Q7 - Chương 152: Đều là cao nhân. (2)
Q7 - Chương 152: Đều là cao nhân. (2)Q7 - Chương 152: Đều là cao nhân. (2)
Lý Hoằng thấy Vân Sơ gặp khó, nói:" Gả Tư Tư cho Mỹ Ngọc Nhi thì bây giờ ta còn chưa làm được, nhưng không để Tư Tư xuất giá thì ta vẫn có thể làm được."
Vân Sơ nghe Lý Hoằng không ngờ nghĩ ra cách vô sỉ như thế, suýt đấm vỡ mũi hắn, hận cũ dâng lên trong lòng:" Cút ra ngoài, ngươi nghĩ ai cũng vô sỉ như ngươi à?"
Hứa Kính Tông cau mày:" Quân hầu, ngài tuy là sư phụ của thái tử, nhưng quân thần..."
"Không sao." Lý Hoằng cắt lời ông ta, vẫn mỉm cười:" Sư phụ xưa nay không để ý tới lễ pháp, sao giờ lại như vị tiên sinh hủ nho thế?"
Vân Sơ nổi giận:" Hôn nhân đại sự, chưa nói tới việc cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, nhưng đôi bên có tình cảm, được người người chúc phúc, đó mới là hôn nhân tốt. Đứa con sinh ra trong gia đình đầy đủ cha mẹ, hạnh phúc êm ấm, mới có hạnh phúc, như thế lớn lên cũng có khả năng cao thành người tử tế đàng hoàng."
"Ai bảo người ta không để ý tới lễ pháp, nếu lễ pháp có một hai điều cổ hủ cứng nhắc không hợp thời không nên tuân theo mà ngươi phủ nhận toàn bộ lễ pháp thì ngươi quá nông cạn rồi."
" Mỹ Ngọc Nhi và Tư Tư đều do ta và sư nương ngươi khổ công nuôi lớn, nếu ngay cả hôn sự của chúng không thể mỹ mãn, vậy thì ta vất vả mấy chục năm trời làm cái gì?"
Lý Hoằng hổ thẹn khom lưng :" Cô vương suy nghĩ thiếu chu toàn rồi."
Ánh sáng đã dần biến mất trong phòng giam, Vân Sơ phất tay:" Ngươi đi đi."
Lý Hoằng thấy Vân Sơ không muốn nói chuyện, lần nữa thi lễ rời đi.
Rời khỏi thiên lao Lý Hoằng cảm thán:" Ta cứ nghĩ rằng sư phụ sẽ nói chuyện đám Ung vương Hiền gom lương thực cứu tế, nói chuyện Hà Cảnh Hùng vì sao bị điên. Không thì cũng phải quan tâm tới chuyện phân tranh trên triều ngày mai, không ngờ lúc này trong lòng sư phụ chỉ để ý chuyện của Mỹ Ngọc Nhi và Tư Tư có mỹ mãn không?" Hứa Kính Tông có vẻ trầm tư:" Lão phu cũng nhìn ra rồi, trong lòng quân hầu đúng là mang ngọn lửa phẫn hận, chuyện trên triều hôm nay ắt từ đây mà ra."
" Nếu để người khác biết, sẽ nhận ra điểm yếu của y."
Lý Hoằng trầm giọng:" Nếu có kẻ dám lợi dụng điểm yếu này của sư phụ cô vương, chớ trách cô vương tàn độc."
Hứa Kính Tông biết Lý Hoằng nói câu đó cũng là cảnh cáo mình, ông ta không để ý, hơn nữa trong lòng ông ta đang nghĩ tới việc khác:" Thái tử nghĩ vì sao Vân Sơ giữ chặt Trường An không buông?”
"Chấp niệm mà thôi."
"Liệu có khả năng là bản lĩnh của Vân Sơ chỉ đủ quản lý một cái thành Trường An thôi không?”
Lý Hoằng mặt biến sắc:" Thái phó -"
Hứa Kính Tông xua tay:" Thái tử nghe lão phu nói hết đã, cũng giống như thái tử vừa rồi mới nói đấy, Vân Sơ lúc này đáng lẽ có nhiều chuyện đáng phải lo nghĩ hơn là hôn sự của nhi tử."
"Lão phu đương nhiên cũng biết cái tài của Vân Sơ, làm tể tướng tựa hồ cũng là uổng tài, nhưng tài hoa là một chuyện, tâm tính là chuyện khác. Có lẽ bệ hạ bây giờ cũng nhìn ra điểm này rồi ..."
"Được rồi, thái phó, những lời hạ thấp sư phụ ta như thế, sau này đừng nói nữa." Lý Hoằng nói xong đùng đùng nổi giận rời đi:
"Ài, bỗng nhiên nói thật làm gì ... Bệ hạ vì lo ngươi thống lĩnh mười vạn binh mã nên chỉ giao năm vạn. Trước kia có đại tổng quản hành quân nào mà không nắm trong tay mười vạn hùng sư, bệ hạ lo ngươi làm hao binh tổn tướng nên mới giao năm vạn."
Hứa Kính Tông tự lẩm bẩm một mình, ông ta đang nói tới lời năm xưa Lý Tích đánh giá vê Vân Sơ, đó là nếu y thống lĩnh 3000 thiết ky, thiên hạ không ai kiêm chế được, 6000 thiết ky thì đánh đâu thắng đó, một vạn thiết ky càng hoành hành thiên hạ. Nhiều hơn nữa chỉ có thể làm tướng thủ thành, thống lĩnh mười vạn binh thì sẽ làm hao binh tổn tướng. Ông ta biết trong một thời gian rất dài, Vân Sơ có thể nói là tín ngưỡng của Lý Hoằng, là người không gì không làm được.
Nói nhược điểm của Vân Sơ với hắn, khác nào đàn gẩy tai trâu.
Thái tử cho rằng nhược điểm của Vân Sơ là mềm lòng, là dù có thể từ bỏ tính mạng, cũng phải đem thứ tốt nhất để lại cho con cái, nhưng đó không phải là điều Hứa Kính Tông định nói.
Lúc đa tình thì biển cạn đá mòn, lúc vô tình chẳng bằng cầm thú, chuyển biến giữa hai thứ này với kẻ kiêu hùng như Vân Sơ không có vướng víu gì.
Nếu như ai cho rằng có thể lấy gia quyến của y ra bắt chẹt, để đạt được mục đích nào đó thì là kẻ mù.
Yêu cầu bản thân quá cao, yêu cầu mọi thứ quá hoàn mỹ mới thực sự là điểm yếu mà Vân Sơ để lộ ra, một người quá tỉ mỉ không có khí phách nuốt chửng vạn dặm.
Loại khí phách này Hứa Kính Tông nhìn thấy ở thái tông hoàng đế, ở Lý Tĩnh, thậm chí ở Lý Tích, hay như bệ hạ cũng không thiếu cái hùng tâm bất chấp tất cả đó.
Nhưng Vân Sơ không có.
Hùng chủ phải là kẻ vong mệnh, làm bừa, còn người mà mọi mặt quá chu toàn, không để sở hở nào thì cùng lắm chỉ làm tể tướng, nếu không khiến bản thân chết mệt.
Đó là kết luận Hứa Kính Tông tổng kết ra khi nhìn lại cả cuộc đời chính trị của minh.
Đáng tiếc, đàn gẩy tai trâu.
Mặt trời xuống núi rồi mà bầu trời vẫn còn sáng, Lý Trị nhìn gấu lớn ¡ ra một cục to đùng mới thong thả tới thiên lao.
Hôm nay tâm tình của hắn rất tốt, vì lần đầu tiên trong đời, hắn thấy mình đã nắm được Vân Sơ trong lòng bàn tay rồi.
Tuy nói thế hơi thấy tội lỗi với lương tâm, nhưng Lý Trị vẫn đắc ý.
Năm xưa thái tông hoàng đế kiêng ky Lý Tĩnh như thế, nói trắng ra là vì không hoàn toàn nắm được ông ta trong tay. Hôm nay một thần tử có thể sánh ngang với Lý Tĩnh năm xưa trong mắt Lý Trị đang ở trong thiên lao.
Mặc dù tội ẩu đả quan viên triều đình ngay trước mặt hoàng đế là tội cực nặng, đừng nói chém đầu Vân Sơ, chém đầu cả nhà y cũng không ai nói sai. Nhưng với hoàng đế mà nói, một chuyện nhỏ có thể nặng như Thái Sơn, một chuyện tày đình với người khác, có thể chẳng là gì.
Vân Sơ có một loại kiêu ngạo tới khó hiểu, cái kiểu kiêu ngạo trừ ta ra, các ngươi đều là lũ ngu xuẩn.
Kỳ thực trên đời không phải không có thứ cuồng đồ đó, nhưng đều không có tài năng tương ứng, người ta coi như thứ ngu xuẩn. Còn Vân Sơ, y kiêu ngạo lại còn có tài cái thế, nên y không để ai vào mắt.
Hôm nay Vân Sơ thể hiện thần uy đánh bị thương liền một lúc ba mấy quan viên ... Trong mắt người ngoài đó là ngông nghênh tới cực điểm, Lý Trị lại có cái nhìn khác.
Y nổi nóng là vì y không cách nào kiêu ngạo trước mặt mình nữa.
Khổ công gây dựng mười mấy năm trời, lại phải cúi mình vì chuyện nhỏ của hai đứa nghiệt chướng, y làm sao không uất hận cho được.
Nghĩ tới đó Lý Trị đắc ý lắm, ngồi lên lưng gấu lớn, người đong đưa tới thiên lao.