Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 1615 - Q7 - Chương 141: Phương Pháp Giáo Dục Chính Xác Nhất. (1)

Q7 - Chương 141: Phương pháp giáo dục chính xác nhất. (1) Q7 - Chương 141: Phương pháp giáo dục chính xác nhất. (1)Q7 - Chương 141: Phương pháp giáo dục chính xác nhất. (1)

Đại quân vừa tới gần Trường An thì một đám đông vẫy cờ đủ màu chạy tới, cứ nghĩ là bách tính ra đón, ai dè trên cờ toàn lời quảng cáo

"Muốn xây nhà, tìm Lư thị, kiến trúc Lư thị, nhà bền trăm năm"

“Trâu ngon Diêu Châu, cứ mua là lãi"

"Cưới vợ không bằng mua vợ, Tân La tỳ chính tông, dung mạo tốt"

"Đồ kim khí Trình Thức, lưu truyền đời đời, phú quý đời đời"...

Cảnh tượng đó khiến Vân Sơ che mặt, cái trò này do y đầu têu ra trước tiên, năm xưa bách tính phường Tấn Xương chính là biển quảng cáo sống đi khắp nơi. Khương Hiệp há hốc mồm hồi lâu mới thốt lên:" Xem ra tiền của bách tính không mang về nhà được rồi."

Khả năng cao là thế, đám thương cổ kéo tới tận nơi thế này nhờ tin nội bộ, tiền thưởng cho quân sĩ đều là tiền tốt.

Một quan tiền là một nghìn đồng tiền vàng rực, tất cả là tiền mới, tiền giám ở Quan Trung có hai cục đúc tiên, một ở Bân Châu, một ở Phù Phong. Chất lượng tiền đúc ra ở Bân Châu là tốt nhất, 800 đồng có thể dùng như 1000 đồng.

Vân Sơ đã thưởng cho tướng sĩ thì tất nhiên là dùng thứ tốt nhất, nên lần này tiền của tướng sĩ đều tới từ cục đúc tiền Bân Châu.

Một quan tiền nặng sáu cân bốn lạng, lần này xuất chinh, bình quân mỗi tướng sĩ được mười một quan ba trăm tiền, nói ra không phải ít, nhưng ở Trường An, chút tiền này chỉ đủ mua một con trâu cày ba tuổi.

Đó còn là nhờ Trường An là vùng phồn vinh, vật tư phong phú, chứ ở nơi khác à, có tiền cũng phải đợi quan phủ chủ trì bán trâu. Ở Trường An thì chẳng ai quản, chỉ cần có tiền thì muốn mua bao nhiêu thì mua, dẫu vậy một con trâu mười hai quan vẫn là cái giá khiến nhiều người chùn bước.

Phủ binh lĩnh tiền xong đi mua trâu không ít. Trâu cày không phải thứ trâu mà Vân gia thường nấu trong nồi, ở Đại Đường, trâu cày của nông gia giá trị còn hơn cả nhân khẩu. Trước kia ấy à, cưới một lão bà chỉ cần dăm ba quan tiền là có khuê nữ nhà tử tế rồi.

Nay cuộc sống ở Quan Trung tốt hơn, sính lễ thành đắt đỏ, một nam tử muốn thành thần, phải sửa nhà, sắm đồ dùng, thêm vào sính lễ, 10 quan tiên tiêu sạch không còn đồng nào.

Cho nên người Quan Trung bây giờ lưu hành việc mua lão bà.

Được ưa chuộng nhất chính là Tân La phụ danh tiếng xưa nay, Tân La phụ có thể nói tiếng Đường, tập tục cũng không khác là bao, lại nổi tiếng xinh đẹp. Tất nhiên là những phụ nhân dung mạo đẹp nhất đã bị đạt quan quý nhân mua hết rồi, không có phần của bách tính, nhưng mà dù là Tân La phụ dung mạo bình thường với bách tính mà nói cũng là hơn người.

Tân La phụ có thể dùng làm đại phụ trong nhà, họ khéo vun vén, lo liệu trong ngoài.

Vấn đề là chính vì Tân La phụ được ưa chuộng như thế khiến cho đám thương cổ trời đánh thường dùng phụ nhân Cao Câu Ly, Bách Tế giả mạo, không cẩn thận mua phải. Vậy còn đỡ, chứ chẳng may mua nhầm người Oa thì có mà hộc máu chết.

Người Khương, người Bặc cũng được, quan trọng là dễ nuôi, lại còn chịu khó nữa, nhưng mà làm chính phòng thì hơi mất mặt.

Mỹ nhân Tây Vực thì quên đi, không liên quan gì tới bách tính đâu, nhìn thấy đẹp là đủ rồi.

Nếu cưới lão bà về để thêm sức lao động trong nhà thì người Oa là tốt nhất, bọn họ nhỏ nhắn, thực sự là rất khỏe.

Lần này đi tây nam một chuyến, đánh trận chẳng có mấy, các tướng sĩ trừ được một kim bài đeo ở cổ, lại còn có nhiều tiền như thế, nên cơ bản là thỏa mãn.

Chỉ có những phủ binh lâu năm từng theo Vân Sơ đông chỉnh, tây chính mới than thở, tây nam đúng là nơi nghèo khó, chuyến đi này nhẹ nhàng thì nhẹ nhàng đấy, thu hoạch chỉ bằng nửa lần trước.

"Chút tiền này chẳng đủ xây mấy gian nhà ngói." Chẳng biết là tên ngốc nào thất vọng đem lời trong lòng nói ra.

Nói ra lời vô lương tâm thế này chỉ có đám lão binh từng theo Vân Sơ chinh chiến khắp nơi thôi, phần đông đều là người lần đầu theo Vân Sơ xuất chinh. Bọn họ vốn biết mình được chia nhiều tiền như thế đều kích động cười muốn rách mồm, số tiền này có thể mua trâu, mua lão bà, xây nhà, nếu mua nghe, mua lão bà xấu một chút, xây nhà kém một chút thì đủ hoàn thành hết chuyện lớn trong đời.

Thế mà còn chưa thỏa mãn à?

Đại soái lần sau xuất chinh không nên mang theo đám lòng lang dạ thú như thế.

Chia tiền xong, Vân Sơ chỉ có thể đứng từ xa nhìn Ngu Tu Dung, sau đó dẫn theo hai tên điên, cùng với đám quan quân cần diện thánh vượt Bá Kiều, tới thẳng Lạc Dương.

Vân Cẩn, Lý Tư thì thấp thỏm dẫn sáu con voi vê nhà, sáu con voi tất nhiên sẽ ở ngoài thành, Vân gia có trang viên nhỏ ở Khúc Giang, nơi đó mới đủ rộng để chúng sống.

Bọn họ biết cửa ải của a gia dễ qua, cùng lắm ăn một trận đòn là xong việc, a nương mới là phiền, nước mắt của a nương làm người ta còn khó chịu đựng được hơn cả roi của a gia.

Ai ngờ về nhà không thấy Ngu Tu Dung mặt nặng mày nhẹ với họ, đã thế còn hết sức hiền hòa. Thực ra Vân Cần chưa về, Ngu Tu Dung muốn giết đứa nhỉ tử này, đến khi nhìn thấy Vân Cẩn vừa gầy vừa đen, nàng chuyển sang muốn giết Vân Sơ.

Thấy khi Vân Cẩn tắm rửa, Lý Tư chạy vào giúp, Ngu Tu Dung thở dài, tối hôm đó liền hoàn thành tấu sớ cầu thân, hôm sau thông qua quan dịch dùng tốc độ nhanh nhất đưa đi.

Trước kia Vân Cẩn còn nhỏ, đều là nàng và nha hoàn Tử Quyên tắm cho, sau đó thành bà tử trong phòng Vân Cẩn, lớn lên chút nữa không cần ai giúp, bây giờ Lý Tư ...

Chuyện nam nữ khó mà lấy đạo lý ra giảng giải lắm, một khi nảy sinh tâm tư, tựa như lửa cháy đồng hoang vậy, nhất là thiếu niên nam nữ mới thử trái cấm, hận không thể cả ngày ở bên nhau, lòng trừ đối phương ra thì chẳng còn biết tới cái gì nữa. Ngu Tu Dung bỗng nhiên nhớ tới những ngày đầu quen trượng phu, tức thì hung dữ nói với Thôi ma ma:" Năm xưa lão phụ ngươi dùng đủ thứ lễ nghi phép tắc dọa phu quân ta, sao bây giờ ngươi không nói lời nào?”

Thôi ma ma cười khổ:" Phu nhân, mỗi thời mỗi khác mà, khi đó Vân gia mới kiến lập, phu nhân và gia chủ tất nhiên phải đứng đắn, giờ không sao nữa, có chút sai sót vẫn có thể xoay chuyển được."

Từ xa truyền tới tiếng cười của Lý Tư, Ngu Tu Dung dẫn Thôi ma ma về viện tử của mình.
Bình Luận (0)
Comment