên tai cũng là điều không tránh được.

Khi đại quân Vân Sơ từ Tí Ngọc Cốc đi ra liền đối diện với một trận đại hạn quy mô toàn quốc.

Đáng lẽ nghênh đón đại quân trở về phải là nghi lễ cực kỳ long trọng, không khí phải tưng bừng, rườm rà nhũng nhiễu, nhưng người chủ trì nghi lễ là Lưu Nhân Quỹ. Cái ông già luôn đặt giang sơn xã tắc lên hàng đầu, lại sống tằn tiện ấy giảm được cái gì là giảm, giữ lễ nghi ở mức tối thiểu, không khiến người trở về thấy lòng nguội lạnh thôi.

Tham gia nghi lễ này có ba vị vương gia Kỷ vương Thận, Tào vương Minh, Ung vương Hiền, cùng toàn bộ quan viên lớn nhỏ hai huyện Trường An, Vạn Niên, quan viên lục bộ lưu thủ Trường An, đội ngũ to lớn, song nụ cười gượng gạo.

(*) Diễm Dự Đôi sau năm 49 bị phá rồi , nó là tảng đá ngầm cuối Cù Đường Hạp, đoạn sông này nước xiết, cửa ra hẹp, bất cẩn chút chạm vào là tan xác, nó có cả điển cố cho cái tên này đấy, dài quá, với lại dù sao trên thực tế thì nó chẳng còn, nên bỏ qua.
Bình Luận (0)
Comment